Trong Kinh sách có nói: Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế. Nghĩa là: Cha Mẹ còn sống trên đời giống như Phật còn hiện hữu. Theo tôi: Phụ Mẫu tại tâm như Phật tại thế. Nghĩa là: Cha Mẹ còn sống trong lòng mình giống như Phật còn hiện hữu. Bởi phật tính hay tính thiện luôn có trong mỗi con người.

Con người vốn không tự sinh ra mà phải từ tình cha - nghĩa mẹ kết giao, tạo nên hình hài thai nhi. Từ đó, con người lớn dần và sống theo sự chi phối của luật Nhân - Quả (Nhân - Duyên - Quả).

Tác giả: Nguyễn Đình Mỹ (PD: Quảng Phương)

Trong những năm tháng học ở giảng đường Đại học Sư phạm Huế, khoa tiếng Pháp (1994-1998), sau đó là Đại học Ngoại ngữ Huế, khoa tiếng Anh (2013-2016), tôi nghe nói khá nhiều về các chỉ số EQ -AQ. Đó là chỉ số Cảm xúc EQ viết tắt của Emotion Quotient và chỉ số Nghịch cảnh AQ viết tắt của Adversity Quotient.

Trong khoảng thời gian hai mươi hai năm ấy (1994-2016), tôi đã hiểu sâu sắc và thấm nhuần hai chỉ số Cảm xúc và Nghịch cảnh này.

Trong hành trình sống cá nhân đầy lợi dưỡng và đủ chướng ngại, để đạt được trọng tín - hiếu nguyện đối với Phụ Mẫu - Bồ tát hạnh, tôi nghĩ không thể không vun rèn hai chỉ số này.

Có thể hiểu nôm na: Người có chỉ số Cảm xúc (EQ) tốt thường là người giỏi kiềm chế bản thân có những phát ngôn và cử chỉ thuận tình hợp lý cũng như truyền tải được cảm hứng bản thân đến mọi người.

Người có chỉ số Nghịch cảnh (AQ) tốt thường là người khéo vượt khó đọ khổ, nỗ lực hết mình trước mọi thử thách để đạt được thành tựu, mong ước trong cuộc sống.

Hiểu và thực hành phật giáo giúp chúng ta từng bước phát triển và cân bằng hai chỉ số EQ - AQ một cách bền vững và hiệu quả.

Bằng lối tu từ sự quan sát, chỉ số Cảm xúc trong tôi dần dà tăng trưởng. Nói cách khác, tôi tập lặng nhẫn ngắm nhìn sự vật, hiện tượng từ đầu đến cuối.

Trong mỗi cái nhìn, tôi cố gắng quán triệt cho được tiền trần của sự vật và động cơ của hiện tượng. Xong tôi buông đi quán Trí thế gian về tính đúng sai của nó. Tiếp đến, tôi bỏ luôn đế lý của tính đúng sai đó. Cuối cùng, tôi khế hợp được cái nhìn bên ngoài (nhãn quan) và cái nhìn bên trong (lý trí và tình cảm) đến mức chúng cân bằng nhau, tất triệt tiêu nhau. Lúc đó, tôi chứng được nhãn căn sơ thông và làm chủ được cảm xúc. Tôi dần làm chủ được chỉ số Nghịch cảnh đủ để khống chế và bình thường hóa mọi hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống.

Nghịch cảnh ở đây là chúng ta quá tham sinh lạm, quá sân sinh hận, quá si sinh mê. Phật giáo giúp chúng ta có đủ Giới và Định để sống tốt bằng Tuệ trong Nghịch cảnh cũng như đẹp bằng Bố thí trong Lợi dưỡng.

Thực tế, khi Phật tại tâm thì ta có đủ Tri túc để tham mà ko lạm, có đủ Từ bi để sinh triển nhiệt thành - giúp đỡ chứ ko nuôi thù hận - sát hại, có đủ sáng suốt để kiên định con đường hướng thiện - hảo đức chứ ko mê lầm cố chấp sa vào ác đạo.

Mạnh Tử từng nói: Nhân chi sơ tính bản thiện. Nghĩa là: con người từ khi sinh ra đã có bản tính tốt lành. Giáo sư Cao Huy Thuần từng nhận định: Tính thiện là đốm lửa ko tắt trong xuyên suốt tư tưởng Phật giáo. Theo chiều hướng cụ thể, Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế. Nghĩa là: Cha Mẹ còn sống trên đời giống như Phật còn hiện hữu.

Theo tôi: Phụ Mẫu tại tâm như Phật tại thế. Nghĩa là: Cha Mẹ còn sống trong lòng mình giống như Phật còn hiện hữu. Bởi phật tính hay tính thiện luôn có trong mỗi con người. Rằng chúng ta vốn không tự sinh ra mà phải từ tình cha nghĩa mẹ kết giao tạo nên hình hài thai nhi. Từ đó, con người lớn dần và sống theo sự chi phối của luật Nhân - Quả (Nhân - Duyên - Quả) mà Phương Tây cũng có một ý tương đương. Rằng: gieo hành động sẽ gặt thói quen, gieo thói quen sẽ gặt tính cách và gieo tính cách sẽ gặt số phận.

Trong mỗi cá nhân thường hiện hữu máu cha - huyết mẹ nên luôn có một trường sinh lực từ sự kết hợp mạch lạc, xuyên suốt của song thân đủ sức phò thiện diệt ác.

Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, chỉ có Pháp môn Niệm phật là phương tiện đơn giản mà hiệu quả nhất giúp con người giữ mãi tính thiện ấy.

Còn nhớ năm tôi mười tuổi: Quý Hợi 1983, trước khi phát nguyện hành trì Pháp môn Niệm Phật tôi đã nghĩ về Mẹ mình vì Người còn sống. Tôi trì niệm: “Nam mô A Di Đà Phật” hằng ngày trong lúc hành thiền với mong muốn Mẹ được thọ mạng dài lâu để tôi có cơ hội phụng dưỡng mẹ.

Năm nay, mẹ tôi bước vào ngưỡng Thượng thọ mà vẫn còn sống khỏe và minh mẫn. Theo dòng thời gian năm Bính Thân 2016, tôi nghĩ về ba mình và những khuất tất của người gánh chịu khi phải mãn phần quá sớm (1942-1975). Từ đó tôi bổ sung “Nam mô Dược Sư Phật” trong Pháp môn Niệm Phật của mình để mong Ngài Dược Sư hộ trì cho Ba tôi sớm siêu thoát.

Đồng thời, bốn năm sau, năm 2020, tôi dựng tượng Phật Dược Sư ngay trước mộ phần bà nội như một chút lòng thành để ba tôi báo hiếu ơn sinh dưỡng của mẫu thân dù ngắn ngủi. Bà nội tôi mất năm Đinh Hợi (1947), lúc đó ba tôi mới năm tuổi. Lời Phi lộ được khắc trên bảng đá như sau:

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT

Toàn bộ công đức kính cúng bảo tượng DƯỢC SƯ xin:

*Riêng hồi hướng đến Nội mẫu: Nguyễn Thị Xin Cầu nguyện Người thuận đường siêu sinh, vĩnh viễn men theo chính đạo tấn tới giải thoát.

*Chung hồi hướng đến nội thân, ngoại thích và bá tính, cầu nguyện hết thảy họ:

Người còn giảm trừ tật bệnh, sớm lìa tà kiến Kẻ mất dễ tiêu diêu, siêu thoát

Tổ Đình Kim Tiên- Huế, Mãn Thu Canh Tý (2020)

Cẩn nguyện

Út tôn: Nguyễn Đình Mỹ

Sau cùng, Pháp môn Niệm Phật được đúc kết trong từng hơi thở mà tôi gọi là Thiền Song thân như sau:

Hít vào niệm: Nam mô Vô lượng quang A Di Đà Phật - Ba Giữ hơi thở tại Đan điền (dưới rốn) niệm: Nam mô Tiêu tai Diên thọ Dược Sư Phật - Mẹ Thở ra niệm Chú (**) : Om Vajrapani Hum - tiêu trừ ác nghiệp Thân Khẩu Ý.

Có thể nói Pháp môn Niệm Phật như một cứu cánh giúp tôi đón nhận được Trí tuệ từ hai Ngài A Di Đà và Dược Sư. Bằng Thiền miên mật trong từng hơi thở kết hợp với Niệm Phật -Trì chú giúp tôi men theo Trung đạo (***) bằng thuyền Bát Nhã vốn thuần thiện, vô nhiễm.

Đây chính là phương tiện tối cần giúp tôi chở đưa Song thân diệu lướt qua dòng sông Nhẫn nhục với ba làn sóng Tam độc (Tham lạm-Sân hận-Si mê) nhằm cập bờ Giác ngay trong hiện kiếp.

Qua đó, với định lục niềm tin rằng song thân tôi vĩnh viễn men theo Chính đạo tấn tới Giải thoát nhờ vào tha lực diệu dụng của hai Ngài.

Nhờ vào sự thọ ký của nhị Vị A Di Đà và Dược Sư cũng như dựa vào nỗ lực tu tập của bản thân, tôi sẽ thành tựu được sở nguyện, cứ tin như vậy.

Pháp môn Niệm Phật đã đưa tôi từ đáy vực tuyệt vọng về cả tình yêu và sự nghiệp đến đỉnh bằng của mái ấm gia đình bình yên và công việc ổn định hôm nay.

Tôi liên tục hành trì Lục độ Ba la mật (bố thí - tinh tấn - trì giới - trí tuệ - thiền định - nhẫn nhục) đến cuối đời bằng niềm tin Hiếu nguyện đối với Phụ Mẫu một cách Bất thối chuyển trên tinh thần Vô sinh pháp nhẫn.

Huế, mùa An cư PL.2568 - DL.2024

Cẩn bạch

Tác giả: Nguyễn Đình Mỹ (PD: Quảng Phương)

Chú thích:

(*): Bài viết là chia sẻ riêng của bạn đọc (tác giả bài viết), Tạp chí NCPH đăng tải trên có sở tôn trọng quyền nhận thức cá nhân của tác giả ở dạng thức chia sẻ cá nhân trong mục Bạn đọc.

(**) Thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ vốn vô cùng ngắn gọn mà diệu dụng. Giản ngôn này giúp chúng ta bất khả chiến bại trước bất kỳ cuộc tấn công, quấy rối nào của ma quỷ. Kết hợp Thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ miên mật với Pháp môn Niệm Phật trong từng hơi thở sẽ giúp hành giả tinh tấn hoàn tất bốn quả vị: Phát nguyện tâm - An trú tâm - Hàng phục tâm - Giác ngộ tâm ngay trong kiếp sống hiện tại này

(***) Trung đạo: lối đi đạt được nhờ thiền Song thân dựa vào pháp môn Niệm Phật tam muội (A Di Đà Phật: Ba và Dược Sư Phật: Mẹ) theo tiến trình: sơ (ly dục-ly ác), nhị (nội tĩnh-nhất tâm), tam (chính niệm - tỉnh thức), tứ (bất lạc - bất lụy)