Trang chủ Đời sống Doanh nhân – doanh nghiệp ứng dụng Giáo lý đạo Phật xây dựng quốc gia phát triển bền vững

Doanh nhân – doanh nghiệp ứng dụng Giáo lý đạo Phật xây dựng quốc gia phát triển bền vững

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Cư sĩ Tuấn Hà, Chủ tịch Công ty CP GD Gosinga Việt Nam
Cư sĩ Trí Đức, Ủy viên Ban TTTT T.Ư – GHPGVN
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2023

Tinh thần Phật giáo

Trong xã hội hiện đại, nhân loại đối diện với rất nhiều biến đổi do xung đột quốc gia, nội bộ quốc gia với nhau, mâu thuẫn do giới hạn sự hiểu biết trong tổ chức, doanh nghiệp, sự thâu tóm, chi phối, triệt tiêu nhau trong kinh doanh, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, bất bình đẳng giới, sắc tộc và nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện.

Từ sự khủng hoảng này, dẫn đến niềm tin giữa con người với con người, giữa các quốc gia, dân tộc với nhau, giữa các tôn giáo,… cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, những dữ liệu xuất bản không có kiểm chứng (tin giả) xuất hiện hàng ngày,.. đã kéo thế giới vào sự ngột ngạt, nghi kỵ, hiềm khích. Chính vì lẽ đó, tinh thần Phật giáo lấy từ bi, khoan dung, độ lượng, tha thứ, sẻ chia sẽ là phương thức diệu dụng để chiếu rọi cho mỗi quốc gia tham chiếu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Chúng tôi phác thảo và lĩnh hội tinh thần Phật giáo thể hiện ở 7 (bảy) cấu trúc sau: (1) Đạo đức chân thật, (2) Hiểu và tin sâu nhân quả, (3) Dấn thân vì lợi ích chung, (4) Giữ tâm – trí bình đẳng không phân biệt, (5) Kiến thức uyên bác thông qua học và thực làm, (6) Năng lực nền tảng là tài năng và đạo đức, (7) Quy luật tự nhiên và cấu trúc tổ chức bền vững.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Doanh Nhan Doanh Nghiep Ung Dung Giao Ly Dao Phat 1

Cư sĩ Hà Anh Tuấn (Tuấn Hà) – Chủ tịch Gosinga giới thiệu các hoạt động của Gosinga trên toàn quốc trong sự kiện ra mắt cơ sở mới tại 519 Kim Mã – Hà Nội ngày 14/12/2022.

Doanh nhân và doanh nghiệp xây dựng phát triển quốc gia

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế trong mọi tiến trình phát triển của các quốc gia. Doanh nhân là người dẫn dắt doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, để doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần cho xã hội phát triển thì vấn đề đầu tiên cần quan tâm chính là lực lượng doanh nhân.

Tương Ưng Bộ kinh Nikaya, Tập V – Thiên Ðại Phẩm, Chương XI có ghi “Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”.

Người Trí ở đây được hiểu là “người khao khát đi tìm chân lý – sự thật, thấy được sự thật và sống với sự thật”. Người Trí ở đây hiểu rộng hơn có 2 loại trí tuệ: Tri thức kinh nghiệm thế gian và Trí tuệ giác ngộ. Doanh nhân là nhóm hội tụ nhiều yếu tố có thể trở thành người Trí nếu đi đúng con đường. Và nếu có thể giúp cho doanh nhân giác ngộ thì doanh nghiệp và cả xã hội cũng sẽ được hưởng nhiều lợi lạc.

Trong Kinh “Andha Sutta” Phật giáo nhấn mạnh sự phát triển toàn diện của con người cần hội đủ những vấn đề về phát triển tinh thần, sự tráng kiện của thân tâm cùng sự bảo đảm về điều kiện kinh tế; cho thấy mối liên hệ giữa đạo đức và các điều kiện kinh tế của dân chúng, và chỉ ra rằng nguyên nhân chính cho sự suy giảm dần đạo đức là nghèo đói, chênh lệch kinh tế, và đói kém. Đồng thời, thông qua sự phục hồi các tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội mà một trật tự xã hội thịnh vượng cũng được khôi phục. Trong kinh” Sighalovada Sutta”.

Trong Kinh Sigalovada, Ngài khuyên một số điều cần tránh nếu muốn tích lũy được khối tài sản đảm bảo cho cuộc sống như “không ngủ cho đến lúc mặt trời lên”; “Không để bản thân rơi vào tình trạng lười biếng, không lao động”; “Không sa đà, nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, khiến cho bản thân say sưa tối ngày, trở thành kẻ sống bê tha, tạm bợ, vô trách nhiệm với người khác”. Đức Phật dạy: “Hạnh phúc và vận may vốn đến từ sức mạnh của kinh tế, không nợ nần và cuộc sống trọn vẹn về đạo đức”.

Phật giáo khai trí cho doanh nhân và doanh nghiệp

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự biến động của tình hình kinh tế – xã hội, các doanh nhân, trí thức, chủ doanh nghiệp lâm vào cảnh khổ vì nhiều mối lo đè nặng trên đôi vai họ khiến cho họ ăn không ngon, ngủ không yên, thậm chí có người còn rơi vào trầm cảm nặng, có khi là những hành xử đường cùng, tiêu cực. Khi vấp phải thực trạng này, ứng dụng Phật giáo có giải pháp nào để tạo lối thoát?

1. Học và hành trì theo pháp (con đường) của Phật

Có một thực tế cho thấy rằng, cho dù con người nói chung hay giới doanh nhân nói riêng có cố gắng nỗ lực tìm mọi cách để thay đổi hoàn cảnh thì cũng chỉ giải quyết được một phần rất ít ỏi những nỗi khổ trong cuộc đời. Chỉ có một con đường – con đường độc nhất mà hơn 2500 trước đức Phật Thích Ca đã chỉ ra có thể giúp cho con người thoát khỏi mọi khổ đau là con đường Bát Chính Đạo mà chìa khóa là Chính niệm với Tứ Niệm Xứ.

Trong công việc, doanh nhân sẽ giảm bớt áp lực, giảm bớt sự chi phối của thành công và thất bại, bình thản trước mọi sự thăng trầm của công việc kinh doanh, sẽ bớt đi sự giận dữ đối với sai trái của nhân viên, sẽ không mang sự căng thẳng của công việc vào trong gia đình, vào phòng ngủ, họ sẽ tự biết cân bằng giờ nào việc nấy. Họ tự mình trải nghiệm và biết rằng Kỹ năng sống thích nghi, Kỹ năng chấm dứt khổ ngay bây giờ và tại đây sẽ giúp cho công nhân và nhân viên của họ chú tâm liên tục khi làm việc với trạng thái tâm tích cực và thoải mái làm cho kết quả tốt hơn, gắn kết với công việc hơn, tình cảm giữa họ với công nhân sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Doanh Nhan Doanh Nghiep Ung Dung Giao Ly Dao Phat 2

Cư sĩ Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch Gosinga, Tổng giám đốc đầu tiên của Gosinga giới thiệu quá trình hình thành các hoạt động của Gosinga cho giới doanh nhân và doanh nghiệp trong sự kiện ra mắt cơ sở mới tại 519 Kim Mã – Hà Nội ngày 14/12/2022.

2. Lựa chọn và thực hành những chân lý cơ bản trong tỉnh thức

Trong cuộc sống, nhiều những nghịch cảnh đến với bản thân, công việc, doanh nghiệp. Ứng dụng giáo lý đạo Phật trong việc xử lý những nghịch cảnh trên, giúp cho bản thân an nhiên trong mỗi ngày.

– Đạo đức chân thật: Sống thật với suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình. Trong hành trình tìm đến sự giác ngộ đức Phật luôn thực hành điều này hàng ngày trong chính niệm, ngài có nói đạo của ngài là đạo sự thật.

– Hiểu và tin sâu nhân quả: Nội hàm của chân lý này rất rõ ràng, sự lựa chọn (nhân – hạt) sẽ quyết định đến kết quả sau này (vận – quả).

– Dấn thân vì lợi ích chung: Chân lý này hướng mọi người tới sư ổn định của cái tổng thể trước khi nghĩ về cái cụ thể, ví dụ: Trong chung có riêng, trong riêng có chung: Doanh nghiệp thì là chung, riêng là người làm trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có ổn định, phát triển bền vững thì cái riêng mới được lợi,..

– Giữ tâm – trí bình đẳng không phân biệt: Việc tu tập bình đẳng trong mọi hoàn cảnh giúp cho chúng ta an nhiên hơn, điều này là sự mong muốn tột độ của đức Phật trong thế giới hiện hữu.

– Kiến thức uyên bác thông qua học và thực làm: Lao động tạo ra quả, tạo ra thực trí, thực kiến thức điều này đức Phật cũng đã dạy các chúng Phật tử về việc thực hành tu tập, sinh ra trí tuệ giác ngộ.

– Năng lực nền tảng là tài năng và đạo đức:

– Quy luật tự nhiên và cấu trúc tổ chức bền vững

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Doanh Nhan Doanh Nghiep Ung Dung Giao Ly Dao Phat 3

Thiền sư Nguyên Tuệ hướng dẫn cách thức thực hành chánh niệm thông qua hoạt động Thiền trà cho các doanh nhân.

Một xã hội hiện hữu được vận hành theo quy luật tự nhiên, nhưng trong đó có những cấu trúc được phân tầng, phân nhiệm cụ thể tạo lên một cấu trúc cộng sinh bền vững đa cực. Trong cấu trúc doanh nghiệp cũng vậy, nó thể hiện ở sơ đồ tổ chức, có chủ sở hữu doanh nghiệp, người làm thuê, các bên đối tác cung cấp,..để tổ chức doanh nghiệp bền vững chúng ta cùng tham khảo trong Kinh Thiện Sinh, đức Phật có dạy Thiện Sinh, con trai của một trưởng giả ở thành La-duyệt-kỳ: “Này Thiện Sinh, chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo: (1) Tùy khả năng mà sai sử – Hiểu nhân viên có năng lực gì. (2) Phải thời cho ăn uống – Thu nhập đủ đầy (Thuyết nhu cầu của Maslow). 3- Phải thời thưởng công lao – – Tạo động lực cho người tài trong doanh nghiệp thông qua khen thửng bằng vật chất, tinh thần. (4) Thuốc thang khi bệnh – Sức khỏe lao động được khám chữa định kỳ. (5) Cho có thời giờ nghỉ ngơi – Chế độ nghỉ phù hợp để tái tạo sức lao động”.

Đồng thời, đức Phật cũng dạy cách cư xử của người làm thuê: “Tôi tớ phải lấy năm điều phụng sự chủ: (1) Dậy sớm – Tôn trong thời gian đúng giời làm việc. (2) Làm việc chu đáo – Tính trách nhiệm. (3) Không gian cắp – Trung thực trong từng công việc. (4) Làm việc có lớp lang – Tính khoa học trong công việc. (5) Bảo tồn danh giá chủ – Tôn trọng và bảo vệ chủ doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp đối với người lao động làm được như vậy thì phương ấy được an ổn không điều chi lo sợ.

Hiện đã có nhiều cơ sở thực hành theo con đường, tư tưởng, triết lý, tinh thần Phật giáo trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau cũng đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề của doanh nhân và doanh nghiệp theo những cách thức khác nhau. Để quy tụ được những tầng lớp doanh nhân này lại với nhau cùng nhau chia sẻ những kiến thức giác ngộ, kinh nghiệm tu tập là rất cần thiết, điều này góp phần vào việc định hướng những tư tưởng cốt lõi trong phát triển doanh nghiệp (đoanh nghiệp có ĐẠO) để tạo dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư, người dân, người lao động gửi gắp cuộc sống của mình vào doanh nghiệp, tổ chức.

Gosinga đã áp dụng 1 là áp dụng bước đầu thành công vào các khóa 2 tiếng thiền ăn và nghỉ trưa, khóa 2 giờ thiền trà, khóa 2 ngày, 4 ngày, 9 ngày, khóa doanh nhân và gia đình, … giúp cho các doanh nhân và các nhân viên thực hành đạt được trạng thái tâm tích cực, vui, thoải mái và chấm dứt suy nghĩ linh tinh vô bổ, mang lại hiệu quả cho cuộc sống và công việc. Mô hình đang được nhận rộng trên cả nước và mang lại hiệu quả tích cực.

Cư sĩ Tuấn Hà, Chủ tịch Công ty CP GD Gosinga Việt Nam
Cư sĩ Trí Đức, Ủy viên Ban TTTT T.Ư – GHPGVN
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2023

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– https://giacngo.vn
– https://vi.wikipedia.org
– https://tapchicongthuong.vn
– https://tapchinghiencuuphathoc.vn
– gosinga.vn

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường