Trang chủ Văn hóa Một số câu đối chùa ở Hà Nội

Một số câu đối chùa ở Hà Nội

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội

Hà Nội có kho tàng di sản phi vật thể quý giá trong lễ hội, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, phong tục tập quán. Trong số đó, có câu đối ở chùa, nơi vườn cảnh Tam quan tháp mộ, nhà Tam bảo, nhà Mẫu… Nếu coi Thơ Đường (Trung Hoa) Thơ Lý, Trần (Việt Nam) là bông hoa thì câu đối là hương thơm tỏa ra từ vườn hoa văn hóa.

Chùa Trấn Quốc, xưa là chùa Khai quốc, nơi bà Ỷ Lan đến mở pháp hội năm 1096, có đâu đối:

– Trải bao phen gió Á mưa Âu, trơ đá vững đồng, chót vót cột trời chùa Trấn Quốc
Riêng một thú hoa đàm đuốc tuệ, sáng chuông chiều trống, thênh thang cửa Phật cảnh Tây Hồ.

Nơi đây ngày 24 tháng 03 năm 1959 (16/02/Kỷ Hợi) Tổng thống Ấn Độ Parasat tặng Bác Hồ cây Bồ Đề, trồng ở vườn chùa Trấn Quốc.

Tap chi nghien cuu Phat hoc Cau doi chua o Ha Noi 1

Chùa Trấn Quốc, Hà Nội. Ảnh: St

Câu đối:

– Phật Hoàng Điều Ngự, xây dựng cực lạc giữa trời Nam
Ti Ni Đa Lưu Chi quảng bá Thiền Tông trên đất Việt!
Chùa Quán Sứ (Quận Hoàn Kiếm)

Nghĩa lớn báo thù Tô Lịch chảy xuôi dòng nước biếc
Mưu thần kỳ diệu Sài Sơn lưu mãi đá rêu xanh
Chùa Láng (Quận Đống Đa)

Vua Lý ngự giá về chùa, bút xưa từng ghi chép
Thợ Bắc Nam xây dựng lên, đến nay tô đẹp trùng tu.
Chùa Thánh Chúa (Quận Cầu Giấy).

Sông suối đổ về, tám cõi mở mang mây bay tỏa
Bảo Sơn chầu phục, Tháp đài sáng chiếu gió thông reo.
Chùa Vạn Phúc (quận Ba Đình).

Cửa động không dự trầu, núi sông lưu từng vật
Trong xanh hóa Phật Thánh, cõi trời gió mây bay
Chùa Bộc (Quận Đống Đa)

Xin dẫn vài câu đối:

Ở vùng ngoại thành Hà Nội xứ giáp Kinh Bắc có chùa Keo thờ Phật Man Nương (năm 215), xứ Sơn Nam có chùa thờ Phật Quan Âm Diệu Thiện. Xứ Đoài có chùa thờ Từ Đạo Hạnh cùng Nguyễn Minh Không (1066-1141) và Giác Hải (1023-1138).

Chùa thờ Thiền Sư thời Trần Nguyễn Bình An, chùa thờ thiền sư Lý Thầm, Hồ Thuận Nương, cô ruột của Hồ Quý Ly. Anh hùng áo vài Tây Sơn Nguyễn Huệ (1786-1792) có tượng ở chùa.

Xin dẫn câu đối:

– Tạo hóa khéo đặt bầy, ở đây nhũ đá thông reo
Thắng cảnh mãi truyền Sử Việt.
Dân gian làng ngưỡng mộ, đá nui Hinh Hồng hương tỏa
Kỳ quan cao thấp áng thơ xưa
Chùa Bảo Đài (Hương Sơn) huyện Mỹ Đức.

Chùa Báo Ân Kinh Bắc thờ Trời Phật Thánh
Lưu tiếng ngàn xưa cổ kính.
Danh Giao Châu đất Phật có Vua Chúa Thần
Hội tụ lan tỏa mây xanh.
Chùa Keo huyện Gia Lâm.

Là Tiên là Phật là Quốc Vương
Sống thác ba đài càn tích lạ
Có Hồ có Động có Chợ Trời
Nước non đẹp mãi dải kỳ quan
Chùa Thầy (Huyện Quốc Oai).

Bắc Quốc Chí kim kinh sấm sét
Nam Phương tự cổ vẫn mây lành
Chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ)

Giúp nước tu hành, tám đài dâng vua Triều Lý
Đắc đạo hóa Phật, ngàn năm đất rạng đài sen
Chùa Bảo Tháp (Huyện Thanh Trì)…

Dân ta có câu “Đất Vua chùa làng phong cảnh Bụt”. Có thể người dân chưa hiểu sâu giáo lý, biết tường tận về triết lý đạo Phật như các luận điểm về “Tứ Diệu Đế”, “Bát “Chính Đạo”, tiến trình của “Giới, Định, Tuệ”…nhưng là người dân Việt ai ai cũng biết Phật Thích ca là ông Bụt cứu nhân độ thế, sống ở đời mỗi người làm việc thiện, cứu người là phúc đẳng hà sa.

Văn hóa Việt “hóa Phật hơn Phật hóa” khi coi MAN NƯƠNG, Ỷ LAN, DIỆU THIỆN là Bồ Tát, là PHẬT MẪU. Xin kết thúc bài bằng câu đối của cố Hòa thượng đức Pháp chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận:

– Tâm Phật cũng là Tâm chúng sinh, chỉ khác sáng suốt – vận dụng
Truyền bá giáo pháp không tách thế gian, nhớ điều sắc sắc – không không.

Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội

***

THAM KHẢO
1. Bút tích HT Kim Cương Tử 1970
2. Chùa Hà Nội NXB VHTT 1997
3. Di tích Hồ Tây Sở VHTT HT 1999
4. Văn hóa Việt GS Vũ Ngọc Khánh N.VHTT 2004
5. Hà Nội Văn Vật NXB VHTT 2009
6. Hội làng Thăng Long Hà Nội. PGS Lê Trung Vũ-NXB TN 2011
7. Câu đối chữ Hán (Thanh Hóa) VHPG 2022
8. Câu đối đền, đình, chùa…WIKIQVOTE
9. Hội chùa Thăng Long Hà Nội – NCPH 2022

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường