Trang chủ Văn hóa Hoa sen – Nhân của Tâm

Hoa sen – Nhân của Tâm

Hoa sen là cảm hứng bất tận chẳng của riêng ai, những họa tiết hình hoa sen trong đạo Phật luôn mang vẻ đẹp tôn quý thanh cao. Sen là hơi thở sự sống mang đến niềm tin sâu sắc giúp con người thêm hiểu đời, hiểu đạo.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Hoa sen là cảm hứng bất tận chẳng của riêng ai, những họa tiết hình hoa sen trong đạo Phật luôn mang vẻ đẹp tôn quý thanh cao. Sen là hơi thở sự sống mang đến niềm tin sâu sắc giúp con người thêm hiểu đời, hiểu đạo.

Bài và ảnh: Lê Thu Huyền

Hoa sen là nhân của tâm biểu tượng vẻ đẹp thuần khiết “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Trong đời sống của Sen, mùa sinh sôi nảy nở, đẹp như hồ sen nở. Khi hết mùa hóa sinh, sen khô héo gửi lại bùn lầy, ủ cho mùa sen tới đón vầng Nhật Nguyệt và tặng đời sự tinh túy đến nao lòng, dâng Phật dâng đời những tinh hoa của sen.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoa sen Nhan cua Tam 1 min

Yêu sen đâu chỉ là những hiện hữu mà ẩn chứa là tâm với Phật đạo, gửi nơi cửa Phật những tâm huyết mà các đạo hữu đang trọn tâm mỗi ngày, lan tỏa thông điệp tới cuộc sống tươi đẹp hương vị tinh khiết của hoa sen.

Hoa sen – thanh cao và thuần khiết. Trong muôn loài hoa đều có đặc tính và ý nghĩa riêng, nhưng với hoa sen là sự tôn quý, được người đời tôn vinh là biểu tượng không chỉ đẹp trong đời sống hàng ngày, trong đạo giáo mà còn là tôn chỉ của tất cả các pháp môn tu học, Sen luôn được tôn quý như phần máu thịt trong mỗi cuộc đời – mỗi chúng sinh – mỗi con người.

Điều tôn quý trong muôn vạn ức phật, cảnh giới mà những bậc tôn quý hóa sinh ra từ trong hoa Sen là những bậc tôn giả với sứ mệnh hóa độ chúng sinh chứng ngộ đến bến bờ giác, thoát cảnh khổ đau cõi ta bà.

Hoa Sen trong cảnh giới của cõi thiên là những bông hoa Sen Kim Cương là ngôi nhà pháp, là nơi mà các vị tôn giả đắc đạo quán chiếu hóa độ chúng sinh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoa sen Nhan cua Tam 2 min

Trong đời sống hàng ngày, Hoa Sen như một tấm gương soi con đường đạo, soi lại chính chúng ta với cái nhìn thánh thiện, trở lại bản ngã thanh cao bình dị, nhẹ nhàng ngọt ngào trong veo!

Hoa Sen là biểu tượng văn hóa trong kiến trúc, là đạo gắn với đời sống gần gũi nhất, thân thiện nhất. Đưa con người ta trở lại vẻ tôn quý thanh cao của “chân thiện mỹ”. Trong mọi loại hình văn hóa dù là thiện duyên hay tà kiến đều lấy biểu tượng hoa sen mà hành đạo. Hoa sen trong sáng tạo nghệ thuật thật kỳ diệu.

Chỉ đơn thuần là một bông hoa mềm mại với cánh cong được ví như như chiếc thuyền chính đạo, như vầng trăng khuyết đợi đến ngày công quả tròn đầy viên mãn với đài nhụy là bệ đỡ vi diệu là ngai báu trong Phật giáo, là bánh xe pháp nâng bước chân Phật tới mọi cảnh giới hóa độ chúng sinh.

Trong hội họa, Hoa Sen – nguồn cảm hứng vô tận của các họa sĩ dành bao tâm huyết truyền tải, rất phong phú với nhiều góc nhìn từ thiện căn của đam mê, say sen như say trà nhấp từng hớp, từng hớp để cảm nhận độ tinh túy! Bút pháp thể hiện trên nhiều dòng chất liệu khác nhau từ giấy gỗ đá, toan… luôn ẩn chứa mỗi vẻ đẹp góc cạnh thật sự cao quý, từng mảng được chi tiết hóa mang vẻ tôn nghiêm, đài các huyền diệu trong cách truyền tải. Tâm niệm, Sen là loài hoa mang linh khí của đất trời và trong biểu tượng của Phật giáo để người họa sĩ trân quý khi đặt bút vẽ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoa sen Nhan cua Tam 3 min

Trân quý mọi nhân duyên Hoa Sen mang đến trong đời sống hiện tại, con người trong mọi hoàn cảnh dù có khó khăn thế nào nhưng vẫn an nhiên tự tại trước vẻ đẹp của hoa sen và góc linh ứng đã mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho bao thi nhân trong đời và đạo đã coi hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống và luôn đặt tình yêu quê hương đất nước và con người làm trọn tâm, lan tỏa ý nghĩa cuộc sống tới muôn phương với hương sen thuần khiết cùng đạo hạnh viên mãn.

Không chỉ với chất liệu sơn dầu, bằng nhiều hình thức khác, người họa sĩ như thổi hồn vào tranh, thông qua mỗi tác phẩm của mình, họa sĩ như muốn bày tỏ mối nhân duyên với phật pháp bằng phương pháp này.

Có thể nói, đề tài sen là một trong những đề tài hấp dẫn và phong phú không khó để thể hiện trong tác phẩm của mỗi họa sĩ, điều quan trọng là tâm hồn của họ trong mỗi bức tranh sẽ khác nhau, nó như là những mảnh ghép để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn thông qua các tác phẩm vẽ sen các họa sĩ muốn lan tỏa những thông điệp về cuộc sống cũng như triết lý nhân sinh quan và thế giới nhiệm màu của mười phương chư Phật. Đây cũng là niềm mong mỏi của giới cầm cọ.

Bài và ảnh: Họa sĩ Lê Thu Huyền

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường