Trang chủ Văn hóa Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã: Câu thơ nằm nghiêng trổ một đóa buồn

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã: Câu thơ nằm nghiêng trổ một đóa buồn

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Ấy là sự chứng nghiệm của nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã trong thể cách thi nhân đi tìm thơ từ cỗi nguồn tự tính chính mình.

Tác giả: Trịnh Chu

Tất nhiên, vì khởi sự từ tự tính nên đóa hoa buồn kia cần được hiểu là một đối tượng thẩm mỹ, một tham chiếu nghệ thuật của thi nhân, chứ không phải một trạng thái tâm lý ủ dột, ẩm héo. Bởi sống trong tự tính, tác giả đã thủ đắc bí quyết vượt thoát nỗi đau bằng cảm thức bay lên:

“Đã có lần

nhìn chim vỗ cánh

Tôi học cách bay

từ những muộn phiền”.

Nhờ tâm thế đó mà Nguyễn Thánh Ngã đạt được sự sự vô ngại, và anh luôn biết cách hóa giải những phiền muộn của mình để cho thơ tiêu dao, tự tại:

“Đã có lần

nhìn dơi treo ngược

Tôi treo nỗi đau

ngược với phận mình”.

A14

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã. Tranh biếm của Log.

Trên hành trình tìm kiếm triết mỹ nhân sinh để tồn tại, Nguyễn Thánh Ngã bắt gặp không ít những khuôn mặt tha nhân đầy phản trắc:

“Họ là những nhà thơ đục khoét nỗi buồn của kẻ khác

Họ kéo lê chiếc thùng rỗng trên đời

chỉ để gõ vào những thây ma

khiến cho bầy quạ đen tìm tới”.

Nhận diện rõ khuôn mặt của tha nhân nhưng anh tuyệt nhiên không có sự tuyệt vọng hay thù ghét cuộc đời. Thẳm sâu trong trái tim Nguyễn Thánh Ngã, nó được soi chiếu như cách tự tỉnh thức, níu giữ mình khỏi những trượt ngã, đớn hèn:

“Ta ơi,

hãy bám gốc rạ mình

gieo những hạt lành thơm

học bùn đen chẳng biết khoe khoang

tự cô đọng

tự lắng”.

Bởi vậy, những câu thơ của anh rất gần những dụ ngôn, chuyên chở ý niệm. Nói cách khác, Nguyễn Thánh Ngã đã mượn thơ để tự thức ngộ, cũng là để khẳng định cốt cách:

“Ta bám rễ sâu vào góc ruộng nhà mình

nghe đất thở

những mùa trăn trở

hạt đất, hạt bùn dạy nhau: im lặng… xanh!”.

Im lặng xanh và gieo những hạt lành thơm chính là ánh sáng sự thấu triệt, một kiểu tâm kinh của anh, minh định cho những miền xanh nhân tâm, khi con người chưa bị ảo vọng đẳng cấp rượt đuổi:

“Tôi lớn lên

cỏ dại giữa cỏ dại

ngậm sương khuya ứa giọt đầu hè”.

A15

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã. Ảnh: Bá Nhân.

Bằng cách thế ấy, Nguyễn Thánh Ngã đã tạo được cho thơ mình một con đường riêng, từ mồ hôi của đời sống lao động. Ngôn ngữ thơ chắt lọc, nhiều trải nghiệm, thi tứ sâu, thi ảnh gợi, đầy suy tưởng ẩn tàng phong vị thiền:

“Tôi leo lên ngọn đồi

như leo lên ý tưởng của tôi”.

Trên ngọn đồi ý tưởng đó, anh nhìn thấy những hàng cây tư duy, những tảng đá tư duy, cả:

“Những bãi cỏ xếp bằng

Những gốc cây thiền định

Đóa hoa nào nghe pháp nở hương thơm”.

Nó là đóa hoa tâm của Nguyễn Thánh Ngã nở giữa tự tính xanh rờn trắc ẩn:

“Nở như không hề nở

Hoa như không hề hoa”.

Tâm hoa nở từ diệu pháp, tâm hoa lặng lẽ dâng hương, đó là bởi sự thức ngộ của thi nhân trong đồng vọng tha nhân: mỗi bước một chính niệm, mỗi bước một hoa sen.

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã, sinh năm 1958, tại Quảng Ngãi, hiện đang sinh sống tại Tp.Hồ Chí Minh. Anh là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Thánh Ngã gồm: Nhìn từ đôi mắt khác (Thơ, NXB Văn nghệ Châu Đốc, 2005), Thượng nguồn ngạc nhiên (Thơ, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005), (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2011), Thơ Haiku Nguyễn Thánh Ngã (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2014), Gã thi sĩ hoang (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2018). Anh đã đạt các giải thưởng: Giải Tư truyện ngắn “Văn học vì trẻ em” của Hội Nhà văn Việt Nam và Unicef Việt Nam 2001, Giải Nhì (không có giải nhất) Thơ Festival Hoa Đà Lạt – Lâm Đồng năm 2005, Giải ba cuộc thi thơ “Thi ca và nguồn cội” Làng Chùa năm 2007, Giải Nhất cuộc thi thơ Haiku Việt – Nhật 2009 của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, Tặng thưởng Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam cuộc thi “Thơ về Hà Nội” của Hội Nhà văn Việt Nam và Đài THVN năm 2010…

Tác giả: Trịnh Chu

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường