Trang chủ Quốc tế Góc nhìn phật giáo về “nhân quyền” trong xã hội số hóa

Góc nhìn phật giáo về “nhân quyền” trong xã hội số hóa

Khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, chúng ta phải xem xét thực tế rằng quyền riêng tư là một yếu tố quan trọng. Hơn nữa, trong môi trường kỹ thuật số, nơi dữ liệu được liên kết với chúng ta, với tư cách cá nhân có thể dễ dàng có sẵn trên các nền tảng truyền thông xã hội, tự nhập cũng như các dịch vụ khác như ngân hàng, công ty viễn thông hoặc thậm chí các cửa hiệu sách và cửa hàng tạp hoá online, thu thập dữ liệu của chúng ta thông qua các tương tác mua sắm trực tuyến (một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web).

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, chúng ta phải xem xét thực tế rằng quyền riêng tư là một yếu tố quan trọng. Hơn nữa, trong môi trường kỹ thuật số, nơi dữ liệu được liên kết, các cá nhân có thể dễ dàng có sẵn trên các nền tảng truyền thông xã hội, các dịch vụ như ngân hàng, công ty viễn thông hoặc thậm chí các cửa hiệu sách và cửa hàng tạp hóa online, các đơn vị đó thu thập dữ liệu của chúng ta thông qua các tương tác mua sắm trực tuyến (một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web).

Dữ liệu Liên kết riêng lẻ (Individually-linked data) cũng có thể được thu thập từ đầu đến cuối một cách công khai, tạo ra các nguồn dữ liệu xã hội mở mà các cá nhân bị thu nhập thông tin thường không có sự tán thành về việc đó.

Một ví dụ điển hình là dữ liệu sinh trắc học được chính quyền thành phố thu thập thông qua camera giám sát tại các địa điểm công cộng, cảnh sát hoặc các cơ quan an ninh khác. Những camera giám sát an ninh như vậy cũng có thể được lắp đặt vào các địa điểm công cộng bởi các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân trên tài sản riêng của họ.

Rõ ràng là từ góc độ nhân quyền, tình trạng này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như đã nêu trong bài viết về Marseille, một thành phố cảng của nước Pháp được đăng tải trên tạp chí công nghệ MIT Technology Review và nhiều nghiên cứu, bình luận khác được công bố.

Là những phật tử dấn thân vào xã hội, chúng ta cần nhận thức được những phát triển như thế đang diễn ra. Để ứng phó hiệu quả với tình huống này, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần, hiểu rõ và phát triển các chiến lược năng động.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nhan quyen va Quyen Ky thuat so 1

Camera quan sát an ninh ở Marseille, Pháp. Ảnh: Gabrielle Voinot

Dưới đây là một số phản ảnh:

Vấn đề sẽ không biến mất. Dù tốt hay xấu, công nghệ sẽ tiếp tục để giải quyết các vấn đề xã hội. Trong trường hợp này, camera giám sát an ninh và các công cụ giám sát khác cùng với các ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục được mở rộng. Làm chậm quá trình triển khai như vậy không phải là một giải pháp. Các công ty công nghệ và các công ty chủ chốt khác trong ngành sẽ tiếp tục chương trình nghị sự mang lại lợi nhuận cao này.

Các tác nhân địa chính trị mới đã xuất hiện. Trong những năm gần đây, các công ty công nghệ lớn kiểm soát khối lượng tài sản khổng lồ, có phạm vi tiếp cận xuyên biên giới rộng khắp, chúng ta đã thấy họ hiện là những chủ thể thống trị vị trí địa chính trị như thế nào. Các chiến lược để tương tác tích cực và hiệu quả với các công ty công nghệ này sẽ rất cần thiết để thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội, trực tuyến và ngoại tuyến.

Việc thực hiện phải được giám sát. Chúng ta cần phát triển năng lực và sự chủ động để can thiệp khéo léo vào quá trình thực hiện. Cần phải nỗ lực hướng đến việc thúc đẩy quản trị tốt hơn để định hình thiết kế, quy trình mua sắm và triển khai mà không làm gián đoạn đáng kể quá trình triển khai công nghệ mới. Điều quan trọng là phải được đưa vào quá trình thực hiện để đánh giá và thúc đẩy kết quả tác động tích cực của các dự án.

Quản trị dữ liệu là chìa khoá. Đây là trung tâm của mọi hoạt động kỹ thuật số. Dữ liệu, đặc biệt là những dữ liệu liên quan đến danh tính cá nhân, phải có sẵn các mô hình quản trị mạnh mẽ để giảm thiểu các hành vi lạm dụng và/hoặc khai thác có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư và an toàn cá nhân.

Khi quan tâm đến trí tuệ nhân tạo (AI), cần có một cái nhìn tổng quan rõ ràng, để tránh việc chia sẻ dữ liệu có kiểm soát mà AI – tạo ra vì lợi nhuận của một số công ty. Quan trọng hơn, dữ liệu cá nhân của chúng ta được thu thập hoặc sử dụng mà không có sự đồng ý vì lý do an ninh và phục hồi kinh tế.

Có sẵn các mô hình thành công. Hạn chế sự thành công ở Mỹ, chẳng hạn như San Diego, thành phố duyên hải miền nam tiểu bang California, góc tây nam Hoa Kỳ, cho thấy rằng có thể là việc can thiệp để dành quyền kiểm soát quyền riêng tư. Tuy nhiên, thành công đó có thể bị hạn chế do Hoa Kỳ đã thể chế hoá các nguyên tắc cơ bản, mạnh mẽ về quản trị và pháp quyền. Điều này không thể nói được đối với nhiều quốc gia khác có hệ thống quản trị kém mạnh mẽ hơn.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nhan quyen va Quyen Ky thuat so 2

Đừng quên: Đây là tình huống tiến hóa và năng động. Thế giới phát triển kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng khi công nghệ tiếp tục phát triển và “phá vỡ” cách chúng ta làm việc, sống và vui chơi. Các chiến lược tương tác phải tính đến bối cảnh đang thay đổi và cũng phải linh hoạt.

Ở Hàn Quốc, đã có những thảo luận về Bồ tát Kỹ thuật số tại tại tổ chức Mạng lưới Phật giáo dấn thân quốc tế (INEB).

Tác giả: Dexter Cohen Bohn
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: inebnetwork.org

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường