Trang chủ Bài viết nổi bật Hồ Tây thấp thoáng mái chùa

Hồ Tây thấp thoáng mái chùa

Bao mái chùa quanh Hồ Tây ghi lại dấu chân của nhiều phái Thiền ở Thăng Long và đất Việt: Chùa Trấn Quốc (phái Thảo Động), chùa Vạn Ngọc (phái Trúc Lâm), chùa Kim Liên (phái Bạch Liên).

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Bao mái chùa quanh Hồ Tây ghi lại dấu chân của nhiều phái Thiền ở Thăng Long và đất Việt: Chùa Trấn Quốc (phái Thảo Động), chùa Vạn Ngọc (phái Trúc Lâm), chùa Kim Liên (phái Bạch Liên).

Tác giả: Văn Hậu – Hội VNDG Hà Nội

Hồ Tây hôm nay và nghìn xưa lắng đọng biết bao thăng trầm của lịch sử, đi thăm Hồ Tây, người ta có thể đến làng nghề, làng hoa: Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Phú Thượng,… và những hình ảnh thu nhỏ của lịch sử đất Việt lại ghi lại trong từng di sản hữu thể qua không gian các ngôi chùa có niên đại từ thời đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn…bên Hồ Tây.

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa vào loại cổ nhất ở nước ta, vì tương truyền là có từ đời Lý Nam Đế (544-548). Thuở ấy, chùa được dựng sát bờ sông Cái, có tên là chùa Khai Quốc (mở nước). Đến đời Lê Thái Tông (1440-1442) đổi gọi là chùa An Quốc. Đời Lê Kính Tông (1600- 1618) bãi sông lở, dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây (tức địa điểm hiện nay) nơi mà các vua Lý đã dựng cung Thúy Hoa và đời Trần đã dựng điện Hàm Nguyên. Đời Lê Hi Tông (1680-1705) đổi tên gọi là chùa Trấn Quốc.

Khoảng thế kỷ 15 (hoặc 17) do đắp đê cổ Ngư nên mới có đường nối đê với đảo Cá Vàng. Chùa có lối kiến trúc độc đáo, phía trước là nhà bái đường, rồi đến gian tam bảo, phía sau là hai dãy hành lang, thập điện và gác chuông.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ho Tay Thap thoang mai chua 1 1

 

Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng. Có giá trị như tượng chùa Phổ Minh (Nam Định). Bia năm 1639 do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chinh soạn, nội dung ghi việc trùng tu chùa Trấn Quốc. Bài Ký trên bia chùa Thiên Niên (1893) ở Trích Sài nói: Hồ Tây, trước kia là khu rừng rậm rạp mọc toàn gỗ lim.

Trong rừng có hòn núi nhỏ, có con cáo 9 đuôi đã thành tinh ẩn náu trong hang núi, thường thường hiện hình làm hại người và vật, đã lâu ngày không trừ được.

Dã sử kể lại, trước cảnh đó, vua Lý Nam Đế lấy làm lo lắng cho cuộc sống của dân lành, sai 2 công chúa đi học pháp thuật để trừ hại yêu quái, hai công chúa tu luyện 3 năm, kết quả chưa thành, con cáo yêu quái càng quấy nhiễu dữ dằn.

Hai công chúa sang phương Bắc học đạo, thuyền đi đến sông Nguyệt Đức, buổi chiều gặp một vị đại tiên. Vị này nói: “Ta nghe hai công chúa có chí trừ yêu quái mà con hồ tinh lọt lưới ẩn nấp chưa trừ được. Vậy ta đến giúp để cứu dân”. Hai công chúa mừng lắm; đón vị đại tiên về và vào tâu nhà vua. Vua cho mời vị tiên, hỏi tường tận về pháp thuật. Tiên ông bảo hãy chuẩn bị lập đàn ở nơi cao ráo, sạch sẽ, dựng 8 cửa, 8 tháp như hình Bát trận đồ và dạy hai công chúa tất cả những bí quyết ẩn mật. Trong khoảng trăm ngày, việc học tập đã thành thạo. Bèn chọn ngày tốt xem địa thế và lập đàn trừ yêu. Dùng cờ và lọng ngũ sắc mỗi thứ 100 cái. Rồi rước vị Huyền Chân Đại Đế ở phương Bắc chủ trì đàn trấn yêu, lại dựng miếu thờ vĩnh viễn, để con cáo yêu quái sau khi bắt được, không thể hiện hình, tác quái được nữa. Vua cho lập 3 đàn, đàn giữa thờ thiên – địa – thần kỳ do vị đại tiên chủ trì, đàn tả thờ dương thần, đàn hữu thờ âm thần do hai công chúa phụng lễ.

Đến ngày lễ đàn, tiên ông một tay cầm bùa, một tay cầm kiếm, chỉ vào trước núi đá. Bỗng thấy con cáo từ trong hang núi nhảy vọt ra, đá núi đổ xuống, sóng nước sôi lên, bắn tung ra bốn phía. Rừng lim sụt xuống, tất cả biến thành hồ nước, đất sụt đến tận bên cạnh đàn thờ. Trong đàn lửa bốc lên, cờ, lọng bị cháy hết. Phía trên đám lửa kết thành một làn mây đen bay lên lưng chừng trời, tiên ông bắt trói con cáo yêu quái bay lên không trung. Sau cùng không thấy nữa, chỉ còn hai công chúa bắt “quyết ngồi ở đàn, lửa chẳng hề bén đến thân thể”. Miếu thờ hai bà hiện nay vẫn còn ở Trích Sài phường Bưởi và Xóm Nghiễm Phúc, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy.

Chùa Kim Liên ở thôn Nghi Tàm, Phường Quảng An, di tích vốn là Đại Bi tự, xây dựng từ năm 1639 trên nền cũ của cung Từ Hoa, nơi con gái vua Lý Thần Tông ở cùng cung nữ trồng dâu nuôi tằm đầu thế kỷ 12. Nơi đây sau thành trại tằm dâu nên có tên là Nghi Tàm. Chùa còn có thời kỳ gọi là Đống Long. Năm 1771, thời Lê, Chúa Trịnh Sâm sai quan quân dỡ chùa Bảo Lâm ở phía Tây Thăng Long đem về tu sửa thêm vào chùa và đặt tên mới là Kim Liên. Năm Quang Trung thứ 5 (1792) chùa được tu bổ lại có dáng vóc như ngày nay. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ Tam, rất cổ kính, bên ngoài là tam quan, một công trình kiến trúc giá trị. Nếp chùa thứ nhất và thứ nhì trông về hướng Tây, riêng nếp thứ ba lại áp lưng vào nếp thứ nhì, quay mặt về hướng Đông.

Chùa Quảng Bá, Phường Quảng An có tên là Quảng Bố Tự, còn gọi là chùa Long Ẩn. Chùa do công chúa Ngọc Tú, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657) xây dựng từ năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628). Thời Nguyễn bắt đổi tên là Sùng Ân rồi Hoàng Ân. Tiến sĩ Vũ Tông Phan có bài thơ vịnh cảnh chùa vào đầu thế kỷ 19:

Lá thuyền nhè nhẹ ghé thăm chùa
Sắc nước hương hoa chim hót đua
Hóng mát tắm ven vòm lá rậm
Một bầu thế giới biết đâu thu.

Về thăm vùng Bưởi, ta gặp một vùng đất đầy ắp huyền thoại và di tích chùa chiền. Chùa Vĩnh Khánh có tấm bia cổ (1668). Vào năm 1964- 1972 thành uỷ Hà Nội đặt hầm chỉ huy ở đây để chống chiến tranh phá hoại của máy bay Mĩ. Chùa Linh Lâu (Thanh Lâu) từ thời chúa Bình An (Trịnh Tùng), năm 1620 chúa cho khắc bia để bảo vệ cảnh quan và ruộng chùa. Đến năm 1793 thời Cảnh Thịnh, chùa được trùng tu lớn. Năm 1799 đúc chuông. Năm 2000 trùng tu Tam quan và cảnh chùa.

Hồ Tây tấm gương lớn của Hà Nội ngày càng long lanh với biết bao công trình hiên đại: Nhà nghỉ Quảng Bá, Khách sạn Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây, Khách sạn Liên doanh Meritus Happenings…đi dạo ta bâng khuâng câu thơ:

Buồm nửa lá trăng thanh gió dịu
Chiều đâu một tiếng chuông rơi
Tây Hồ cảnh đẹp biết mấy mươi…
(Nguyễn Công Trứ)

Bao mái chùa quanh Hồ Tây ghi lại dấu chân của nhiều phái Thiền ở Thăng Long và đất Việt: Chùa Trấn Quốc (phái Thảo Động), chùa Vạn Ngọc (phái Trúc Lâm), chùa Kim Liên (phái Bạch Liên). Nhà thơ Nguyễn Đức Lưu người Nghi Tàm xúc động ghi về tiếng chuông chùa bên Hồ Tây:

Chim đàn giọt nắng trong veo
Vườn trưa nâng chén, lá chèo lửng lơ
Chuông chùa ngân tiếng chuông xưa
Đâu trăng bến Trúc, ngẩn ngơ đi tìm.

Tác giả: Văn Hậu – Hội VNDG Hà Nội

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường