Trang chủ Hỏi Đáp Luật Phật do ai quy định?

Luật Phật do ai quy định?

Luật Phật là khái niệm cho tất cả quy định về giới luật do đức Phật chế định từ năm 12 sau khi giác ngộ, lúc ngài được 47 tuổi, bổ sung liên tục ở nhiều địa điểm khác nhau tại Ấn Độ cho đến lúc đức Phật qua đời ở tuổi 80. Toàn bộ các quy định dành cho người xuất gia của đức Phật được ghi chép trong Luật tạng (P=S. Vinaya Piṭaka, 律藏), một phần quan trong trong Tam tạng Pali.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Hỏi: Luật Phật là gì? Ai là người chế định ra Luật Phật?

Đáp: Luật Phật là khái niệm cho tất cả quy định về giới luật do đức Phật chế định từ năm 12 sau khi giác ngộ, lúc ngài được 47 tuổi, bổ sung liên tục ở nhiều địa điểm khác nhau tại Ấn Độ cho đến lúc đức Phật qua đời ở tuổi 80. Toàn bộ các quy định dành cho người xuất gia của đức Phật được ghi chép trong Luật tạng (P=S. Vinaya Piṭaka, 律藏), một phần quan trong trong Tam tạng Pali.

Hai phần còn lại là Kinh tạng (Sutta Piṭaka, 經藏) và Vô Tỷ pháp tạng (Abhidhamma Piṭaka, 論藏). (1) Nội dung: Luật gạng xoay quanh các giới luật, lối sống, cách tu tập dành cho Tỳ-kheo (bhikkhu) và Tỳ-kheo-ni (bhikkhuni) trong Tăng đoàn.

Tất cả người xuất gia từ lúc tập sự làm tịnh nhân trong chùa, đến lúc được thầy tế độ cho cạo đầu trở thành người xuất gia, lần lượt thọ giới Sa-di, rồi Tỳ-kheo (chính thức làm thầy đối với nam); thọ giới Sa-di-di, Thức-xoa rồi Tỳ-kheo-ni (chính thức làm sư cô đối với nữ) đều phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Luật Phật trong Luật tạng, bất luận tăng ni đó theo bất kỳ giáo hội Phật giáo nào, tại bất kỳ quốc gia nào.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Luat Phat do ai quy dinh 1

Hỏi: Luật Phật có bao nhiêu trường phái? Tăng Ni và Tổ chức Giáo hội có được quyền đứng trên Luật Phật không?

Đáp: Luật Phật được ghi chép trong Luật tạng, gồm có 6 trường phái Luật Phật giáo, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 1 trước CN được truyền thừa bằng truyền khẩu, tức học thuộc lòng; từ thế kỷ 1 trước CN mới chính thức in thành văn bản gồm:

(1) Luật tạng Thượng tọa bộ (Theravāda Vinaya, 上座部律藏),

(2) Luật Tứ phần (Dharmaguptaka),

(3) Luật ngũ phần (Mahīśāsakavinaya,五分律),

(4) Luật thập tụng (Sarvāstivādavinaya,十 誦 律),

(5) Luật Ma-ha Tăng-kỳ (Mahāsāṃghikavinaya, 摩訶 僧 祗 律),

(6) Thuyết nhất thiết hữu bộ luật (Mūlasarvāstivāda-vinaya, 根本一切有部律) được dịch sang tiếng Trung Quốc trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ V CN; đang khi bộ Căn bản thuyết nhất thiết Tỳ-nại-da (Mūlasarvāstivāda) đã được dịch sang tiếng Trung Quốc vào đầu thế kỷ VIII và sang tiếng Tây Tạng vào cuối thế kỷ VIII và đầu thế kỷ IX CN.

Hễ là người xuất gia, làm tăng ni thì không ai được quyền đứng trên Luật Phật, ngược lại, người xuất gia chịu sự điều chỉnh của Luật Phật. Tất cả các tổ chức và Giáo hội Phật giáo trên toàn cầu đều tuân thủ Luật Phật do chính đức Phật quy định, được ghi chép trong 6 bộ Luật trên.

Hỏi: Các tương đồng và dị biệt của các trường phái luật về điều giới dành cho Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni?

Đáp: 6 trường phái Luật chỉ khác nhau về số lượng điều giới dành cho Tỳ-kheo và Tỳ-kheo. Quy định về nguyên nhân chế định giới luật, nội dung từng điều giới, cấu trúc của Giới bổn đều giống nhau. Về cấu trúc, Giới bổn Tỳ-kheo (P. bhikkhu Pātimokkha, S. Bhikshu Pratimokṣa, 比丘戒本) là sách quy định về giới luật dành cho Tăng của 6 trường phái Luật đều thống nhất cấu trúc có 8 phần gồm:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Luat Phat do ai quy dinh 2

(1) Ba-la-di (pārājika) tội nghiêm trọng dẫn đến hình phạt bị trục xuất vĩnh viễn;

(2) Tăng tàn (saṅghādisesa) các tội đòi hỏi hình phạt bị biệt chúng và làm phép ý hỷ;

(3) Bất định (aniyata);

(4) Ưng xả đối trị (nissaggiya pācittiya);

(5) Ưng đối trị (pācittiya) gồm 92 giới nhỏ liên quan đến những vi phạm nhẹ;

(6) Ưng phát lồ (patidesanīya);

(7) Ưng học (sekhiyavatta);

(8) Giải quyết tranh chấp (adhikarana-samatha). Giới bổn Tỳ-kheo-ni chỉ có 7 phần, bỏ đi phần 3 (bất định); 7 phần còn lại đều giống nhau.

Về số lượng giới điều dành cho Tăng gồm 250 giới điều của Tỳ-kheo đối với Luật Tứ phần (Dharmaguptaka vinaya), 227 điều đối với Luật Thượng tọa bộ (Theravāda vinaya), 251 điều đối với Luật ngũ phần (Mahīśāsaka vinaya), 218 điều đối với Luật Tăng-kỳ (Mahāsāṃghika vinaya), 263 điều đối với Luật Thập tụng (Sarvāstivāda vinaya) và 249 điều đối với Luật Căn bản thuyết hữu bộ (Mūlasarvāstivāda vinaya).

Về giới điều dành cho Ni gồm 348 giới điều của Tỳ-kheo-ni theo Luật Tứ phần (Dharmaguptaka vinaya) hoặc 311 giới điều theo Luật Thượng tọa bộ (Theravāda vinaya), 380 điều đối với Luật ngũ phần (Mahīśāsaka vinaya), 290 điều đối với Luật Tăng-kỳ (Mahāsāṃghika vinaya), 354 điều đối với Luật Thập tụng (Sarvāstivāda vinaya) và 346 điều đối với Luật Căn bản thuyết hữu bộ (Mūlasarvāstivāda vinaya).

NGUỒN TƯ LIỆU HỎI – ĐÁP DO VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM CUNG CẤP

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường