Trang chủ Hỏi Đáp Nhờ đâu mà đức Phật biết hết

Nhờ đâu mà đức Phật biết hết

Đức Phật thành tựu giác ngộ trên nền tảng trí tuệ Tam minh, túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh. Tuệ giác của túc mạng minh và thiên nhãn minh nói dễ hiểu là năng lực biết rõ, thấu suốt quá khứ, vị lai. Những bậc Thánh A la hán trở lên cũng đầy đủ các năng lực này.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Đức Phật thành tựu giác ngộ trên nền tảng trí tuệ tam minh, túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh. Tuệ giác của túc mạng minh và thiên nhãn minh nói dễ hiểu là năng lực biết rõ, thấu suốt quá khứ, vị lai. Những bậc Thánh A la hán trở lên cũng đầy đủ các năng lực này.

Tác giả: Quảng Tánh
Nguồn: Báo Giác Ngộ

Chúng ta đều biết, đức Phật thành tựu giác ngộ trên nền tảng trí tuệ tam minh, túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh. Tuệ giác của túc mạng minh và thiên nhãn minh nói dễ hiểu là năng lực biết rõ, thấu suốt quá khứ, vị lai. Những bậc Thánh A la hán trở lên cũng đầy đủ các năng lực này.

tapchinghiencuuphathoc duc phat biet tat ca 3

“Một thời Phật ở động Hoa lâm, vườn cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người. Bấy giờ, các Tỳ kheo sau khi khất thực, tụ họp ở Hoa lâm đường, cùng nhau bàn luận:

– Các Hiền giả Tỳ-kheo, duy chỉ Đấng Vô Thượng Tôn, rất kỳ diệu, oai lực lớn lao, thần thông viễn đạt, mới biết rõ quá khứ vô số đức Phật nhập Niết-bàn, dứt sạch các kết sử, tiêu diệt các hý luận và cũng biết rõ kiếp số các đức Phật ấy dài hay ngắn, cho đến danh hiệu, dòng họ thác sinh, sự ăn uống, thọ mạng dài ngắn, cảm thọ lạc và cảm thọ khổ như thế nào; lại biết rõ các Đức Phật ấy có giới như vậy, có pháp như vậy, có trí tuệ như vậy, có giải thoát như vậy, an trụ như vậy.

Thế nào, này chư Hiền? Đó là do đức Như Lai thông rõ các pháp tính mà biết được hay do chư Thiên kể lại?

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang ở chỗ thanh vắng, bằng thiên nhĩ thanh tịnh, nghe rõ các Tỳ-kheo luận bàn như thế, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Hoa lâm đường, ngồi vào chỗ ngồi dọn sẵn. Bấy giờ, đức Thế Tôn tuy đã biết nhưng vẫn hỏi:
– Này chư Tỳ-kheo, các ngươi tụ tập nơi đây bàn luận chuyện gì?

Các Tỳ-kheo bèn đem hết mọi việc bạch lại với Phật. Rồi thì, đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

– Lành thay, lành thay! Các ngươi đã với tâm chánh tín xuất gia học đạo, nên làm hai việc: một là nói năng theo pháp Hiền thánh, hai là im lặng theo pháp Hiền thánh. Những điều các ngươi luận bàn phải nên như thế. Như Lai thần thông oai lực lớn lao, biết khắp mọi việc từ vô số kiếp quá khứ, như thế là do thông rõ các pháp tính, đồng thời cũng do chư Thiên nói lại”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Đại bản [trích])

tapchinghiencuuphathoc duc phat biet tat ca 1

Trong các pháp thoại, thỉnh thoảng Thế Tôn có kể về những nghiệp nhân quá khứ qua các câu chuyện tiền thân, đôi khi Ngài nói đến quả báo vị lai nhằm giúp thính chúng xác tín vào những gì đang xảy ra trong hiện tại. Dĩ nhiên, những vị đã chứng Thánh đều biết rõ về tuệ giác của đức Phật. Còn chúng phàm, dù trọn tin nơi đức Phật nhưng cũng phân vân, ngoài tuệ giác chứng ngộ biết rõ mọi việc, còn có ai trợ hóa cho Ngài?

Chúng ta đều biết, đức Phật thành tựu giác ngộ trên nền tảng trí tuệ Tam minh, túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh. Tuệ giác của túc mạng minh và thiên nhãn minh nói dễ hiểu là năng lực biết rõ, thấu suốt quá khứ, vị lai. Những bậc Thánh A la hán trở lên cũng đầy đủ các năng lực này. Dù biết hết nhưng muốn biết cụ thể một trường hợp nào thì các Ngài cần hướng tâm vào trường hợp đó.

Ngoài ra, chư Thiên cũng có vai trò quan trọng trong việc trợ hóa cho đức Phật. Việc chư Thiên tham gia phụ tá cho đức Phật trong việc hoằng pháp còn mang ý nghĩa nhiếp phục ngoại đạo thờ trời quy hướng Tam bảo.

Một ý quan trọng nữa trong pháp thoại này là đức Phật tán thán: “Các ngươi đã với tâm chánh tín xuất gia học đạo, nên làm hai việc: một là nói năng theo pháp Hiền thánh, hai là im lặng theo pháp Hiền thánh. Những điều các ngươi luận bàn phải nên như thế”. Luận bàn về những năng lực của đức Phật như thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng… để tăng trưởng niềm tịnh tín nơi Thế Tôn là điều nên làm.

tapchinghiencuuphathoc duc phat biet tat ca 2

Nói năng và im lặng theo pháp Hiền thánh chính là phép tắc của người xuất gia. Hội tụ và tạp thoại vô bổ là điều mà Thế Tôn thường quở trách. Thế nhưng đây là chuyện thường ngày trong các hội chúng xuất gia từ xưa đến nay. Quan sát những chủ đề hay các câu chuyện của người xuất gia mỗi khi hội họp sẽ biết rõ thực tiễn của đạo pháp hưng suy, từ đó trở về học tập “Nói năng và im lặng theo pháp Hiền thánh”.

Tác giả: Quảng Tánh/Nguồn: Báo Giác Ngộ

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường