Tác giả: TKN Thích nữ Thánh Thảo
Giảng sư Ban Hoằng pháp
Dẫn nhập
Giữa đông, tiết trời trở lạnh. Từng cơn gió rét thổi qua, khiến vạn vật phải thu mình như cố giữ lấy một chút hơi ấm cho thân mình, mong ngóng trông chờ cái ấm áp của mùa xuân. Đây cũng là thời khắc mà trái tim của triệu triệu người con Phật ở khắp năm châu bốn biển ở hành tinh này hướng về ân đức của đức Phật A Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc với bốn mươi tám lời đại thệ nguyện cứu độ khắp tất cả chúng sinh.
Một đời người ở nhân gian, nếu chuyên tâm niệm: Nam mô A Di Đà Phật với tâm chí thành chí kính, mọi thứ sẽ tốt lên, sống một kiếp người không uổng phí.
Niệm danh hiệu A Di Đà Phật
Có thể nói rằng hiện nay danh hiệu A Di Đà Phật được nhiều người niệm nhất. Vị Phật này được hầu hết các kinh điển Đại thừa Phật giáo tán dương, như là vị cha lành với tâm từ bi vô lượng, lúc nào cũng hướng về những chúng sinh quên quê nhà xưa, lưu lạc sáu nẻo, ngày đêm trôi lăn trong biển khổ sinh tử luân hồi.
Các kinh như: kinh Bi Hoa, kinh Quán Phật Tam Muội Hải, kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Niết Bàn, kinh Hoa Nghiêm, kinh Xuất Sinh Bồ tát, kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ , kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà… đều khuyên chúng sinh niệm Phật.
Một đời vãng sinh, được bất thối chuyển là mục tiêu của những hành giả tu pháp môn Tịnh Độ nhắm đến. Theo hệ thống kinh điển Bắc truyền liên quan pháp môn Tịnh độ được phổ biến xưa nay là Tam kinh nhất luận, Tịnh độ ngũ kinh và các luận sớ giải của các vị Tổ sư. Thiền sư Trí Giả cho rằng, trong năm thời thuyết giáo, thì tư tưởng Tịnh độ xuất hiện sớm nhất trong kinh Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm.
Trong kinh này, đáng chú ý nhất là mười hạnh nguyện Phổ Hiền, cực lực tán dương pháp môn Niệm Phật với chí nguyện vãng sinh về thế giới Tây phương Cực lạc của đức Phật A Di Đà. Thời thuyết giáo cuối cùng, Phật thuyết kinh Diệu pháp liên hoa, một lần nữa chỉ rõ Tây phương Cực lạc là cảnh giới chân thật mà chúng sinh cần phải có niềm tin vững chắc mới có được lợi ích chân thật.
Các vị Bồ tát, Thánh hiền, Tổ sư ở Trung Hoa đều hết sức tán dương, khen ngợi, cũng như khuyến khích mọi người tu pháp môn Tịnh Độ.
Thiện Đạo đại sư nói: “Tu pháp môn Niệm Phật ngàn người tu không sót một.”;
Thiền sư Vĩnh Minh bảo: “Tu Tịnh Độ muôn người tu muôn người về.”;
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi dạy: “Trong các pháp môn của đức Phật không môn nào qua môn Niệm Phật. Niệm Phật là vua trong các pháp môn.”;
Bồ tát Quán Thế Âm cũng dạy: “Niệm Phật hơn các hạnh khác.”;
Mã Minh đại sĩ cho rằng: “Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện tối thắng của đức Như Lai.”;
Tổ sư Long Thọ cho rằng: “Niệm Phật Tam Muội có đầy đủ trí tuệ, có vô lượng phước đức, đoạn trừ tất cả phiền não, độ tất cả các chúng sinh, và sinh ra vô lượng Tam Muội khác cho đến Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.”;
Thiền sư Thiên Như khuyên: “Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sinh. Nếu ai không tin ắt sẽ đoạ địa ngục”;
Pháp sư Ấn Quang ân cần dặn dò: “Thời mạt pháp đời nay, chúng sinh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài pháp môn niệm Phật, mà tu các pháp môn khác, phần gieo trí tuệ phước đức thì có, phần liễu thoát luân hồi trong hiện thế thì không.”[1].

Pháp môn niệm Phật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đức Phật A Di Đà được nhắc đến sớm nhất trong Cựu tạp thí dụ kinh. Pháp môn niệm Phật cũng đã được đề cập trong Lục độ tập kinh do Khương Tãng Hội dịch sang chữ Hán. Đây là những bộ kinh xưa nhất lưu hành tại Việt Nam hiện biết được có nói đến phép tu Tịnh Độ. Như vậy, ngay từ trước thế kỷ thứ III, bên cạnh tư tưởng Phật giáo Đại thừa được truyền bá ở nước ta, Phật tử ta cũng đã bước đầu được tiếp xúc với tín ngưỡng A Di Đà. Đến khoảng thế kỷ thứ V, tư tưởng này đã đi vào đời sống tu tập của người Phật tử và trở thành một trong những trào lưu tu Tịnh Độ lớn mạnh. Nguyên do là khoảng năm 423, Đại sư Thích Đàm Hoằng từ Trung Hoa đến nước ta, ở tại chùa Tiên Sơn, chuyên hành trì kinh Vô lượng thọ và Quán Vô lượng thọ.
Ngài cực lực truyền bá phép tu niệm Phật, tụng kinh Vô lượng thọ, cầu sinh Tây Phương cực Lạc. Tương truyền năm 455 sau khi sư thị tịch, nhiều người dân trong làng nhìn thấy sư thân có sắc vàng, cỡi một con nai vàng, không nói năng gì mà đi về hướng Tây rất nhanh. Nhờ vậy, bá tính càng có niềm tin và tu theo phép tu niệm Phật.
Năm 826, thiền sư Vô Ngôn Thông, trong bài kệ dạy cho đệ tử là thiền sư Cảm Thành có câu: “Tây Thiên là đất này, đất này là Tây Thiên”. Từ thế kỷ thứ XI về sau, nhiều chùa có khuynh hướng tu theo Tịnh Độ. Phật tử Lý Thánh Tông (1023-1072), đã cho tạc một pho tượng Phật A Di Đà độc đáo có một không hai trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của dân tộc hiện nay vẫn còn.
Năm 1099, đại sư Trì Bát (1049-1117) tạo dựng tượng Phật A Di Đà trong hội Quảng Chiếu trước Đoan Môn, nhằm để cầu siêu cho hoàng hậu Linh Nhân v.v.. Từ giai đoạn này trở về sau, trên phương diện tín ngưỡng, trào lưu Tịnh độ đã thực sự có một vị trí quan trọng trong đời sống vãn hóa tâm linh của nhân dân ta. Thế kỷ XII, Thiền sư Tịnh Lực (1111-1175) cũng hành trì theo pháp môn Tịnh Độ.
Đến đời Trần, pháp môn niệm Phật rất được các vị Thiền sư, các vị vua quan, trí thức như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Kim Sơn, Huyền Quang thực hành và truyền bá cho lê dân bách tính Đại Việt.
Đáng chú ý là triết lý tư tưởng về pháp môn Tịnh độ cũng được đặt ra trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình do triều đình tổ chức. vua Trần Thái Tông viết Niệm Phật luận, vua Trần Nhân Tông sáng tác Cư Trần lạc đạo phú cũng chủ trương hướng người niệm Phật A Di Đà và cầu sinh về thế giới Cực Lạc.
Từ cuối thế kỷ XVI trở đi, nhiều thiền sư, nhiều tác phẩm viết về Tịnh độ như Chiết công hoà thượng viết Bồ đề yếu nghĩa, giảng giải về Tự tính Di Đà; thiền sư Hương Hải phiên âm A Di Đà kinh sớ sao của ngài Châu Hoằng; thiền sư Chân Nguyên viết Phật tâm luận, Tịnh độ yếu nghĩa , đặc biệt là đã cho thiết kế ba đài Liên hoa cửu phẩm làm pháp khí trong lễ nghi thực hành niệm Phật; thiền sư Tánh Thiên sáng tác Phổ khuyến niệm Phật, Toàn Nhật Quang Đài viết Hứa sử truyện vãn, Tam giáo nguyên lưu ký v.v.. Xu hướng Tịnh Đô ngày càng phát triển cho đến ngày nay. chúng ta có thể khẳng định rằng, tông Tịnh Độ là một trong những khuynh hướng chủ yếu của Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Điều kiện cần tiên quyết để sinh về cõi Cực Lạc là phải, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, quy y Phật, Pháp, Tăng, giữ tròn năm giới. Không những vậy, mà còn phải chí thành phát tâm bồ-đề, tin sâu lý nhân quả, tu mười nghiệp lành, siêng đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ai tư duy và thực hành đúng những điều nói trên, thì chắc chắn không bị sai lầm. Có ba hạng người tu có thể được vãng sinh:
“Một là, Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm sa môn, phát tâm Bồ đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, làm các công đức, nguyện sinh về cõi đó. Những chúng sinh này khi mạng chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng hiện đến trước mặt, liền theo đức Phật sinh về cõi đó, tự nhiên hóa sinh trong hoa sen bảy báu, trí huệ dũng mãnh, thần thông tự tại. Này A Nan! Nếu có chúng sinh muốn hiện đời thấy Phật A Di Đà, phải phát tâm Vô thượng Bồ đề, phải luôn nhớ nghĩ cõi nước Cực Lạc, nhóm chứa được căn lành nào nên đem hồi hướng.
Do thấy được Phật, nên khi sinh về nước đó được bậc Bất thối chuyển cho đến quả Vô thượng Bồ Đề. Hai là, Hạng trung là những người tuy không làm sa môn, nhưng làm nhiều công đức, phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà. Tuy đã làm nhiều công đức, giữ gìn trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dường, treo phan đốt đèn dâng cúng hoa hương, tất cả đều phải hồi hướng nguyện sinh về Cực Lạc.
Khi mạng chung hóa thân đức Phật A Di Đà hiện ra đầy đủ tướng tốt quang minh như chính đức Phật cùng với đại chúng vây quanh hiện trước người đó, nhiếp thọ tiếp dẫn, liền theo hóa Phật sinh về cõi Cực Lạc, ở bậc Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề, công đức trí huệ kế bậc thượng phẫm. Ba là, Hạng hạ phẩm là những người giả sử không hay làm các công đức, mà đã phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, vui mừng tin sâu không chút nghi ngờ, hết lòng nguyện sinh về cõi Cực Lạc, người này mạng chung mộng thấy đức Phật cũng được vãng nh, công đức trí huệ kế bậc trung.”[2]
Để càng củng cố niềm tin một cách chắc chắn hơn với pháp môn niệm Phật, chúng ta thấy rằng trong nguyên thuỷ đức Phật rất nhiều lần giảng dạy pháp môn niệm Phật. Không như một số người do chưa có được chính niệm chính trí phát ngôn một cách võ đoán rằng, pháp môn Tịnh Độ là sản phẩm của Phật giáo Trung Hoa, chứ không phải là tư tưởng nguyên thuỷ Phật giáo.
Chúng ta thấy rõ trong kinh Ưu bà tắc, đức Phật khẳng định chắc chắn là, nếu cư sĩ Phật tử nào gìn giữ và thực hành năm pháp và phát khởi được bốn tâm tăng thượng một cách hoàn hảo thì người này không còn đoạ vào địa ngục ngạ quỷ, súc sinh và các chỗ ác.
Năm pháp đó gồm:
Một là, hoàn toàn xa lìa sự cố tâm giết hại chúng sinh;
Hai là, hoàn toàn xa lìa sự trộm cắp;
Ba là, hoàn toàn xa lìa hạnh tà dục;
Bốn là hoàn toàn xa lìa sự nói dối;
Năm là hoàn toàn xa lìa các chất gây say sưa nghiện ngập.
Bốn tâm tăng thượng gồm:
Một là niệm tưởng Phật;
Hai là niệm tưởng Pháp;
Ba là niệm tưởng Tăng;
Bốn là, niệm tưởng giới.
Người này được quả Tu đà hoàn, nhất định thẳng tiến đến quả vị Chính giác, không còn thối chuyển nữa. Kinh này dạy rõ pháp niệm Phật như sau: “Bạch y đệ tử niệm tưởng Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu. Nhớ nghĩ Như Lai như vậy rồi, nếu có những ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhơ nhớp, sầu khổ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Bạch y đệ tử nương vào Như Lai, tâm được thanh tịnh, hỷ lạc.”
Đọc đến đoạn này, chúng ta liên tưởng đến kinh A Di Đà: “Xá lợi phất, trong cõi Phật kia, gió thổi nhè nhẹ lay động các hàng cây quý cùng mành lưới báu làm phát ra các âm thanh vi diệu, giống như trăm ngàn tiếng nhạc đồng thời hoà tấu. Người nghe tiếng nhạc này đều tự nhiên ưa thích niệm Phật, niệm Pháp niệm Tăng… Chúng sinh trong cõi cực lạc nghe tiếng các loài chim quý ca hót thì cũng khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng”[3].
Tất cả chúng sinh sáu đường (Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục), ai cũng có Phật tính, dĩ nhiên ai cũng bình đẳng, ai cũng là Phật sẽ thành nếu biết chí thành niệm Phật, thì hệ quả tất yếu là thế gian này không còn đấu tranh, chém giết, không còn bức hại làm thương tổn nhau, không còn khổ đau điên đảo, chỉ còn lại tình thương, hạnh phúc, an vui, hoà bình. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, các đức Phật đều xác nhận “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật”[4].
Thay lời kết
Với cái nhìn chân thật trí tuệ, vượt thời gian, không gian, mang tính bình đẳng tuyệt đối, có ý nghĩa nhân văn lớn lao của lời dạy đức Phật về giá trị chân thật của con người, về pháp môn niệm như đang văng vẳng bên tai chúng ta, thúc giục chúng ta niệm Phật gấp gấp, niệm Phật chí thành, niệm Phật tương tục để nhanh chóng nhận lại đức Phật sẵn có trong mỗi chúng ta.
Như vậy, không những bản thân chúng ta vượt ra khỏi biển khổ trầm luân, mà còn giúp đỡ cho thân bằng quyến thuộc, bà con đồng bào nhân dân Phật tử và tất cả chúng sinh cùng đi đến bến bờ an vui hạnh phúc, như vậy thế giới này ngày càng an vui hạnh phúc, dần trở thành Tịnh độ chốn nhân gian.
Tác giả: TKN Thích nữ Thánh Thảo
Giảng sư Ban Hoằng pháp
Chú thích:
[1] Đại sư Ấn Quang văn sao, Nxb Tôn giáo, trang 199
[2] Kinh Vô Lượng Thọ, Nxb Tôn giáo, Trang 77
[3] Kinh Ưu Bà Tắc, Nxb Tổng hợp TP HCM, trang 88
[4] Kinh Pháp hoa, Nxb Tôn giáo, trang 299, HT Trí Tịnh dịch
Tài liệu tham khảo:
1. Đại tạng kinh Việt Nam
2. Tây Phương hiệp luận
3. Từ điển Phật học Huệ Quang
4. Kinh Vô lượng thọ
5. Kinh Quán vô lượng thọ
6. Kinh A Di Đà
7. Tịnh độ ngũ kinh
Nếu bạn nhìn câu chuyện của người khác chia sẻ ở góc nhìn bình thường, cảm thông, bạn sẽ thấy không có gì quá nghiêm trọng. Nhiều khi có bạn bè viết tâm trạng buồn, bức xúc gì đó, tôi hỏi thăm họ, nếu họ giải bày, tôi lắng nghe và chia sẻ cho họ vài điều hoặc để họ trút hết ấm ức, cũng là giúp họ, thay vì nhìn họ theo cách bất thiện, buộc họ phải che giấu hết suy nghĩ. Đạo Phật dạy con người lắng nghe nỗi khổ niềm đau của người khác và chia sẻ với họ cũng là một dạng từ bi, còn khi mình chỉ phán xét cảm xúc của họ và muốn họ xóa bỏ điều đó, để mình không bị "tán loạn", "chạm tự ái" vì những lời bóng gió thì mình chưa thật sự có đủ từ bi bạn à. Gửi bạn. Chúc vui.
Quá hay và hữu ích cho mọi người hiểu về Pháp Phật. Tri ân công đức của quý Báo
Nên dẹp bỏ tư tưởng cái gì mình không thích là mình cấm và gắn vào đó nó "xấu". Bài viết đi ngược lại lợi ích của mxh. Cứ như tác giả này thì bất kỳ ai chia sẻ gì cũng dính vào điều "không nên". Sống mà quá cẩn trọng, che giấu bản thân cũng không phải là tốt. Có người chia sẻ công khai nhưng không hại ai. Có người không đăng cảm nghĩ, không chia sẻ gì nhưng âm thầm hại người khác sau lưng. Đừng vội đánh giá ai qua góc nhìn riêng bạn, chỉ vì một hiện tượng nào đó. Không đánh giá bản chất qua một hiện tượng. Đó là câu trong bài viết của cư sĩ Phúc Quang tôi thấy hay đấy bạn. Không nên có cái nhìn quá tiêu cực, cứng nhắc về mxh và những chia sẻ trên mxh. Tốt, xấu, thiện, bất thiện là do cách mình nhìn và chuyển hoá tâm mình,.không phụ thuộc vào hiện tượng, sự việc.
Chia sẻ về con cái, gia đình, nơi làm việc, từng góc trong nhà hoặc check in các điểm đến là bình thường. Bạn có xem các anh chị cô chú nghệ sĩ, các bạn youtuber làm YouTube chia sẻ về nhà ở như hoa hậu HHen Ni-e không? Cô ấy chia sẻ về từng góc nhà sàn, lúc trang trí, nhà mới xây, ở ngoài vườn cafe. Các YouTube như Khoai lang thang cũng chia sẻ toàn bộ hành trình đi khám phá các vùng miền..tôi thấy bình thường mà bạn. Mxh ko giới hạn trên FB, Zalo, cũng ko phải cứ thấy post bài chia sẻ lên đó là ko nên. Mxh chia sẻ cũng có mặt tích cực đó bạn. Tôi đánh giá cao những người chia sẻ quan điểm trên mxh. Họ không e ngại, che giấu cxuc, quan điểm. Không phải cứ chia sẻ là xấu, che giấu là tốt đâu bạn. Tôi thấy bạn cũng lấy đời sống gdinh người hàng xóm để viết bài thì người ta chia sẻ về gdinh họ cũng bình thường. Tôi ko ủng hộ việc khuyến khích ng khác cố che giấu khuyết điểm, cảm xúc, họ có thể bộc lộ và tự điều chỉnh khi cần thiết, ko nên gán đó là hành vi "không tốt". Trừ khi họ dùng MXH để tạo trend xấu,
Mình hay chia sẻ về gia đình con cái, ảnh đi chơi cùng gia đình, mình thấy hạnh phúc .Không tội lỗi gì với ai, đó cũng là kỷ niệm sau này còn có cái mà xem lại .lâu lâu cũng viết giận hờn chồng, rồi thôi, có gì nghiêm trọng đâu, cũng hơn là ôm cục tức trong lòng rồi ấm ức ăn không ngon ngủ không yên. Mà mình muốn hỏi bạn T/g. Bạn khuyên người khác không nên kể về gia đình, con cái của họ vậy sao bạn lại chĩa vào tận trong bếp nhà người ta vậy? .đoạn trích của bạn nè (Tôi từng chứng kiến một câu chuyện nhỏ nhưng khiến tôi lặng người suốt cả chiều hôm ấy. Đó là bữa cơm chiều muộn trong một gia đình ba thế hệ ở vùng ngoại thành Hà Nội. Người bà lúi húi trong bếp, người mẹ trẻ lướt điện thoại trên bàn ăn, còn cậu con trai chừng 12 tuổi ngồi ăn một mình, chẳng mời ai, chẳng nói gì .Khi bà vừa bưng canh lên thì cháu đã ăn gần xong, hất hàm bảo: “Bà ăn đi, cháu ăn rồi .” Người mẹ vẫn cúi mặt vào màn hình .Không ai mời ai. Không ai chờ ai . Cả căn bếp lặng như tờ.) Link bài: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/van-hoa-giao-tiep-trong-gia-dinh.html
Ở mục 5, bạn viết thế này: Chuyện gia đình và hình ảnh con trẻ Gia đình là điều thiêng liêng quý giá cần được bảo vệ. Việc chia sẻ hình ảnh trẻ nhỏ, người thân, hay kể chuyện riêng tư của gia đình có thể gây tổn thương không chỉ cho mình mà còn cho những người ta yêu thương. Trong thời đại này, tình yêu thương và mong muốn che chở cho gia đình có thể bắt đầu bằng việc biết giữ gìn sự riêng tư. (Nhưng bạn lại tọc mạch vào gia đình người khác. Xin cop lại đoạn của bạn: Tôi từng chứng kiến một câu chuyện nhỏ nhưng khiến tôi lặng người suốt cả chiều hôm ấy. Đó là bữa cơm chiều muộn trong một gia đình ba thế hệ ở vùng ngoại thành Hà Nội. Người bà lúi húi trong bếp, người mẹ trẻ lướt điện thoại trên bàn ăn, còn cậu con trai chừng 12 tuổi ngồi ăn một mình, chẳng mời ai, chẳng nói gì. Khi bà vừa bưng canh lên thì cháu đã ăn gần xong, hất hàm bảo: “Bà ăn đi, cháu ăn rồi.” Người mẹ vẫn cúi mặt vào màn hình. Không ai mời ai. Không ai chờ ai. Cả căn bếp lặng như tờ. (Nếu bạn cho rằng nói về gia đình, con cái sẽ làm họ tổn thương thì huyện nhà người khác, đâu cần bạn lên tiếng???). Hãy tôn trọng cảm xúc và chia sẻ người khác trên MXH. Đó là người văn minh lịch sự. Cảm ơn.