Trang chủ Bạn đọc Như thế nào là chân tu?

Như thế nào là chân tu?

Như thế nào là chân tu? - Trên bước đường tu tập, hãy thường xuyên suy tư, tự phản chiếu xem lại mình mỗi ngày có phát triển giới hạnh, trí tuệ và thiền định hay không? Hay ngược lại tăng thêm tham dục, sân hận, và vô minh, tự ngã tràn đầy.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Như thế nào là chân tu? – Trên bước đường tu tập, hãy thường xuyên suy tư, tự phản chiếu xem lại mình mỗi ngày có phát triển giới hạnh, trí tuệ và thiền định hay không? Hay ngược lại tăng thêm tham dục, sân hận, và vô minh, tự ngã tràn đầy.

Thưa Sư cho con hỏi, như thế nào là chân tu?

Nhà sư từ tốn pha thêm chút khôi hài đáp: Oh. Có “Chân tu”! Là chân phải hay chân trái…. Vậy có ai “tay tu“ không hả chị?

Chị ngơ ngác đứng nhìn nhà Sư một lát, suy ngẫm, lúng túng gãi đầu mỉm cười.

Ờ…. Ý con chân tu là …

Tap chi Nghien cuu Phat hoc The nao la chan tu 2

Nhà Sư giải thích:

Thưa chị, trong Phật giáo có nhắc đến 5 thừa gồm: Nhân thừa; Thiên thừa; Thanh văn – Duyên giác thừa; Bồ Tát thừa và Phật thừa. Thừa ở đây không phải mang ý nghĩa là cỗ xe chuyên chở, mà mang ý nghĩa con đường, cách thức, phương pháp tu tập. Ví dụ như Nhân thừa là thực tập và giữ gìn 5 điều đạo đức ( giới), Thiên thừa là thực tập và giữ gìn 10 điều lành; Thanh văn tu tập Tứ Thánh đế; Duyên giác tu tập pháp 12 nhân duyên; Bồ Tát tu phép lục độ Ba la mật.

Đệ tử của đức Phật là người có đời sống phạm hạnh, giới đức, có khả năng tiết chế dục vọng trong ăn uống, ngủ nghỉ, dành nhiều thời gian để tham thiền, quán chiếu, khắc kỉ bản thân chuyển hóa các tâm lý tiêu cực như tham lam, sân hận và si mê. Người thực hành đạo Phật là người tỉnh thức, biết ly dục, ly bất thiện pháp, sống hạnh phúc an vui, biết hi hiến phụng sự, quan tâm, giúp đỡ đến đời sống cộng đồng xã hội trên tinh thần vô ngã, vị tha. Năng lực phụng sự dấn thân dựa vào sở trường của từng người.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc The nao la chan tu 3

Trên bước đường tu tập, hãy thường xuyên suy tư, tự phản chiếu xem lại mình mỗi ngày có phát triển giới hạnh, trí tuệ và thiền định hay không? Hay ngược lại tăng thêm tham dục, sân hận, và vô minh, tự ngã tràn đầy. Thân, miệng, ý có tương ưng với thiện pháp hay bất thiện pháp?…. Giữa nói và làm có hợp nhất không?

Phải khế hợp với lời tuyên bố chắc nịch của bậc đạo sư đang kính của mình: “Như Lai nói như thế nào thì làm như thế đó, đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối đều toàn thiện. Như Lai đã làm chủ được sanh tử, làm chủ được tâm mình, đã ra khỏi tam giới …” Ai làm được như vậy thì thế gian đều tôn trọng, được người trí khen ngợi, xứng đáng đảnh lễ, cúng dường.

Chị đã thông hiểu chưa ạ? – Sư hỏi.

Chị chấp tay cung kính đảnh lễ

Tác giả: Hòa thượng Thích Đồng Bổn

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường