Mùa bồ đề thay lá - Gió reo màu lá xanh non / Chồi tơ nẩy lộc thiền môn tâm thành / Bồ đề cành lá long lanh...
Mùa bồ đề thay lá - Gió reo màu lá xanh non/Chồi tơ nẩy lộc thiền môn tâm thành/Bồ đề cành lá long lanh/Tàng cây giác ngộ phước lành bay xa.
Một ngày nắng mới vừa lên
Nghe hồi chuông sớm bồng bềnh ngân xa
Bồ đề rụng lá đêm qua
Đạo tràng thơm mãi nhành hoa dịu dàng.
Khi cây trút hết lá vàng
Hiện trên gân lá Phật đang tọa thiền
Nghe lòng tự tại an nhiên
Sân si buông bỏ ưu phiền trôi xuôi.
Trước sân chim hót đầu hồi
Mái chùa tĩnh lặng xanh ngời rêu phong
Một làn mưa bụi đầu đông
Đường quê chân đất còn nồng rạ rơm.
Gió reo màu lá xanh non
Chồi tơ nẩy lộc thiền môn tâm thành
Bồ đề cành lá long lanh
Tàng cây giác ngộ phước lành bay xa.
Tác giả: Nguyễn An Bình - Hội Viên Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, các vấn đề biên giới với Campuchia thường được Thái Lan sử dụng một cách chiến lược trong thời kỳ bất ổn chính trị trong nước hoặc khi quân đội tìm cách khẳng định hoặc củng cố quyền lực thông qua một cuộc đảo chính.
Đại sư Vạn Hạnh không chỉ khai thị bản chất thịnh suy giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ mà còn đặt sự thịnh suy trong quá trình biến đổi, từ phía cuối con đường, phía bên kia cuộc đời, phía sau của thực tại hôm nay.
Mùa ấy là mùa tâm an, là ánh đèn vô hình dẫn đường cho hành giả đi qua đêm dài sinh tử. Bởi đi xa không phải là đi nhanh, Mà là đi vững. Muốn đi vững, cần có gốc rễ. Và gốc rễ ấy, chính là một tâm niệm an cư.
Từ tinh thần Phật giáo, khó hay dễ không phải là vấn đề chính. Quan trọng hơn là chúng ta có nhìn thấy bài học ẩn sau cái “khó” ấy hay không. Và nếu thấy được, thì dù có rớt một kỳ thi, con người ta vẫn có thể thi đậu trong hành trình trưởng thành.
Đại sư Vạn Hạnh không chỉ khai thị bản chất thịnh suy giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ mà còn đặt sự thịnh suy trong quá trình biến đổi, từ phía cuối con đường, phía bên kia cuộc đời, phía sau của thực tại hôm nay.
Con đường Nho giáo là con đường triết lý nhân sinh, còn Phật giáo là con đường triết lý bản thể. Những triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Nho - Phật ảnh hưởng đến lối sống hài hòa, tôn trọng tự nhiên của người Việt.
Tuy nhiên, trong chiều sâu của tư tưởng Thiền tông, quê hương còn mang một tầng nghĩa khác, chính là bản thể giác ngộ, là phật tính sẵn có trong mỗi con người.
Thiên nhiên trong thơ Thiền Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII không chỉ đơn thuần là bối cảnh hay chất liệu nghệ thuật, mà là đối tượng chiêm nghiệm tâm linh, là phương tiện giác ngộ và là biểu hiện của đời sống giản dị, thoát tục.
Bình luận (0)