Trang chủ Quốc tế Internet giúp cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu

Internet giúp cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu

Giúp sinh viên Học viện Phật giáo sử dụng internet - Các bạn có thể thấy từ một vài gợi ý này, công nghệ thông tin có thể làm được rất nhiều điều để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Giúp sinh viên Học viện Phật giáo sử dụng internet – Các bạn có thể thấy từ một vài gợi ý này, công nghệ thông tin có thể làm được rất nhiều điều để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu.

Tác giả: Tiến sĩ Alexander Berzin
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Study Buddhism

Đề dẫn (Introduction)

Phật giáo đã trở nên phổ biến hơn tại châu Âu. Hầu hết ở các quốc gia đều có mộ số lượng lớn các Trung tâm Phật học, các chương trình mở rộng nghiên cứu và thực hành, bao gồm cả nghiên cứu những cơ sở dữ liệu điện tử trực tuyến, âm thanh, video giáo lý đạo Phật. Chương trình phục vụ rộng mở cho các tu viện, nhà xuất bản, chương trình cho trẻ em, nhà tế bần,…

Tài liệu nghiên cứu và thực hành có sẵn ở một mức độ khác nhau trong hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Các tổ chức Phật giáo khác nhau hợp tác với nhau, hầu hết các quốc gia có các công đoàn Phật giáo, cũng như một Liên minh Phật giáo các quốc gia châu Âu (EBU) để phục vụ các chương trình chung.

Trong những thập kỷ tới xu hướng này ngày càng phát triển. Hãy để chúng tôi phác thảo các cơ hội và nêu ra những thách thức hiện tại cho sự phát triển hơn nữa của Phật giáo ở châu Âu, thông qua việc sử dụng công nghệ internet.

Đề xuất của tôi đưa ra nhằm đáp ứng những thách thức này, được thực hiện trên trang web: berzinarchives.com và trang ResearchBuddhism.com.

Có sẵn khối lượng dữ liệu lớn (The Large Amount of Information Available)

Với khối lượng lớn các bản dịch về giáo lý đạo Phật khổng lồ trên google, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc tìm thấy thông tin đáng tin cậy, thông qua các công cụ tìm kiếm (ví dụ: Google, Bing, Yahoo!,…) là một công cụ trực tuyến có sẵn trên trang web có thể được truy cập thông qua trình duyệt web.

Những thách thức này cung cấp một cơ hội cho các Đoàn thể tăng già Phật giáo trong việc tìm cách tiếp cận với nhu cầu của sinh viên nói riêng, xã hội nói chung.

Các tài liệu cần được sắp xếp bởi các chủ đề chung, cụ thể, và mức độ khó, ví dụ như Kinh điển Phật giáo, Mật tông, Đại Thủ ấn, Đại Viên mãn, Phật giáo Theravāda và Thiền tông,… Trang web có thể hoạt động như wikipedia, được giám sát bởi những người có chuyên môn. Các nhân viên kỹ thuật cũng có thể tạo các công cụ tìm kiếm trực tuyến chỉ định vị cụ thể các thuật ngữ trong các trang web Phật giáo.

Số lượng lớn các Trung tâm Phật học (The Large Number of Dharma Centers)

Tương tự như thế, từ rất nhiều truyền thống Phật giáo, với rất nhiều Trung tâm Phật học, không chỉ sự hiện diện của Phật giáo Tây Tạng sẵn sàng tại nhiều thành phố lớn ở châu Âu, cũng rất khó để người mới tìm hiểu sẽ quyết định nên đến với truyền thống Phật giáo nào.

Sẽ rất hữu ích nếu các Đoàn thể Tăng già Phật giáo ở mỗi quốc gia, có thể cung cấp những thông tin được phân loại tốt hơn, ví dụ như tài liệu, các ứng dụng để tu tập, danh sách các Trung tâm Phật học ở các quốc gia, các trang web của các ngôn ngữ khác nhau, mô tả về các loại chương trình, các tài liệu…

Sự đa dạng của các bản phiên dịch kinh điển Phật giáo (The Wide Variety of Translations of Buddhist Terms)

Có lẽ thách thức lớn nhất mà những người nghiên cứu Phật học, họ phải đối mặt với sự đa dạng của các bản dịch được sử dụng trong mỗi ngôn ngữ đối với các thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo, chẳng hạn như “ye-shes” (ngũ trí, ཡེ་ཤེས་ལྔ). Bởi điều này, sinh viên không thể tập hợp những gì họ đọc hoặc nghe từ nhiều giảng viên và dịch giả khác nhau. Ngoài ra, khi sinh viên gặp phải những thuật ngữ chuyên môn, chẳng hạn như “wisdom” (tân trí tuệ) mà họ thường hiểu sai, không cần có định nghĩa.

Các bảng thuật ngữ và từ điển tiếng Tây Tạng trực tuyến hiện có, được sắp xếp theo các thuật ngữ Tây Tạng, được thiết kế để cung cấp cho người dịch thông tin về cách những người khác xử lý cụ thể các thuật ngữ. Chúng ít được sử dụng đối với những sinh viên học viện Phật giáo không biết tiếng Tây Tạng.

Để ứng phó thách thức này, các vị giảng viên Phật học và các dịch giả chuyển ngữ sang ngôn ngữ ở các nước châu Âu cần cung cấp kèm các thuật ngữ tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn để chú giải kèm.

Trên cơ sở những bảng thuật ngữ này, một cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ về các thuật ngữ chuyên môn Phật giáo và định nghĩa của chúng bằng các ngôn ngữ chính của châu Âu và châu Á có thể được tạo ra, cả dưới dạng các ứng dụng miễn phí.

Điều quan trọng là tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu đều được đưa vào một cơ sở dữ liệu – tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý – để nhiều người châu Âu hiểu rõ hơn khi họ xem xét các thuật ngữ trong một số ngôn ngữ. Bằng cách liên kết trong cơ sở dữ liệu từng thuật ngữ dịch với bản gốc tiếng Tây Tạng, người dùng có thể nhập thuật ngữ họ đọc trong tác phẩm của một dịch giả và sau đó nhấp vào để tìm cách dịch giả khác dịch và định nghĩa thuật ngữ tương tự.

Bằng cách này, họ có thể tập hợp những gì họ đọc được trong tác phẩm của cả hai dịch giả này và biết rằng họ đang thảo luận về cùng một chủ đề.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Giup sinh vien hoc vien Phat giao su dung Internet 1

Đa ngôn ngữ (Multiple Languages)

Mặc dù có nhiều bài kinh Phật giáo, nghi quỹ và lễ puja (những hành động thờ phượng như cúi đầu, tụng kinh và cầu nguyện) đều có sẵn bởi hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, nhưng hầu hết tài liệu nghiên cứu chỉ có sẵn bằng một hoặc hai ngôn ngữ châu Âu. Những thách thức là làm cho những tài liệu nghiên cứu này có sẵn bằng tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu. Nếu tất cả các phiên bản ngôn ngữ trực tuyến đều có sẵn trên một trang web, người đọc đa ngôn ngữ có thể chuyển đổi giữa các ngôn ngữ để hiểu rõ hơn.

Hơn nữa, bằng cách cung cấp bản ghi trực tuyến của các tệp âm thanh có thể truy cập được bằng trình phát âm thanh cố định, những người nghe sử dụng ngôn ngữ thứ hai có thể theo dõi các cuộc hội thoại dễ dàng hơn. Một hữu ích nữa của việc cung cấp bản ghi trực tuyến là chúng có thể được tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm, trong khi các tệp âm thanh và video thì không. Hơn nữa, điểm giúp các bài diễn giảng có sẵn cho học sinh khiếm thị và có thể dễ dàng dịch sang các ngôn ngữ khác dễ dãi hơn.

Hài hoà tôn giáo (Religious Harmony)

Để thúc đẩy sự hài hoà tôn giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh việc cung cấp thông tin chính xác về mỗi truyền thống tôn giáo cho những người khác. Là một lục địa đa tôn giáo, đa ngôn ngữ với nhiều người nhập cư Trung Đông và Châu Á, Châu Âu, có thể dẫn đầu trong việc thực hiện mục tiêu này.

Chúng ta cần chuẩn bị nhiều bản dịch hơn bởi các tác phẩm Phật giáo sang các loại ngôn ngữ của các quốc gia Hồi giáo khác nhau, dịch sang ngôn ngữ của các quốc gia Đông Nam và Đông Á, nơi có nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau đang phát triển mạnh mẽ.

Những bản dịch này không chỉ cần bao gồm các văn bản kinh điển Ấn Độ và các luận giải của Phật giáo Tây Tạng, mà còn bao gồm cả những lời diễn giảng của các bậc thầy Phật giáo hiện đại, vì những điều này thường để hiểu hơn đối với hàng cư sĩ phật tử tại gia.

Cộng đồng người Tây Tạng (The Tibetan Community)

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh tầm quan trọng trong cộng đồng người Tây Tạng lưu vong, đối với việc bảo tồn ngôn ngữ và bản sắc Tây Tạng. Nhiều người nhập cư Tây Tạng định cư ở phương Tây, đặc biệt là Thuỵ Sỹ, một trong những thách thức lớn nhất là tiếp cận giới trẻ Tây Tạng.

Việc có được những tác phẩm Phật giáo dễ hiểu và những bản ghi chép các bài diễn giảng phật pháp qua truyền khẩu, được dịch từ các ngôn ngữ châu Âu sang tiếng Tây Tạng và đưa thông tin lên mạng xã hội có thể giúp hoàn thành mong muốn của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Mùa hè năm 2024, Văn phòng Tây Tạng ở New York, Hoa Kỳ sẽ tổ chức khoá tu Phật giáo thường niên lần thứ hai cho sinh viên đại học gốc Tây Tạng, Himalaya và Mông Cổ. Nếu có chương trình học hè tương tự ở Châu Âu, thì những tài liệu trực tuyến bằng các ngôn ngữ Châu Âu cũng như tiếng Tây Tạng và tiếng Mông Cổ sẽ không chỉ hữu ích cho các sinh viên trẻ trong khóa tu mà còn giúp họ chuẩn bị cho khóa tu, duy trì việc học cả phật pháp lẫn ngôn ngữ sau khi họ trở về nhà.

Các bạn có thể thấy từ một vài gợi ý này, công nghệ thông tin có thể làm được rất nhiều điều để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu. Tôi đã chứng minh trên trang web của mình, các dự án trực tuyến quy mô lớn như thế này, không chỉ có thể được thực hiện mà còn có thể được thực hiện trên cơ sở đóng góp chung của xã hội và cộng đồng để chúng có thể được cung cấp miễn phí cho thế giới vì lợi ích chung cho tất cả mọi người.

Tác giả: Tiến sĩ Alexander Berzin
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Study Buddhism

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường