Trang chủ Chuyên đề Kính mừng Phật Đản là làm hiển lộ “Phật tính” trong mỗi người

Kính mừng Phật Đản là làm hiển lộ “Phật tính” trong mỗi người

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Mỗi hàng năm Phật Đản về vạn nẻo
Chư tăng, ni, phật tử lễ kính mừng
Hào quang Ngài chiếu tỏa khắp, sáng trưng
“Phật Tri Kiến” Ngài “Khai Thị Ngộ Nhập”

Vì thương chúng sinh, mãi hướng ngoại tìm cầu, để chìm đắm hoài trong luân hồi sinh tử, nên Phật mới “thị hiện” xuống trần, với mục đích duy nhất là: “Mở bày chỉ cho chúng sinh, nhận thấy rõ và sống được với Chân Tâm Phật Tính của mình”. Tức là nhắc nhở cho chúng sinh hãy “quay về với chính mình”.

Mừng Phật Đản, chính là mừng ngày Phật ra đời, mà Phật ra đời chỉ có một mục đích duy nhất nói trên, nên chúng ta phải quay lại với chính mình mà quán chiếu, mà tu tập, để nhận cho ra Phật tính đang hiện diện trong ta, hầu sống tốt và phát huy cho lợi lạc quần sinh.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2017 Kinh mung phat dan lam hien lo phat tinh 1

Phật ở trong tâm mỗi người chứ không có ở ngoài hay ở đâu xa! Nhưng tại sao chúng sinh lại quên mất, để Phật phải thị hiện ra đời mà nhắc lại? Phải chăng do vì “chấp ngã” xem “ta” là số một, “ta” là trên hết, xem “của ta” là duy nhất, không ai có thể hơn hay bằng ta, khiến “vô minh” hiện diện, nên tham, sân, si cũng lớn dần theo năm tháng, tạo ra muôn ngàn tội lỗi, khiến Phật tính bị lu mờ!

Thấy rõ được điều đó, nên khi mới vừa Đản sinh, đức Phật đã truyền đi một Thông điệp rất là quan trọng: “Trên trời dưới trời chỉ có “cái ta” này là độc tôn”. Thánh, phàm cũng từ nơi “cái ta” này quyết định. Bàn bạc, xuyên suốt 49 năm trong giảng dạy giáo pháp, cũng như các pháp tu của đức Phật, nơi nào và lúc nào cũng có Pháp “chuyển hóa ngã” hay là pháp “vô ngã” bằng cách hạ mình xuống, hàng ngày đi “trì bình khất thực” xem mình không là gì cả, thì mới mong thẳng tiến đến đạo quả giải thoát, Niết bàn tịch tịnh, lợi lạc quần sinh được.

“Ngã” là “năng lượng” cũng là “động lực”, nếu ta biết vận dụng “năng lượng, động lực” này để phục vụ cho lợi ích nhân sinh, thì phước đức và ích lợi vô lượng, bèn ngược lại, dùng “năng lượng, động lực” này để phục vụ cho tự tư, tự lợi, sống ích kỷ cho riêng mình, bắt mọi người phải phục dịch thì nguy hại, tội lỗi cũng vô biên. Vì bản năng “sinh tồn và hưởng thụ” sẽ sẵn sàng triệt hại bất cứ ai, ngay cả việc giết người, cướp của để mình được sống, để mình “độc tôn” và mặc sức thụ hưởng!

Khi “bản ngã” lớn, sẽ chỉ thấy những cái xấu của người theo ý tưởng không tốt của ta và sẵn sàng phủ nhận, chà đạp những cái tốt, cái hay, cái giỏi của người. Khi “bản ngã” lớn, thì cái gì “của ta” cũng nhất, để rồi xem thường, mạ lị, cười chê những gì của người, mặc cho của người có hay, có giỏi cũng không cần hay biết. Khi “bản ngã” lớn tham, sân, si phát triển tương ưng và tội lỗi cũng theo đó lớn dần.

Trên đường tu, nếu chúng ta không nhận ra được sự nguy hại của “bản ngã” để mà hàng ngày lo tu tập, bào mòn “ngã chấp” thì chưa có chính kiến, đấy là một thiếu sót và sai lầm lớn.

Với người “thượng căn” thì sống với Phật tính của mình, thực hành theo hạnh của Bồ tát Thường Bất Khinh: “Các ngài là Phật sẽ thành, con không dám khinh các ngài đâu…” như trong Kinh Pháp Hoa, Phật đã dạy.

Với người “trung, hạ căn” thì nên luôn sống khiêm cung, thường “lạy Phật, sám hối”, suy tư và hành xử: “cho con biết khiêm hạ, biết tôn trọng mọi người, tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi…”, được như vậy, mới mong có cơ hội học hỏi để tiến lên, hoàn thiện tự thân, nếu không được như vậy thì chứng tỏ mình là người “không tốt” mọi kiến thức vay mượn có được, chỉ là “sở tri chướng”, sẽ che mờ và ngăn chặn mọi cố gắng của ta, từ đây đường tu mờ dần, nếu có chăng cũng chỉ là hình tướng mà thôi và cứu cánh giác ngộ, giải thoát sẽ khó mong đạt được.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2017 Kinh mung phat dan lam hien lo phat tinh 2

Hiểu về “bản ngã” nhắm vào việc “hạ ngã”, thấy “vô ngã là niết bàn” mà tu, biết vận dụng nó, là có chìa khóa để mở cửa và tiến vào đường đạo, ai không nắm lấy chìa khóa này mà mở vào, thì chỉ đi lòng vòng ở ngoài, uổng công, phí sức, đôi khi lấy thời gian ở chùa làm sở đắc, dung dưỡng và “lớn thêm bản ngã” thì lại còn nguy hại vô cùng!

Kính mừng Phật Đản là làm hiển lộ “Phật tính” trong mỗi người, nên bằng mọi hình thức tổ chức sâu, rộng, hoành tráng, ấn tượng ở bên ngoài cũng cần phải có, để nhắc nhở mọi người và xã hội cùng nhớ mà thực hành lời Phật dạy, cho toàn xã hội được an lạc. Nhưng điều đặc biệt và quan trọng nhất, vẫn là việc hành trì miên mật của từng cá nhân “quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã và chuyển hóa nghiệp lực của mình”. Thể hiện bằng cách sống chân thật, vui vẻ hài hòa, rộng lượng, đối đãi tôn trọng nhau, có thiện niệm, nghĩ, thấy, nói, hành xử tốt đẹp về nhau, vừa chứng tỏ tâm mình đang tốt đẹp, vì “tâm an vạn sự an” từ đây góp phần tô điểm nét đẹp chung cho xã hội.

Mừng ngày Phật Đản đối với các cấp Giáo hội, các Đạo tràng thì cũng nên tổ chức tu tập miên mật mọi nơi, cho thất chúng hành trì, có sự chuyển hóa, bản thân cảm nhận được thật sự an lạc, từ đó lan truyền cho gia đình và những người chung quanh.

Người tiến bộ như Âu, Mỹ và những người kinh nghiệm với cuộc đời, đã thấy rõ được nỗi khổ, niềm đau, sự vô thường, giả tạm của nhân thế rồi, biết hạnh phúc là “cho ra” từ ở bên trong phần tinh thần, chứ không thể chỉ biết “nhận vào” và tìm kiếm bằng vật chất ở bên ngoài mà được, vì thế họ đã hướng rất mạnh về con đường tu tập chuyển hóa thân tâm.

Pháp của Phật là pháp hành, là pháp để sống cho an lạc, chứ không phải pháp để nghiên cứu, để phô trương, để chiêm bái. Nên hàng ngày và các kỳ lễ kỷ niệm trọng đại, rất cần có sự hướng dẫn tu tập chuyên sâu, có chất lượng, để tất cả mọi người đạt được giải thoát, giác ngộ đích thật, chứng tỏ giáo Pháp Phật rất vi diệu, vĩnh cửu, mọi người đều thấy rõ mình là Phật sẽ thành.

Đó mới chính là quán triệt, thực hiện Thông điệp đầu đời của đức Phật và mừng Phật Đản một cách đúng nghĩa, cũng như lợi ích thiết thực vị tha nhân.

Đón mừng mùa Phật Đản – lần thứ 2641- Phật lịch 2561 Chùa Pháp Hoa – Nam Úc – Quý Xuân – Đinh Dậu (4/2017).

Tác giả: Thích Viên Thành
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 5/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường