Trang chủ Đời sống Hạnh phúc từ việc giữ gìn “ngũ giới”

Hạnh phúc từ việc giữ gìn “ngũ giới”

Luật Nhân Quả dạy chúng ta “quả ngọt” có được từ những “nhân lành”. Phật tử tại gia chúng ta được dạy giữ gìn “Ngũ giới”, việc giữ gìn “Ngũ giới”, giúp chung ta gieo nhân lành. “Không giết hại” là đức hiếu sinh mang lại tâm bình yên, nuôi dưỡng tâm từ bi và quý trọng mạng sống..

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Luật Nhân Quả dạy chúng ta “quả ngọt” có được từ những “nhân lành”. Phật tử tại gia chúng ta được dạy giữ gìn “Ngũ giới”, việc giữ gìn “Ngũ giới”, giúp chung ta gieo nhân lành. “Không giết hại” là đức hiếu sinh mang lại tâm bình yên, nuôi dưỡng tâm từ bi và quý trọng mạng sống..

Phật tử Nguyễn Triệu Long

Cuộc đời chúng ta giống như những sự kiện nối tiếp nhau không dừng như sinh ra đời, đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, nhập học, tốt nghiệp, đi làm, cưới hỏi, ma chay, lên chức… Chúng ta mãi chạy theo danh lợi của cuộc đời, để rồi thành bại được mất làm chúng ta day dứt khôn nguôi…

Trong kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật dạy chúng ta về Khổ đế, theo đó cái khổ do “chạy theo danh lợi” không thành là “cầu bất đắc khổ”, có lẽ đây là cái làm chúng ta đau khổ nhất.

Chúng ta cầu đủ thứ, cầu hạnh phúc, cầu tiền bạc, cầu lên chức, cầu danh vọng… Cũng có lúc chúng ta đánh đồng “hạnh phúc là có được cái mình muốn”, cũng có thể hiểu là chúng ta muốn có nhiều hơn những “quả ngọt” trong cuộc đời mình. Thật sự, khong ai có thể chắc chắn chúng ta có thể thành Phật hay bậc Thánh chỉ trong một kiếp tu này, hơn nữa chúng ta còn có nhiều ràng buộc và trách nhiệm cũng như cần có tiền bạc, vật chất để phụng dưỡng cha mẹ, chăm lo gia đình, giúp ích cho xã hội và đóng góp một viên gạch nhỏ để xây dựng ngôi Tam Bảo. Thật, khó ai trong chúng ta thoát khỏ những dục vong cầu lợi, cầu danh, nhưng chúng ta cầu như thế nào để không bị “cầu bất đắc khổ”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ngu Gioi 1

Luật Nhân Quả dạy chúng ta “quả ngọt” có được từ những “nhân lành”, phật tử tại gia chúng ta được dạy giữ gìn “Ngũ giới”, việc giữ gìn “Ngũ giới” bước đầu có thể giúp chung ta gieo nhân lành. “Không giết hại” mang lại tâm bình yên, nuôi dưỡng tâm từ bi, quý trọng mạng sống, giữ gìn giới này còn có thể giúp chúng ta bình tĩnh tìm cách giải quyết những “nghịch duyên” một cách hòa bình, không gây tổ hại thân thể của đối phương.

Chúng ta chưa thể ăn chay hoàn toàn thì chỉ nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được “giết mổ nhân đạo” theo quy định của pháp luật, không săn bắn giết hại làm thú vui…”. “Không trộm cướp” giúp chúng ta sống lương thiện, tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp của người khác.

Nếu chúng ta muốn có tài sản, tiền bạc thì bằng những công việc lương thiện, tuân thủ pháp luật, phù hợp phong tục tập quán chúng ta không những có cuộc sống tốt đẹp mà còn nhận được sự tôn trọng của xã hội. “Không tà dâm” là giới cấm nói về mối quan hệ nam nữ, yêu đương, vợ chồng. “Tà dâm thì không được nhưng chính  dâm thì không bị cấm. Nam nữ độc thân có độ tuổi phù hợp với quy định được tự do yêu đương. Phật tử tại gia sinh hoạt vợ chồng hạnh phúc là “chính dâm” không phải tà dâm nên cũng không bị cấm. Nếu cả vợ và chồng cùng giữ gìn giới này  sẽ giúp gia đình hạnh phúc và không bị tan nát vì tiểu tam, ngoại tình…”Không nói dối”, nói rộng hơn là khẩu nghiệp, lời nói nặng nề, mang ác tâm, chia rẽ làm tổn hại đến người khác quả thật nặng nề vô cùng. Hậu quả có khi chết người, hao tài tốn của của tha nhân, còn chính người gây ra khẩu nghiệp bị tổn hại phước đức, hèn nhát, thậm chí bị người xung quanh khinh rẻ.

Phật tử và những người chung quanh ta nếu nói lời chân thật, nói lời mang lại lợi ích cho cuộc sống thì dần dần sẽ được tin yêu, công việc hanh thông dẽ thăng tiến. “Không uống rượu/ Không sử dụng chất cấm”, đọc báo mỗi ngày chúng ta sẽ thấy thảm cảnh do rượu bia, ma túy gây ra. Rượu bia, ma túy không những gây hại tàn phá trên cơ thể con người, mà còn làm cho tinh thần, đầu óc u mê, điên loạn dẫn đến bao tai nạn giao thông, các vụ án mạng… Xã hội ngày nay, công việc cần xã giao, quan hệ, nghĩa là không tránh khỏi ăn nhậu, rượu bia, phật tử tại gia chúng ta cần phải tuân thủ pháp luật, không sử dụng dù chỉ là một lần.

“Ngũ giới giúp chúng ta giữ gìn bản thân, tăng thêm uy tín, nâng cao phẩm giá con người, từ đó việc “cầu hạnh phúc gia đình”, “cầu công văn việc làm, tiền bạc”, sẽ kết tinh từ những “nhân lành” do giữ gìn “Ngũ giới”. “Ngũ giới” không chỉ dành riêng cho phật tử mà tất cả mọi người đều có thể học và tu tập để có được cuộc sống hạnh phúc, an vui, nhẹ nhàng, tránh được các kiếp nạn ngay trong kiếp sống này.

Trên đây là chia sẻ những hiểu biết sơ rhiển của con, ngưỡng mong được các bậc tôn đức chỉ dạy thêm.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật tử Nguyễn Triệu Long

***

Ngũ giới (Năm giới):
– Không giết hại
– Không trộm cướp
– Không tà dâm
– Không nói dối
– Không uống rượu

Tài liệu tham khảo:
1. Đức Phật lịch sử, H.W. Schumann, Trần Phương Lan dịch, Nhà xuất bản TPHCM năm 2000.
2. Thư viện Hoa sen, thuvienhoasen.org
3. Báo điện tử Vnexpress, mục Pháp luật

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường