Tại Ấn Độ có thể được chia thành hai loại lớn: Tri thức tổng quát về thực tại (Skt: tattvajnata) và tri thức về Giáo pháp (Skt:dharmajnata). Các trường phái khác nhau qua các thời đại đã có những quan điểm khác nhau: Trường phái triết học Cārvāka (Triết học duy vật khoái lạc) không có khả năng toàn tri.
Tác giả: Paola Di Maio Việt dịch: Thích Vân Phong
Việc tìm kiếm tri thức đã củng cố lịch sử nhân loại. Tư duy phương Tây đã bị ảnh hưởng bởi các phép ẩn dụ tôn giáo Do Thái-Kitô giáo, chẳng hạn như điều thiện và điều ác sinh ra trái cấm dẫn đến tội lỗi.
Toàn tri là tài sản có tri thức đầy đủ hoặc tối đa. Cùng với sự toàn năng và sự tốt lành, hoàn hảo, nó thường được coi là một trong những trung tâm thuộc tính thần thánh (Bách khoa toàn thư học thuật trực tuyến về triết học, SEP).
Tìm kiếm tri thức không phải lúc nào cũng được khuyến khích trong Kitô giáo và các tôn giáo phương Tây. Ngược lại, tìm kiếm tri thức là trung tâm Tư tưởng triết học Áo Nghĩa Thư (Upanishads, उपनिषद्, Tri thức về Thực tại tối thượng) của Bà La Môn giáo, trong đó chủ đề được giải thích rộng rãi và được nghiên cứu bởi các nhà hiền triết và những người tìm kiếm tri thức từ mọi quan điểm có thể hiểu được.
Áo Nghĩa Thư (Upanishads, उपनिषद्, Tri thức về Thực tại tối thượng), đại diện cho những người tìm kiếm tri thức và các học giả. Tuy nhiên, nguồn tài liệu phong phú đến mức công chúng nói chung có thể không đọc được hết. Cố gắng đưa ra cái nhìn tổng quan có thể dẫn đến một điều gì đó hời hợt không phù hợp với văn bản, nhưng các bạn có thể tìm thấy một bản tóm tắt hay Bách khoa toàn thư lịch sử thế giới.
Trong thời đại của chúng ta, việc theo đuổi kiến thức được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, chính thống. Tuy nhiên, ngay cả khoa học cũng bị giới hạn bởi những gì được coi là mối quan tâm khoa học bởi các mô hình phổ biến và bởi các chính sách chương trình tài trợ.
Câu hỏi về sự toàn tri mở ra toàn bộ chủ đề tri thức ở một cấp độ khác: một thứ như thế có thể tồn tại hay không? Xem nó như thế nào? Làm thế nào nó có thể đạt được?
Trong các truyền thống tâm linh phương Đông, sự toàn tri là chủ đề được quan tâm nhiều, điển hình là trong văn học thiêng liêng và là đặc quyền bí truyền của các nhà tiên tri và thần luận. Gần đây các tài liệu tham khảo về toàn tri đã bắt đầu xuất hiện trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bài viết này tập hợp các ví dụ từ văn học phương Đông và phương Tây, chỉ ra sự liên quan của chủ đề với các cuộc thảo luận đương đại về trí tuệ nhân tạo (AI).
Toàn tri trong truyền thống Ấn Độ cổ điển
Các truyền thống Ấn Độ tạo thành cơ sở cho một phần lớn Phật giáo. Các truyền thống văn học và học thuật liên quan đến toàn tri (Phạn ngữ: sarvajnata) Tại Ấn Độ có thể được chia thành hai loại lớn: Tri thức tổng quát về thực tại (Skt: tattvajnata) và tri thức về Giáo pháp (Skt:dharmajnata). Các trường phái khác nhau qua các thời đại đã có những quan điểm khác nhau: Trường phái triết học Cārvāka (Triết học duy vật khoái lạc) không có khả năng toàn tri. Trường phái Mīmāṃsā (sự điều tra phê bình) khẳng định rằng kinh Vệ Đà (वेद, Veda) là toàn tri, nhưng không có sinh vật nào có thể toàn tri. Các trường phái triết học Nyàya, Vaisésika, Sàmkhya và Yoga duy trì sự toàn tri của Thượng Đế. Trường phái Bất nhị luận phệ đàn đa (Advaita Vedanta) nắm giữ sự toàn tri của Đức Chúa cũng như sự toàn tri của nhân loại. Mặc dù họ không tin vào thẩm quyền của kinh Vệ Đà (वेद, Veda), của Đức Chúa hay Prakrti (nguyên chất tối sơ, nguyên ủy của vật giới, của vũ trụ thế gian) nhưng những người theo đạo Phật và Kỳ Na giáo cho rằng chỉ có con người mới trở nên thông suốt. (Pandey, 3)
Thật thú vị, ngay cả trong bối cảnh tôn giáo và triết học, các cấu trúc logic cũng được sử dụng trong toán học, chẳng hạn như bằng chứng, giá trị suy luận, đều được tận dụng. (Pandey, chương năm)
Trong Phật giáo, sự toàn giác tìm thấy một đỉnh cao. Vô số tài khoản nhắc lại khả năng nhận thức phi thường của các đại thành tựu giả (danh hiệu chỉ những vị tu khổ hạnh, đã đạt cốt tuỷ của giáo pháp Đát-đặc-la của Phật giáo (Vô thượng du-già) một cách siêu việt). Toàn giác là một trong những phẩm chất của một vị Phật, và là kết quả từ nhận thức trực tiếp và nhận thức nguyên sơ, một đặc điểm của những chúng sinh đã chứng ngộ.
Điều này không nhất thiết là phân biệt các khía cạnh định tính và định lượng của tri thức, và chỉ có thể được đánh giá cao bởi tâm trí giác ngộ. Đối với những người khác, khách quan mà nói, những biểu hiện của sự toàn tri thậm chí có thể thiếu logic và ngữ nghĩa. Các nguồn tài nguyên – được liệt kê bên dưới trong phần tham khảo, cung cấp các ví dụ về văn học và văn bản Tây Tạng giới thiệu về sự toàn tri lần đầu tiên có thể tiếp cận được trong thế hệ của chúng ta. Có thể nói, phải có tâm của Phật mới nhận ra Phật.
Toàn giác trong truyền thống đạo Phật thường được giải thích liên quan đến giáo lý và cuộc đời của đức Phật trong thời đại của chúng ta, Phật Thích Ca Mâu Ni và chúng đệ tử của Ngài. Trong đó, nó có thể được coi là tương đương với Cơ đốc giáo, vốn khẳng đinh rằng Tri thức là Thượng đế. Ở đây, toàn giác được coi là tinh tuý của Phật tính, chính là Bồ đề ( बोधि, Tỉnh thức, Giác ngộ).
Tri thức toàn diện
Bản văn Vô số Thế giới là cuốn sách đầu tiên trong Sheja Dzo ( ཤེས་བྱ་མཛོད hay Kho tàng Tri thức), một tác phẩm bách khoa bao quát toàn bộ tư tưởng Phật giáo do Ngài Jamgon Kongtrul (1813–1899) viết vào năm 1862. Sheja Dzo (ཤེས་བྱ་མཛོད hay Kho tàng Tri thức), một trích yếu về toàn bộ Kinh điển và Mật điển, từ các lĩnh vực kiến thức thông thường cho đến và bao gồm cả Atiyoga, thứ là đỉnh cao của chín cách tiếp cận tâm linh của giáo lý phi phàm. Bản văn “Sheja Dzo” bao gồm tất cả các khía cạnh Phật giáo, từ Vi Diệu Pháp đến giáo lý Hiển giáo (Skt: Sutrayana) và Mật tông (Skt: Vajrayana), được trao truyền qua các dòng truyền thừa Đại Thủ Ấn và Dzogchen (Đại viên Mãn).
Trong Đại thừa Trang Nghiêm Kinh Luận
Phật giáo vốn đã vượt qua sự khác biệt giữa “đối tượng” (triết học” và “phương thức, diện mạo” bằng cách bác bỏ ý tưởng rằng một trong hai sở hữu thực tại cố hữu. Đây là, nó được quy gán cho (Skt. parikalpita).
Theo Bát Nhã Ba La Mật (Prajñāpāramitā sūtra), một văn bản giải thích lý thuyết về tuệ giác ba phân loại, (i) “thấu hiểu sâu sắc về các hành trình” (margajñatā) đề cập đến tất cả các loại tri thức thế tục cần thiết để hoàn thành các mục tiêu tôn giáo, (ii) “thấu suốt mọi hiện tượng” (sarvajñatā), hay “toàn tri”, đề cập đến sự thật trừu tượng của mọi hiện tượng đạt được bằng cách diệt trừ vô minh, và (iii) “thấu suốt về tất cả các khía cạnh của hiện tượng” (sarvākārajñatā) đề cập đến sự thật cụ thể được chứng ngộ về mọi mặt của hiện tượng. (Lin, 215–6)
Trong phẩm 18 của Đại thừa Trang Nghiêm luận (Mahayana-sutra-alamkara-karik), hai câu kệ được dành cho “kiến thức về chuyên luận kỹ thuật” (Skt: sastrajnata). Trong đây, người ta giải thích rằng chủ đề của các chuyên luận kỹ thuật này là Ngũ minh (pañcavidyā), năm nghành học truyền thống tại Ấn Ðộ, nhằm trau dồi trí huệ nhận thức các hiện tượng tập tục, và kết quả của việc thông thạo các ngành khoa học này là “nhận thức về tất cả các phương thức xuất hiện của tất cả pháp” (Skt: sarvadharmasarvakarajnata).
Ngũ minh (pañcavidyā): năm nghành học truyền thống tại Ấn Ðộ, nhằm trau dồi trí huệ nhận thức các hiện tượng tập tục. Năm khoa này vẫn còn được giảng dạy tại những trường Phật học tại Tây Tạng (Tông-khách-ba), bao gồm cụ thể:
Y phương minh (cikitsāvidyā): là y học, dược học; 2. Công xảo minh (śilavidyā): nghiên cứu công nghệ, nghệ thuật, kĩ thuật, khoa học; 3. Nhân minh (hetuvidyā): cách gọi Luận lí học theo đạo Phật; 4. Thanh minh (śabdavidyā): khoa nghiên cứu ngôn ngữ, văn phạm, có thể hiểu là ngôn ngữ học; 5. Nội minh (adhyātmavidyā): là nghiên cứu tôn giáo mình, tìm hiểu ý nghĩa của kinh sách thuộc nội điển.
Thật thú vị, sự phân chia tri thức trong các hệ thống giáo dục Phật giáo, có thể được coi là tương tự như sự phân chia Tam khoa (ba khoa dạy ở trường Trung cổ là ngữ pháp, tu từ và lôgic) và Tứ khoa (số học, hình học, thiên văn, âm nhạc) trong các cơ sở học thuật phương Tây. (Griffiths). Điều này nhắc nhở chúng ta rằng khoa học và công nghệ thực sự đã có từ lâu rồi chứ mới mẻ gì! Điều mới là trong thời đại chúng ta, chúng thấm nhuần cuộc sống hàng ngày, chúng tác động đến tất cả mọi người và về lý thuyết – thông qua máy tính cá nhân và thiết bị di động – mọi người đều có thể khai thác lợi ích của chúng. Về nguyên tắc, khoa học và công nghệ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đồng hoá kiến thức và đưa chúng ta đến gần hơn với một số khía cạnh của toàn tri.
Thế hệ của chúng ta đang nhận những giáo lý về Đại Viên Mãn (Dzogchen) và Đại Thủ Ấn (Mahamudra) trực tuyến từ những bậc Đạo sư đích thực thuộc những dòng truyền thừa liên tục. Các kho tàng Terma* quý báu, từng được cất giấu trong bầu trời và trái đất, giờ đây được nén nội dung vào trong các video và PDF.
Cuối cùng, các quá trình nhận thức và đối tượng nhận thức diễn ra trong tâm trí, và tâm trí là không gian:
Khi tâm trí và không gian không khác biệt; Đây là sự thể nhập pháp thân. Garchen Rinpoche, Eight Kinds of Mastery
Không gian mạng với như pháp giới đã được thảo luận trong một bài báo trước cho chuyên mục này.
Vào đầu năm nay, Tôn giả Gyalwa Karmapa thứ 17 đã tuyên dương Diệu pháp Như Lai, quảng bá trường phái Duy Tâm – có sẵn trên YouTube – cung cấp một quan điểm quan trọng về chủ đề toàn tri. Theo tông phái Duy thức (Yogācāra), Tôn giả Gyalwa Karmapa thứ 17 giải thích, mọi thứ xuất hiện trong nhận thức của chúng ta đều là do vọng thức biến hiện, do vọng tâm tạo ra. Nó không phải là một thực thể bên ngoài tách biệt với tâm thức của chúng ta. Yoga nên được hiểu là Dhyana paramita (sự hoàn hảo của thiền định), thâm nhập an trụ tâm. (Kagyu Office)
Toàn tri trong trí tuệ nhân tạo
Ở dạng tinh khiết nhất, khoa học và công nghệ cũng khao khát hiểu biết – và thậm chí có thể đạt được – sự hoàn hảo. Mặc dù khó nắm bắt về mặt kỹ thuật, tri thức hoàn hảo thậm chí không thể định nghĩa được chứ đừng nói đến việc đạt được.
Tuy nhiên, những tiến bộ mới trong công nghệ dựa trên tri thức đang mở ra những khả năng mới để đối đầu với khả năng của sự toàn tri, từ các hệ thống có khả năng trích xuất kiến thức từ cơ sở dữ liệu rất lớn cho đến các bộ dụng cụ được cho là có khả năng đọc và suy nghĩ. Các khái niệm như siêu trí thức, sự hoàn hảo logic, và sự toàn tri logic và vật lý được thảo luận trong các cơ quan học thuật, thúc đẩy chúng ta xem xét các nguồn tài nguyên rộng lớn có sẵn trong Phật giáo như một hệ quy chiếu.
Việc thực hành Phật giáo nên được thúc đẩy bởi đặc ân thể hiện những phẩm chất cao quý của từ bi tâm và độ lượng, chứ không phải bởi mong muốn đạt được nhận thức siêu việt. Chúng tôi dự tính khả năng của sự toàn tri như là một tài sản mới xuất hiện của thực hành tâm linh, cũng như của sự tiến hoá khoa học và kỹ thuật có trách nhiệm.
*Các Terma là một hiện tượng có chung nguồn gốc. Đó là những căn bản đã được cất giấu và được các vị thành tựu giả khám phá bằng quyền năng tâm linh vào những lúc thích hợp. Terma là những giáo lý trình bày phương pháp tu tập Phật giáo có hiệu quả, chân xác và sâu xa nhất. Đã có hàng trăm Terton, tức những người khám phá ra các bảo tạng Giáo pháp được cất giấu, tìm thấy hàng ngàn cuốn sách và các những vật thiêng liêng được cất giấu trong đất, nước, bầu trời, trong núi, các khối đá và cả ở trong tâm trí.
Do thực hành tu tập theo những giáo lý cất giấu này, nhiều người đã đạt được những thành tựu nhất định trong tu tập.
Tác giả: Paola Di Maio Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global
*** Tham khảo: 1. Evans, James A., and Jacob G. Foster. 2011. “Metaknowledge.” Science 331, No. 6018. Pp.721–25. 2. Chrisley, Ron. 2020. “Artificial Consciousness, Meta-Knowledge, and Physical Omniscience.” Journal of Artificial Intelligence and Consciousness 7, No. 02. Pp.199–215. 3. Cruz, John Alexander, and Zilber, Boris. 2018. “Logical perfection in mathematics and beyond” in Logical Perfection and Omniscience Morales. arXiv preprint arxiv:1803.04909. 4. Griffiths, Paul J. 1990. “Omniscience in the Mahāyānasūtrālaṅkāra and its commentaries.” Indo-Iranian Journal 33, No. 2. Pp.85–120. 5. Lin, Chen-kuo. 2011. “Phenomenology of Awakening in Zhiyi”s Tiantai Philosophy.” After Appropriation: Explorations in Intercultural Philosophy and Religion. pp.203–20. 6. Pandey, Lakshuman. 1972. “The Buddhist Conception of Omniscience.” PhD diss. https://macsphere.mcmaster.ca/bitstream/11375/8746/1/fulltext.pdf 7. Stalnaker, Robert. 1991. Logical Omniscience. “The problem of logical omniscience, I.” Synthese. pp.425–40.
Bình luận (0)