Trang chủ Đời sống Người rồ không biết mình rồ

Người rồ không biết mình rồ

Vua hiểu được cái cớ người rồ là tại nước mưa, trước khi sắp mưa, dùng nắp đậy kín giếng lại, nước mưa không tràn vào được. Thời bấy giờ, tất cả đều uống nước giếng ấy. Cho nên khi tất cả mọi người đều hóa rồ, chỉ riêng một mình vua vẫn được tỉnh táo như thường.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Vua hiểu được cái cớ người rồ là tại nước mưa, trước khi sắp mưa, dùng nắp đậy kín giếng lại, nước mưa không tràn vào được. Thời bấy giờ, tất cả đều uống nước giếng ấy. Cho nên khi tất cả mọi người đều hóa rồ, chỉ riêng một mình vua vẫn được tỉnh táo như thường.

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 100

Tại một xứ kia, cứ mỗi năm tất có một kỳ nhất định mưa một trận mưa độc ác, ai uống phải nước mưa độc ác ấy, tức thì hóa rồ ngay.

Những trận mưa độc ác đổ xuống sông hồ ao chuộm, đều chan hòa cả, cho nên cử đến kỳ mưa thì nhân dân cả hạt ấy đều hóa rồ hết. Người đã rồ thì không còn biết gì nữa, thôi thì cởi trần cởi truồng, lấy bùn lấy đất, chát kín cả người, cả đến các quan sang cũng như thế cả.

Bấy giờ có mình ông vua, hiểu được cái cớ hóa rồ là tại nước mưa, trước khi sắp mưa, dùng nắp đậy kín giếng lại, nước mưa không tràn vào được.

Trong thời kỳ ấy, chỉ uống một nước giếng ấy. Cho nên khi tất cả mọi người đều hóa rồ, chỉ riêng một mình vua vẫn được tỉnh táo như thường.

Song những người rồ kia không tự biết mình là rồ, trông thấy vua như thế, lại cho vua là rồ, và bảo nhau rằng: “việc này không phải việc chơi, chúng ta phải mau mau làm cách cứu chữa mới được”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Nguoi ro khong biet minh ro 1

Vua nói rằng “các người chớ vội lo, ta tự khắc có thuốc chữa ngay”. Vua nói xong liền đi vào trong, uống một chén nước mưa độc ác rồi đi ra, tức thì cũng hóa rồ như mọi người. Mọi người thấy thế đều mừng rỡ nói rằng: “may thay! May làm thay vua ta bây giờ không hóa rồ nữa rồi ạ”.

Qua hạn bảy ngày, mọi người lại tỉnh lại cả, nghĩ lại những nỗi rồ dại trước, y như một giấc chiêm bao mới tỉnh, tưởng đến cảnh tượng trần truồng, tự nhiên đều bật cười lên, rồi sửa sang áo mũ chỉnh tề, cùng vào chầu vua.

Bấy giờ vua cũng đã tỉnh rồi, nhưng cố ý giả bộ như rồ, trần truồng lem luốc ngồi ngất ngưởng trên ngai rồng. Mọi người trông thấy ai nấy đều rụng rời. Vua mới giảng giải cho chúng hiểu hết mọi lẽ trước sau, bấy giờ chúng mới biết rõ.

PHÊ BÌNH

Cổ nhân có câu: “Tỉnh rồi thử xem những người say”.

Ông Lục Tượng Sơn nói: Con người sinh hoạt ở trong vòng cầm thú mà không tự biết mình là cầm thú, là vì cầm thú lại coi cầm thú”, xem đến chuyện người rồ không biết mình rồ này, càng thấy những lời nói trên có cái ý vị sâu sa nhường nào.

Chúng sinh nhầy nhụa ở trong tam giới, phóng túng cái lòng tham, sân, si, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm hàng đời, âm thầm mù mịt, như thể đêm trường, ai nấy đều chói chặt trong vòng nhân ngã, gây nên tai vạ động đất kinh trời ghê lòng gớm mắt, mà vẫn tự hào là thần thánh tài hoa. Có ai đem những đạo nhân từ, hiếu hữu, trinh tiết ra nói, thì lại ùa vào mà chê cười giễu cợt cho là hủ, là gàn.

Thậm chí Phật tổ Thích ca, xả thân cầu đạo, chung cõi đại ngộ, phát minh biết bao nhiêu phép phương tiện để cứu cho đời, mà đời phần nhiều vẫn không trọng, lại còn báng bổ hủy hoại, cũng đáng buồn thay!

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 100

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường