Trang chủ Bài viết nổi bật Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội - nơi mà văn hóa và lịch sử giao thoa tạo nên những công trình kiến trúc tinh tế và độc đáo. Những ngôi chùa cổ kính cùng với những câu chuyện lịch sử, kiến trúc đặc sắc đã tạo nên vẻ đẹp riêng có chốn Hà thành.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội – nơi mà văn hóa và lịch sử giao thoa tạo nên những công trình kiến trúc tinh tế và độc đáo. Những ngôi chùa cổ kính cùng với những câu chuyện lịch sử, kiến trúc đặc sắc đã tạo nên vẻ đẹp riêng có chốn Hà thành.

Điểm danh những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Chùa Quán Sứ

Từ lâu, chùa Quán Sứ là một ngôi chùa nổi tiếng đã trở thành một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ.

Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, một vị thiền sư nổi tiếng thời Lý. Trong các tượng ở chùa, có một pho rất đáng chú ý là tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011) trong dáng ngồi niệm Phật có kích cỡ và hình dáng như người thật.

Nhung ngoi chua noi tieng o Ha Noi TAPCHINGHIENCUUPHATHOC.VN 5

Tam quan chùa Quán Sứ.

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Ở phía trong cùng, ba vị Tam thế Phật được thờ trên bậc cao nhất. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Điều đặc biệt, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phân viện Nghiên cứu Phật học và Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Phật học cũng đặt ở đây.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Nhung ngoi chua noi tieng o Ha Noi TAPCHINGHIENCUUPHATHOC.VN 1

Chùa Trấn Quốc

Nhờ địa thế đẹp nên đến đây, các quý Phật tử, người dân ngoài việc thành tâm lễ Phật thì còn được tận hưởng chút cảm giác ngao du nước non với cảnh sắc của một di tích lịch sử – văn hóa quốc gia giữa phố phường hiện đại. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn.

Trải qua hơn 1500 năm với nhiều lần trùng tu, di dời, ngôi chùa giờ đây không chỉ nổi tiếng bởi sự lâu đời, mà còn bởi kiến trúc được sắp xếp trình tự và tuần thủ những yêu cầu nghiêm ngặt của kiến trúc Phật giáo. Kết hợp với cảnh quan thanh nhã, hài hòa của hồ Tây thơ mộng, trang web du lịch Wanderlust của Anh mới đây đã bầu chọn chùa cổ Trấn Quốc ở Hà Nội là một trong 10 ngôi chùa đẹp trên thế giới.

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái có địa chỉ tại phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chùa do Lân Giác Thượng sĩ thuộc Thiền phái Lâm Tế lập vào năm 1726, đời Vua Lê Dụ Tông. Thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) chùa có tên là Liên Hoa, đến năm 1733, chùa đổi tên là Liên Tông. Năm 1841, vì phải kiêng tên Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Thiệu Trị nên chùa đổi tên là Liên Phái. Trên cổng ngõ ở bên tay phải số nhà 182, phố Bạch Mai có đề tên chùa bằng cả chữ Hán lẫn Quốc ngữ.

Nhung ngoi chua noi tieng o Ha Noi TAPCHINGHIENCUUPHATHOC.VN 4

Chùa Liên Phái.

Chùa Liên Phái là một ngôi chùa có kiến trúc cổ với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Đáng chú ý nhất là toà Cửu phẩm ở hàng trước, được coi như quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa cổ ở Hà Nội. Năm 1962, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Hiện nay, chùa do Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học trụ trì.

Chùa Hương

Được mệnh danh là “nam thiên đệ nhất động”, chùa Hương xứng đáng là ngôi chùa đáng ghé thăm nhất khi đến Hà Nội. Hàng năm, danh thắng này đón hơn 1 triệu du khách thập phương về viếng thăm vào tất cả các mùa trong năm, nhưng đông đúc nhất vẫn là mùa lễ hội từ tháng Giêng cho đến tháng 3.

Tọa lạc ở huyện Mỹ Đức, từ trung tâm thành phố Hà Nội, đi xe máy hoặc ô tô xuôi về hướng tây khoảng 70 km bạn sẽ đến bến thuyền. Sau đó xuôi theo dòng suối Yến thơ mộng bạn sẽ đến được chùa Hương. Trên dòng suối Yến, hoa súng nở rực rỡ, soi bóng xuống làn nước trong vắt, cúi xuống, quý đạo hữu sẽ nhìn thấy cả rong rêu dày đặc xen kẽ nhau, hai bên dòng suối là những dãy núi trập trùng nhấp nhô.

Nhung ngoi chua noi tieng o Ha Noi TAPCHINGHIENCUUPHATHOC.VN 3

Chùa Hương.

Khi thuyền cập bến, uý đạo hữu sẽ phải leo bộ một quãng khá xa để lên đến động Hương Tích, nếu mệt, quý đạo hữu có thể đi bằng cáp treo để lên được đến đỉnh. Chùa Hương còn có một tên gọi khác là chùa Trong bởi vì nằm ở trong động Hương Tích.

Động Hương Tích được người đời ví von như một con rồng, còn phần cửa hang được liên tưởng đến hàm của con rồng đang há miện rộng, bên trong hàm rồng thênh thang và sâu hun hút. Trong lòng hang có sự đối xứng hoàn hảo. Ở giữa miệng rồng là Đụn Gạo được tạo nên từ các thạch nhũ được ví như là lưỡi của con rồng. Cũng giống như những hang động khác của Việt Nam, động Hương Tích cũng có nhiều măng đá, nhũ đá hình dáng kì lạ rũ từ trên xuống.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, chùa Hương lại tấp nập các Phật tử hành hương về cõi đất phật để dâng lên các loại hoa thơm trái ngọt, cầu mong cho một năm an lành thuận buồm xuôi gió.

Chùa Hà

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình – chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Về thời điểm có chùa Hà có hai truyền thuyết. Truyền thuyết thứ nhất: vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.

Nhung ngoi chua noi tieng o Ha Noi TAPCHINGHIENCUUPHATHOC.VN 2

Tam quan chùa Hà.

Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

Trải qua bao thời kỳ lịch sử, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà.

Trong kháng chiến chống Pháp, đầu năm 1947, chùa Hà bị giặc phá huỷ chỉ còn sót lại tam quan, một phần Phật điện với một số tượng Phật khác. Sau đó, cụ Đức – người trông coi chùa ngày ấy – đã dựng lại mái chùa bằng tre gỗ đơn sơ. Năm 1988, bằng tiền công đức của dân, từng bước chùa được tu sửa với diện mạo dựa theo lần trùng tu lớn năm 1680.

Ngày nay, khi đến thăm chùa Hà, chúng ta sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc được xây dựng trong một không gian thoáng đãng, ẩn mình dưới những vòm cây cổ thụ.

Ngoài các ngôi chùa kể trên, tại Hà Nội còn rất nhiều những ngôi chùa nổi tiếng gắn liền với lịch sử và đời sống văn hóa tâm linh của người dân Thủ đô.

Thiện Minh (Tổng hợp)

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường