Trang chủ Bài viết nổi bật “Đại đức Thích Tâm Phúc” giả, bị bắt

“Đại đức Thích Tâm Phúc” giả, bị bắt

Đại đức Thích Tâm Phúc - người tự xưng là tu sĩ Phật giáo có tên đầy đủ là Nguyễn Minh Phúc, sinh năm 1983. Người này hiện cư trú tại ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. 

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

“Đại đức Thích Tâm Phúc” – người tự xưng là tu sĩ Phật giáo có tên đầy đủ là Nguyễn Minh Phúc, sinh năm 1983. Người này hiện cư trú tại ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

“Đại đức Thích Tâm Phúc” là ai?

Người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” tên đầy đủ là Nguyễn Minh Phúc, sinh năm 1983. Người này giả danh tu sĩ Phật giáo, hiện cư trú tại ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Các giấy tờ như chứng điệp thọ giới, giấy chứng nhận tăng ni, quyết định bổ nhiệm trụ trì “chùa Hoằng Pháp Trung ương”… mang tên “Đại đức Thích Tâm Phúc” (tức Nguyễn Minh Phúc) được ghép, sao chụp ảnh chữ ký của lãnh đạo và khuôn dấu của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Dai duc Thich Tam Phuc lua dao tapchinghiencuuphathoc

Với y áo này, ông Nguyễn Minh Phúc mặc vào và giả danh tu sĩ phật giáo

Trên mạng xã hội, ông Nguyễn Minh Phúc còn quảng bá nhiều huân, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ. Các cơ quan chức năng đã xác minh và khẳng định do ông Phúc tự làm giả.

Vào năm 2021, mạng xã hội từng bất bình trước hình ảnh của người đàn ông đầu trọc, mặc áo nhà sư xuất hiện trong clip “thầy chùa ăn thịt chó”. Người này tự xưng là “Đại đức Thích Tâm Phúc”, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi).

Nơi ông Phúc cư ngụ không phải cơ sở tôn giáo. Tên “Chùa Hoằng Pháp Trung Ương” chỉ là bảng hiệu do ông Phúc tự ý dựng. Chính quyền địa phương cũng đã đề nghị ông Phúc tháo dỡ. Hiện nay, trên địa bàn huyện Củ Chi không có cơ sở Phật giáo tên Chùa Hoằng Pháp Trung Ương. Nguồn gốc căn nhà tại địa chỉ nêu trên là nhà tình thương được tặng cho bà Trần Thị Nhắc, vào đầu năm 2003.

Ông Nguyễn Minh Phúc được một số YouTuber, TikToker khai thác trên mạng xã hội nhằm “câu view” kiếm tiền. Liên tục trong nhiều năm qua, dù Giáo hội đã phản ánh, các cơ quan chức năng cũng xác nhận hành vi làm giả giấy tờ, trong đó có chứng điệp thọ giới, chứng nhận tăng, ni, bổ nhiệm trụ trì…

Ông Nguyễn Minh Phúc và các YouTuber đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Phật giáo nên các cơ quan chức năng cần phải xử lý thật nặng. Chỉ riêng các giấy tờ mà ông Nguyễn Minh Phúc làm giả thì các cơ quan chức năng đã có thể khởi tố tội “làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự.

Nhiều tăng, ni bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, nhưng không hiểu sao hiện tượng này cứ tồn tại lâu dài, các cơ quan chức năng cũng biết, tuy nhiên không có giải pháp gì nhằm chấm dứt. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì sẽ làm loạn thêm cho mạng xã hội, như một cách dung túng cho hành vi làm tổn thương, bỡn cợt đối với tôn giáo.

Ông Phúc bị bắt về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ

Sáng 6.12.2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Huyện Củ Chi đã khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Phúc vì hành vi lừa đảo và làm giả giấy tờ cơ quan, tổ chức.

Cơ quan điều tra xác định, ông Nguyễn Minh Phúc thường xuyên qua lại, thuê những người làm giấy tờ, bằng cấp giả liên quan tôn giáo để tạo lòng tin, nhằm lừa đảo người khác. Dù không có chức năng để làm thủ tục tách thửa đất và cũng không có mối quan hệ nào, nhưng ông Phúc cứ nhận tiền để thực hiện các dịch vụ và thu phí.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, năm 2021, bà Thu, 50 tuổi, mua thửa đất hơn 420 m2 ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, với giá 2,4 tỷ đồng. Một năm sau, thông qua người quen, bà nhờ ông Nguyễn Minh Phúc làm thủ tục tách thành 2 thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng riêng.

Ông Nguyễn Minh Phúc đồng ý làm với chi phí là 135 triệu đồng, nhận trước 70 triệu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Phúc đã lên mạng xã hội thuê làm 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, đưa một tờ cho bà Thu để làm tin rồi yêu cầu đưa nốt phần tiền còn lại.

Sau khi hành vi bị lộ, ông Nguyễn Minh Phúc trốn sang Thái Lan, khi trở về nước thì bị cảnh sát triệu tập. Khám xét nhà Nguyễn Minh Phúc, cơ quan điều tra thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan vụ án.

Thiện Minh (T/h)

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường