Thời gian vừa qua có rất nhiều bức ảnh, video thể hiện nội dung các nhà sư Phật giáo hát múa, chụp ảnh không đoan chính cùng người khác giới được đăng trên mạng. Việc này gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng mạng xã hội, cũng như tín đồ Phật giáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của phật tử.
Ví dụ đối với video: “Sư thầy hát bài: Mười năm tình cũ .... Quá hay” nguồn https://www. youtube.com/watch?v=LGMkXdEZAEu nhận được rất nhiều bình luận bức xúc, ví dụ:
Nick Thai Lan: “Thay chua nay an thit cho day... hay la thay chua Quoc doanh moi lam nhu vay thoi...”
Nick TÔI HIỂU: “nhìn phong cách thằng già này o khác bọn linh mục và mục sư, bọn nó giả danh làm thầy tu mục đích, bôi nhọ và kiếm tiền để đem về xây dựng đạo của bọn chúng, lão già này đừng để tôi thấy cái mặt móc của ông ở việt nam thì lời tốt đối với ông là o có rồi.”
Hầu hết các video về hiện tượng các tăng, ni hát xướng được tung trên mạng đều nhận được rất nhiều ý kiến bất bình, trái chiều, phản ánh không tốt, gây bức xúc đối với tín đồ Phật giáo nói riêng và cộng đồng nhân dân nói chung. Vì sao như vậy, vì trong tiềm thức của phật tử nói riêng, cũng như nhân dân Việt Nam thì người tu hành phải sống một cuộc sống đạm bạc, sống giữ được các giới của nhà Phật, làm đúng lời Phật dạy.
Theo khẳng định của Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm soát T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN Tp.HCM thì:
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát một bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
Mặc dù tăng, ni không được tham gia ca hát nhưng theo các quan sát của chúng tôi trong nhiều năm qua đã từng có một số chùa có tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, trong đó một số tăng, ni có tham gia ca hát nhưng tất cả đều giữ được sự đoan chính.
Ngược lại phần lớn các hình ảnh, video gây bức xúc cộng đồng mạng, làm giảm lòng tin của phật tử được tổ chức tại các nơi không có danh tính, không có địa điểm, do vậy rất khó có thể khẳng định họ là những nhà tu hành Phật giáo. Thậm chí có thể đây là những kẻ giả sư, những thế lực chống đối muốn phá hoại Phật giáo. Về nguyên tắc thì các hoạt động đó không vi phạm pháp luật nên rất khó để có cơ quan có chức năng điều tra làm rõ, nên các các nhân vật trong các bức ảnh, trong các video có phải là của Phật giáo hay không thật sự vẫn là một câu hỏi?
Gần đây Zing.vn đưa tin, chương trình Tuyệt đỉnh song ca 2017 phát sóng vào ngày 15/09 đã gửi thông tin “Hai sư thầy hát Bolero hot nhất Việt Nam dự thi Tuyệt đỉnh song ca 2017” rộng rãi đến các đơn vị báo chí.
Mặc dù hai sư thầy này hát hay, thu hút được hàng triệu lượt xem nhưng điều này là trái với quy định trong Phật giáo, đặc biệt là trái với Giới hạnh của người tu hành Phật giáo nên gây bức xúc trong cộng đồng tín đồ Phật giáo và giảm lòng tin của phật tử đối với tăng, ni.
Theo Ban tổ chức, hai thí sinh là Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990) và Lê Thanh Nhất Nguyên (sinh năm 1991), hiện tu tại chùa Bồng Lai (Đức Hòa, Long An). Họ sống trong chùa từ nhỏ. Đi cùng hai sư thầy trẻ đến địa điểm thi là sư thầy trụ trì của chùa - Hòa thượng Thích Tâm Đức.
Nhưng trên trên trang tin điện tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An đăng ý kiến của Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An - phản hồi về sự việc trên.
Hòa thượng Thích Minh Thiện khẳng định: “Hai người có tên Lê Thanh Hoàn Nguyên và Lê Thanh Nhất Nguyên mà báo chí giới thiệu là đang tu tại chùa Bồng Lai (Đức Hòa, Long An) cùng với người mà báo chí gọi là Hòa thượng Thích Tâm Đức là những danh xưng tự phong”.
“Ba cá nhân này giả dạng nhà tu, đã có những việc làm sai trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, sự trang nghiêm của Giáo hội tỉnh Long An”, Hòa thượng Thích Minh Thiện bức xúc.
Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo Long An đã liên hệ với Ban Trị sự GHPGVN liên huyện Đức Hòa, Đức Huệ và cũng được xác nhận rằng “hai sư thầy” không có tên trong danh bộ tăng, ni huyện Đức Hòa.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện chỉ có 55 cơ sở Phật giáo, không có cơ sở nào mang tên “chùa Bồng Lai” và cũng không có ai có danh xưng là “Hòa thượng Thích Tâm Đức”.
Ban tổ chức chương trình trên cũng đã chính thức xác minh lại rằng ba người trên là giả nhà sư, vì họ đã ở trong các cơ sở thờ tự tự lập. Do vậy ba người trên đã được cả Giáo hội Phật giáo Long An và Ban tổ chức chương trình xác nhận “thực chất là giả sư”.
Điều đáng chú ý chính vị giả sư này lại đã cung cấp các thông tin sai về truyền thuyết Hoa Ưu Đàm của Phật giáo. Cụ thể:
Trước đó ngày 25/05/2017 trên các báo: Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh có bài “Xôn xao hoa 3.000 năm mới nở 1 lần ở Long An”. Hay trên trang Đại Kỷ Nguyên của Pháp Luân Công cũng có bài “Long An: Người dân xôn xao kéo nhau đi xem hoa quý 3000 năm mới nở”, ngày 25/05/2017 trên báo giadinh.net cũng có bài “Bất chấp giông gió, nhiều người đổ xô đi xem “thiên cổ kỳ hoa” 3.000 năm mới nở một lần?”. Ngoài các báo trên hàng loạt các báo khác cũng đăng tin chùa Bồng Lai, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xuất hiện hoa ưu Đàm.
Tham khảo: http://afamily.vn/long-an-bat- chap-giong-gio-nhieu-nguoi-do-xo-di-xem- thien- co-ky-hoa-3000-nam-moi-no-mot- lan-20170524215347618.chnHình ảnh Hoa Ưu Đàm được nhà giả sư Thích Tâm Đức chia sẻ như sau:
Tuy nhiên theo tất các các Kinh điển, sách, luận của Phật giáo đều khẳng định hình ảnh trên không phải là Hoa Ưu Đàm của Phật giáo.
Theo rất nhiều nghiên cứu gần đây thì hình ảnh trên được cho là Hoa Ưu Đàm thực chất là do sự tung tin và đồn thổi của tổ chức Pháp Luân Công nhằm khẳng định ông Lý Hồng Chí giáo chủ, người sáng lập giáo phái này là Phật Chủ. Thực chất đây là trứng của một loài “Chuồn chuồn cỏ” đã được đại học ohio States universerty công bố.
Để làm rõ hơn thông tin chúng tôi xin chia sẻ lại bài viết “So sánh hình ảnh Hoa Ưu Đàm của Pháp Luân Công và trứng côn trùng công bố bởi trường đại học ohio State university” http:// phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201709/Hoa- uu-dam-cua-PLC-va-trung-con-trung-cong-bo- boi-dai-hoc-ohio-State-28310/
Hình ảnh Hoa Ưu Đàm công bố bởi trang web Minhhui.org của Pháp Luân Công Nguồn: http://en.minghui.org/ html/articles/2016/11/11/159905. html
Hình ảnh Hoa Ưu Đàm công bố bởi trang web Minhhui.org của Pháp Luân Công Nguồn: http://en.minghui.org/ html/articles/2014/4/4/30.html
Hình ảnh Hoa Ưu Đàm công bố bởi trang web clearwisdom. net của Pháp Luân Công Nguồn: http://www. c l ear wisdom.net/html/ articles/2010/3/6/115183.html
Hình ảnh trứng côn trùng công bố bởi Đại học ohio State university. Nguồn: https://ohioline.osu.edu/factsheet/ent-72
Các kinh điển của Phật giáo khẳng định Hoa Ưu Đàm chính là quả sung. Quả sung cũng là hoa sung mà hoa sung không bao giờ nở nên kinh điển Phật giáo thường ví “đức Phật ra đời rất hiếm ví như hoa sung nở” để làm rõ thêm thông tin về Hoa Ưu Đàm bạn đọc có thể tham khảo trên wiki tiếng Việt bài về Hoa Ưu Đàm.
Tác giả: Trịnh Quang Minh Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2017
Bình luận (0)