Trang chủ Giáo dục Giới thiệu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Giới thiệu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Là một trung tâm giáo dục cấp Đại học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có sứ mệnh: Đào tạo Tăng tài, bồi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cả về tri thức lẫn đạo đức Phật giáo cho đất nước nói chung và cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng;

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Là một trung tâm giáo dục cấp Đại học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có sứ mệnh: Đào tạo Tăng tài, bồi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cả về tri thức lẫn đạo đức Phật giáo cho đất nước nói chung và cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng;

Tên đầy đủ của Học viện:

– Tên Tiếng Việt: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

– Tên Tiếng Anh: Vietnam Buddhist Academy in Hue city

Tên trước đây: Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam tại Huế.

Địa chỉ: Chùa Hồng Đức – 109 Minh Mạng, Thủy Xuân, Tp.Huế, Thừa Thiên Huế.

Địa chỉ hiện nay: Tổ 10, KV 5, thôn Ngũ Tây, phường An Tây, Tp.Huế, Thừa Thiên Huế.

Thông tin liên hệ:

– Điện thoại: (0234) 3836078 | Fax: 84.234.3884092

– Email: vbahue@gmail.com

– Website: http://vba.edu.vn/

Quyết định thành lập: Số 07 – QĐ/TGCP ngày 22 tháng 4 năm 1997

Cơ quan quyết định thành lập: Ban Tôn giáo Chính phủ

Thời gian đào tạo khóa I: Khai giảng tháng 9 năm 1997

Lễ cấp bằng tốt nghiệp khóa I: Ngày 24 tháng 7 năm 2001

Số lượng tăng, ni sinh viên khóa I tốt nghiệp: 159 vị

Thời gian đào tạo khóa II: Khai giảng vào ngày 30 tháng 11 năm 2001

Lễ cấp bằng tốt nghiệp khóa II: 25 tháng 7 năm 2005

Số lượng tăng, ni sinh viên khóa II tốt nghiệp: 163 vị

Thời gian đào tạo khóa III: Khai giảng tháng 9 năm 2005

Lễ cấp bằng tốt nghiệp khóa III: 21 tháng 9 năm 2009

Số lượng tăng, ni sinh tốt nghiệp: 169 vị

Thời gian đào tạo khóa IV: Khai giảng ngày

Thời gian tuyển sinh khóa V: 02- 03 tháng 8 năm 2009

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoc vien Phat giao Viet Nam tai Hue Gioi thieu 1

Tầm nhìn

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế hướng đến trở thành một Trung tâm Giáo dục Đại học Phật giáo Việt Nam ở khu vực miền Trung, đa ngành, đa chức năng, ngang tầm với các đại học khác trong nước, khu vực và quốc tế.

Sứ mệnh

Là một trung tâm giáo dục cấp Đại học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có sứ mệnh:

– Đào tạo Tăng tài, bồi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cả về tri thức lẫn đạo đức Phật giáo cho đất nước nói chung và cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng;

– Kế thừa và phát huy những truyền thống tri thức và văn hoá tốt đẹp của đạo Phật nói chung và của đạo Phật Việt Nam nói riêng;

– Nghiên cứu những khả năng ứng dụng sáng tạo các nguyên lý triết học và đạo đức Phật giáo vào đời sống cá nhân và cộng đồng;

– Đóng vai trò tiên phong trong đổi mới hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoc vien Phat giao Viet Nam tai Hue Gioi thieu 2

Châm ngôn của Học viện

“Châm ngôn của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế là “Văn – Tư – Tu”, tức là nghe giảng và thu thập kiến thức từ giáo lý của đức Phật qua kinh điển, lời dạy của các thiện tri thức, giáo thọ sư; tư duy, suy nghĩ, những điều đã được nghe, được nhận; tu tập, thực hành và phát huy những gì đã được nghe biết, được tư duy, được chấp nhận. Tất cả sẽ đưa đến cái trí tuệ sáng suốt về sự nghe biết, sự tư duy, sự tu tập, giúp các Tăng Ni sinh phát triển trí tuệ. Trí tuệ là Phật trí, trí tuệ soi sáng con đường giải thoát, trí tuệ vạch ra phương cách hành động, trí tuệ giúp từ bi phát triển. Trí và bi la cốt lõi tạo nên tính cách nhân bản của Phật giáo vậy. Học viện nỗ lực nhằm phát triển Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ ở mỗi Tăng Ni sinh viên. Chúng tôi mong muốn góp phần cụ thể vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho người tu học trên đường tự giải thoát, giải thoát tha nhân, phục vụ hữu hiệu cho xã hội, đất nước”.  Trích lời Cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu – Nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường