Mộng

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

KS.Minh Bình
Hệ phái Khất sĩ – GHPGVN
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022

Cho dù mộng dữ hay lành
Đến khi tỉnh giấc cũng thành không thôi
Nụ cười bừng nở trên môi
Thỏng tay đi giữa nổi trôi cuộc đời!

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Mong 1

Đó là lý tưởng giải thoát của các giảng sư Phật giáo (Bắc tông) ngày nay, trước hiện thật cuộc đời phức tạp. Quả thật đó chỉ là lý tưởng, bởi cách nói giả thiết, mà khi có thật nghiệm tất sẽ không nói “cho dù – đến khi – cũng thành”. Và bài kệ sau đây cũng tương tự, bởi câu “Ghi lời mộng”:

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng.
Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng.

Nếu đã ngộ thì lời nói ra làm sao còn là mộng được? Nên thay cho lý tưởng, bậc chứng nghiệm Bát nhã sẽ nói khác hơn về mộng đời:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Mong 2

Ta coi cái sống như chiêm bao
Trong giấc chiêm bao thiệt huyên náo
Thức rồi muôn việc thảy đều hư
Đồng như cái biết trong khi ngủ!
Người trí biết nó là chiêm bao
Kẻ mê tin theo cho là thật.
Tỉnh mê hai thứ tuồng khác nhau
Một ngộ, ngoài ra có chi ngộ!
Giàu sang, hèn mạt, cả đôi bên
Đi lại đều không riêng khác ngộ.

Sư trưởng Minh Đăng Quang đã nói bài kệ đó, năm 1946, ở làng Phú Mỹ. Còn nhân loại, dù bị nhà Phật mô tả là đang sống trong mộng cảnh, lại đã xây dựng nên nhiều nền văn minh đặc sắc, và đến nay là một thế giới toàn cầu hóa đa dạng, làm sao có thể phủ nhận hết đây!

Nhưng không cần phủ nhận cuộc sống hiện thật, gọi là chẳng lấy chẳng bỏ (phi thủ phi xả), mà phải giác ngộ để biết kia là mộng, này là tỉnh mộng. Chính giác ngộ mới biết cái gì là mộng, là tỉnh. Cho nên lời nói “không riêng khác ngộ” khác hẳn những lời nói của thuyết mộng.

Bây giờ hỏi: Cái gì là mộng? Lời đáp là: Cái gì cũng là mộng, với kẻ mê. Thế thì hỏi tiếp: Cái gì là tỉnh? Thì lời đáp sẽ là: Cái gì cũng là tỉnh, với người ngộ. Mộng ư? Chúng ta đang mở mắt chiêm bao ư? Cần một ví dụ cho giáo lý Mộng này được dễ hiểu.

Xưa có con sư tử non bị lạc vào một bầy cừu, được đàn cừu che chở bằng đám lông êm ái và cho bú, nó quên mất đàn của mình nên ở luôn với bầy cừu. Dần dần nó tập ăn cỏ và kêu như một con cừu. Thế là con sư tử ấy sống như cừu, nó đang mộng! Một ngày kia, có con sư tử khác gặp nó, đã bị kinh ngạc vì đồng loại kỳ lạ của mình. Sau khi tìm hiểu nguyên do, sư tử tỉnh mới rủ sư tử mộng đi uống nước. Đến bờ hồ, cả hai cùng liếm nước để uống. Nhìn thấy bóng mình in trên mặt nước, so với kẻ đứng kế bên không khác gì, con sư tử mộng chợt bừng tỉnh! Nó đã giác ngộ được bản chất.

Cũng vậy, người ta vốn là Phật, nhưng họ mãi sống như một kẻ phàm tục, không ngừng tham sân si đủ chuyện, hết khóc lại cười như những kẻ khùng suốt bao ngày rộng tháng dài! Sự thật đó đã được hòa thượng Tuyên Hóa cảnh giác: “Biết dùng thì có Giới Định Huệ, không biết dùng thì có tham sân si.”. Kìa là thế giới mặt bằng không khác nhau, mà cảnh giới của Phật và của người lại khác nhau xa như trời với đất, chỉ bởi biết dùng chơn tâm hay không mà thôi!

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Mong 3

Sự ngộ, được ngài thiền sư Linh Hựu ở non Quy Sơn mô tả là: Như mê chợt tỉnh, như quên chợt nhớ. Kẻ mê y pháp tu hành suốt đời sẽ được nghiệp thiện, chiêu cảm được quả thiện, có nhiều phước lành hơn người, mà vẫn ở trong mộng luân hồi. Người trí có khác hơn, trước lo tham thiền cho ngộ đã, để khi tỉnh thì y pháp tu

hành được tích cực hơn. Nên nhà Thiền mới có câu: Kiến tính khởi tu, là thấy tính để tu cho tích cực. Nên trong sự y pháp tu hành của kẻ mê khác hẳn với người ngộ: Một bên gồng mình tu, còn bên kia tu nhẹ nhàng như chơi!

Ngày xưa đức Thích ca đã kết thúc thời giảng Kinh Kim Cương bằng bài kệ:

Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương, cũng như chớp
Nên quán xét như vậy!

(Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán!)

Pháp hữu vi là gì? Theo chữ mà dịch thì “Pháp hữu vi” là “Pháp có làm”, nghĩa là có tạo, có lập, có sinh, có thành… nói chung là mọi cái có. Và như mộng, như huyễn, như bào, như ảnh, như lộ, như điển là sáu cách quán Bát-nhã của Kinh Kim Cương đã dạy, tuy sáu cách mà như một cách thôi.

Tóm lại, Mộng nói chính xác là Như mộng. Như mộng là một giáo lý Bát nhã, thuộc loại giáo lý cao cấp của nhà Phật. Giáo lý Như mộng đã thổi một làn gió mát vào nền triết học của nhân loại, mở ra niềm hy vọng lớn, nâng tư cách con người lên tầm vĩ đại. Mà bảo một người đang mộng tu pháp quán như mộng sẽ thật khó, chi bằng làm cho họ tỉnh ra, khi ấy tự nhiên mọi việc sáng tỏ! (Việc này nếu dễ thì thiên hạ đã tỉnh hết, không còn Nga đánh Ukraina gì nữa…)

KS.Minh Bình
Hệ phái Khất sĩ – GHPGVN
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường