Trang chủ Bài viết nổi bật Giác ngộ, giải thoát rồi, có còn bị nhiễm ô nữa hay không?

Giác ngộ, giải thoát rồi, có còn bị nhiễm ô nữa hay không?

Quả vị giác ngộ, giải thoát có nhiều bậc. Hàng phàm phu đang tu tập có những điều an lạc, giải thoát tương đối thì có rất nhiều bậc. Còn hàng Thánh trở lên thì có bốn quả vị: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Tu Đà Hoàn, tiếng Pali viết là Sotàpanna, nghĩa là vị đã dự được vào dòng Thánh

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Quả vị giác ngộ, giải thoát có nhiều bậc. Hàng phàm phu đang tu tập có những điều an lạc, giải thoát tương đối thì có rất nhiều bậc. Còn hàng Thánh trở lên thì có bốn quả vị: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Tu Đà Hoàn, tiếng Pali viết là Sotàpanna, nghĩa là vị đã dự được vào dòng Thánh

Kính bạch quý Ngài,

Con là người tu tại gia và cũng có đọc một số Kinh sách của Phật dạy, có chỗ con không rõ lắm, nay mong rằng với lòng từ bi của quý Ngài giúp cho con được biết. Trong Kinh có đoạn bảo rằng: Bổn tính con người vốn là thiện, nhưng do cuộc sống bị nhiễm ô nên mới tạo những việc xấu ác, và như vậy cần phải tu để đoạn trừ những điều ác để từ đó mới có được an lạc tự tại, nhưng con thiết nghĩ nếu như mình tu đã được đến giai đoạn này rồi, có khi nào bị nhiễm ô trở lại nữa không?

Kính chúc quý Ngài khoẻ và an lạc.

Kính,

Nhuận Thanh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Giac ngo giai thoat con o nhiem nua khong 1

Xin chào Phật tử Nhuận Thanh,

Quý Thầy không bàn rộng về vấn đề như bản tánh con người vốn là thiện hay là ác, không thiện không ác,… mà chỉ giải đáp mối boăn khoăn của phật tử là khi đã giác ngộ, giải thoát rồi có còn bị nhiễm ô nữa hay không?

Thưa Phật tử,

Một khi đã giác ngộ, giải thoát rồi thì không thể nào trở lại phàm phu được. Ví như gạo đã nấu thành cơm rồi thì không thể nào cơm trở thành gạo được. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển bốn) có đoạn tôn giả Phú Lâu Na hỏi đức Phật về bản chất của Bồ đề, Niết bàn giống như Phật tử hỏi vậy, đức Phật trả lời:

“Theo như ngươi hiểu, sao lại còn hỏi Diệu Giác của chư Phật lại sinh núi sông đất đai nữa! Cũng như quặng vàng, đất cát lộn với vàng ròng, khi quặng đã luyện thành vàng ròng thì chẳng trở thành quặng nữa; như cây đã đốt thành tro, thì chẳng trở lại thành cây nữa. Bồ đề, Niết bàn của chư Phật cũng như vậy” (Bản dịch của HT.Duy Lực).

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý đến mức độ giải thoát, giác ngộ của từng trường hợp. Vì có những mức độ giải thoát, giác ngộ rất cao, có thể gọi là “rốt ráo”, vĩnh viễn thoát ly mọi khổ ách điên đảo, nhưng cũng có những trường hợp chưa thật sự giải thoát, chứng Thánh chi cả, mà cứ lầm tưởng là đã chứng Thánh rồi.

Do đó dễ rơi vào cạm bẫy của ngã mạn, cống cao; nghĩa là các phiền não chưa thật sự được tát cạn, chưa được vét sạch thì các phiền não đó làm nhân, làm duyên cho các phiền não khác sinh khởi và cứ tiếp nối sinh tử luân hồi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Giac ngo giai thoat con o nhiem nua khong 2

Chúng ta cũng nên lưu ý, quả vị giác ngộ, giải thoát có nhiều bậc. Hàng phàm phu đang tu tập có những điều an lạc, giải thoát tương đối thì có rất nhiều bậc. Còn hàng Thánh trở lên thì có bốn quả vị: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Tu Đà Hoàn, tiếng Pali viết là Sotàpanna, nghĩa là vị đã dự được vào dòng Thánh, nên người Hoa dịch là “Dự lưu quả”; quả vị này còn phải sinh tử 7 lần nữa mới chấm dứt hoàn toàn sinh tử, nên còn được dịch là “Thất lai.”

Quả vị này như Đức Phật trình bày trong các Kinh là tối đa là sinh tử bảy lần, sau đó chứng quả vị A La Hán, vĩnh viễn cắt đứt mọi kiết sử mà tự tại vào ra ba cõi. Nếu đã đạt đến quả vị tối thượng như vậy thì không bao giờ phải tái sinh nữa, nên được gọi là bậc “Vô sinh”.

Tóm lại, một khi đã giác ngộ rốt ráo, chứng nhập quả vị Niết bàn tối hậu thì không bao giờ trở lại sinh tử luân hồi nữa.

Kính chúc quý phật tử thân tâm thường an lạc và tinh tấn phát huy các thiện tâm, góp phần thanh tịnh hoá, làm đẹp cuộc đời.

Nhuận Thanh hỏi; TK. Giác Hoàng trả lời

Nguồn link: https://daophatkhatsi.vn/phat-hoc/phat-phap-van-dap/mot-khi-da-giac-ngo-giai-thoat-roi-co-con-bi-nhiem-o-nua-hay-khong.html

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường