Cư trần lạc đạo phú được viết theo lối phú luật hay phú cận thể của thời thịnh Đường, gồm mười hội, viết bằng chữ Nôm và một bài thi kệ kết thúc bằng chữ Hán. Mười hội nói về quan điểm của người tu giữa chồn trần ai, cùng các điểm khai ngộ lý thiền.

Tác giả: Đồng Hảo Học viên Cao học – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam cũng như các nước Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa Hán, sử dụng chữ Hán và tiếng Hán trong một thời gian rất dài. Ở Việt Nam, chữ Hán có mặt từ sớm, có thể kể từ những thế kỷ trước công nguyên. Từ năm 939 trở về sau, khi Việt Nam giành được độc lập, chữ Hán vẫn được thịnh hành và khẳng định vị trí quan trọng của nó trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của người Việt. Chữ Hán trở thành phương tiện quan trọng để nâng cao dân trí, thi cử, đào tạo nhân tài và phát triển văn hóa dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XX. Từ chất liệu chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm, văn tự này được sử dụng và phát triển trong đời sống văn hóa của các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thời phong kiến.

Chữ Nôm là khái niệm dùng để chỉ các loại văn tự khối vuông được xây dựng trên cơ sở chất liệu chữ Hán, gồm có: tự dáng, âm đọc, phương thức kết hợp, phương thức dùng chữ để ghi lại ngôn ngữ của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Văn tự dùng ghi ngôn ngữ của người Việt gọi là chữ Nôm Việt; văn tự dùng để ghi lại tiếng Tày gọi là chữ Nôm Tày; văn tự dùng để ghi tiếng Ngạn gọi là chữ Nôm Ngạn; văn tự dùng để ghi tiếng Dao gọi là chữ Nôm Dao.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, mặc dù người Việt đã giành lại độc lập dân tộc nhưng chữ Hán luôn có được một đăc quyền, đặc quyền ấy được củng cố bằng chế độ khoa cử theo mô hình Trung Quốc. Vì lí do này, tri thức Việt Nam diễn đạt tư tưởng, tình cảm bằng chữ Hán, không chỉ thơ, phú, sử kí mà cả bố cáo của triều đình, sớ tấu, luật lệ đều được viết chữ Hán.

Dựa trên các điều kiện có sẵn như chữ Hán, hợp nhất ba dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường cùng sự trăn trở của Trần Thái Tông muốn lập nên dòng thiền mới mang bản sắc dân tộc, phù hợp với phong tục tập quán Đại Việt, nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời. Tuy nhiên, vì sứ mệnh đất nước nên mãi đến đời vua Trần Nhân Tông thì Phật đời sống mới đi vào hiện thực, có sự ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo đại thừa, tịnh độ vào thiền, pha lẫn ảnh hưởng mật tông cùng dân gian. Qua các tác phẩm như Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca của Trần Nhân Tông, Phú dạy con của Mạc Đĩnh Chi, Cư Trần Lạc Đạo phú của Trần Nhân Tông,… Tuy nhiên, ở bài nghiên cứu này, người viết chọn Hội Thứ 9 trong Cư Trần Lạc Đạo phú của Trần Nhân Tông để làm rõ về từ ngữ cũng như giá trị của văn bản mà tác giả muốn nhắn nhủ.

NỘI DUNG

Chương 1. Khái quát về tác giả và tác phẩm

1.1. Tác giả

Phật hoàng Trần Nhân Tông (陳仁宗) (1258-1308) tên khai sinh là Trần Khâm, tự Thanh Phúc, sinh năm Mậu Ngọ (1258), Ngài là con cả của vua Trần Thánh Tông và hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Đại việt sử ký toàn thư có ghi lại: “Trần Nhân Tông được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, hai cung cho là lạ, gọi là Kim Tiền đồng tử. Trên vai có một nốt ruồi đen nên có thể gánh vác việc lớn”[1].

Vốn bản tính thông minh, đa tài và học rộng về Phật học cũng rất tinh tường, thường cùng các vị tôn đức trong thiền gia giảng cứu thiền học. Nhất là được sự giáo huấn của Tuệ Trung thượng sĩ nên Trần Nhân Tông am hiểu Phật pháp đến mức uyên áo. Năm 16 tuổi được lập làm thái tử, Trần Nhân Tông có ý từ chối xin nhường cho em nhưng không được vua cha chấp nhận. Năm 21 tuổi được vua cha truyền ngôi và lấy hiệu là Thiện Bảo Nguyên Niên.

Trong thời gian tại vị đất nước gặp rất nhiều khó khăn, khi vừa lên ngôi nhà Nguyên cũng vừa diệt xong nhà Tống và có ý đồ xâm chiếm nước ta, lợi dụng chú của Trần Nhân Tông là Trần Di Ái cùng Lê Tuân, Lê Mục đi sứ sang Trung Quốc. Vua nhà Nguyên phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương và sai Xài Thung đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Vốn là người có thể gánh vác được việc lớn cùng sự anh minh, tài trí cộng thêm sự giúp sức của quan tài, tướng giỏi. Trần Nhân Tông cùng với quân và dân cả nước đã đánh tan 3 lần xâm lược của quân Nguyên Mông. Đại việt sử ký toàn thư viết “Trần Nhân Tông là một vị vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng đời trước. Thực sự là một vị vua hiền đời Trần”[2]. Hậu thế ca ngợi Ngài là một vị anh hùng, tài trí có công chống giặc Nguyên mà đồng thời Trần Nhân Tông còn được biết đến như một nhà thiền học Phật giáo. Vốn yêu thích đạo Phật từ nhỏ, sau khi tại vị 14 năm Trần Nhân Tông truyền ngôi cho vua Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng. Ông ở ngôi Thái Thượng Hoàng được 5 năm, thấy vua Anh Tông có thể tự mình trông coi quốc sự, Trần Nhân Tông quyết định xuất gia ở núi Yên Tử lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ. Ông thống nhất ba dòng thiền: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành lập thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và tư tưởng nhập thể Cư trần lạc đạo, Hòa quang đồng trần là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đai Việt. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc, đã khai sáng ra phái Thiền Viện Trúc Lâm đồng thời là vị tổ sư thứ nhất của phái thiền này.

Năm 1304, Trần Nhân Tông chống gậy trúc dạo đi khắp các địa phương, xóm làng trong nước để khuyến khích muôn dân giữ gìn năm giới, tu hành thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan, xây dựng chính tín. Mùa đông năm này, Vua Trần Anh Tông dâng biểu mời Điều Ngự vào đại nội trong cung để truyền giới Bồ tát cho các vương công, bá quan văn võ, quần thần. Năm 1307, niên hiệu Hưng Long thứ 15, tại am núi Ngọa Vân, Ngài truyền y bát và viết tâm kệ cho Ngài Pháp Loa. Mùng 1 tháng giêng năm 1308, niên hiệu Hưng Long thứ 16, tại Cam Lộ đường chùa Siêu Loại (nay là Gia Lâm, Hà Nội), Trần Nhân Tông trao chức trụ trì chùa Báo Ân cho Ngài Pháp Loa và truyền tâm ấn phong làm Đệ nhị tổ Trúc Lâm trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông. Trần Nhân Tông trở thành Sơ tổ thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới các chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Dương, Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các lễ hội. Mùng 1 tháng 11 năm 1308, Sơ tổ Nhập diệt tại đỉnh Ngọa Vân, am Tử Tiêu, núi Yên Tử, thọ thế 51 năm.

Trước tác của Trần Nhân Tông chỉ gồm 32 bài thơ, 2 bài phú, 2 bài giảng, 2 đoạn ngữ lục, 1 bài văn xuôi và một số văn thư ngoại giao. Trong đó, Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca được sáng tác khoảng sau năm đại thắng Nguyên Mông lần thứ ba. Đây là hai tác phẩm văn học thuộc loại đầu tiên bằng chữ Nôm, mang lại nhiều giá trị đương thời cũng như hiện nay.

1.2. Tác phẩm

1.2.1. Sơ lược vế tác phẩm Cư Trần Lạc Đạo phú

Trần Nhân Tông từng sáng tác rất nhiều nhưng hiện nay đã bị thất truyền, các sáng tác của ông chủ yếu là viết về Phật học. Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác nhiều tác phẩm thi ca nhưng hiện nay cũng không còn, chỉ còn lại 25 bài in trong Việt âm thi tập. Hai bài phú nổi tiếng của Trần Nhân Tông đó là Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (thơ 4 chữ bằng tiếng Việt) đều được in trong Thiền tông bản hạnh.

Cư trần lạc đạo phú được viết theo lối phú luật hay phú cận thể của thời thịnh Đường, gồm mười hội, viết bằng chữ Nôm và một bài thi kệ kết thúc bằng chữ Hán. Mười hội nói về quan điểm của người tu giữa chồn trần ai, cùng các điểm khai ngộ lý thiền.

Hội thứ nhất: Gồm 14 câu diễn tả tâm trạng Trần Nhân Tông lúc còn làm Thái thượng hoàng luôn thành tâm hướng Phật không nhất thiết là ở thành thị, ở thôn quê hay rừng núi, mà ở bất cứ hoàn cảnh nào tâm luôn thuần tịnh.

Hội thứ hai: Trong hội này Trần Nhân Tông dạy con người tu cốt nhân và sống với tâm chân thật, giữ gìn tính sáng suốt buông bỏ các vọng niệm, cốt lõi là lấy đạo đức làm gốc.

Hôi thứ ba: Hội thứ 3 tiếp ý hội thứ 2, Trần Nhân Tông quan niệm Phật tức tâm, chỉ cần tu dưỡng tâm mình thì khắc có Phật tính không cần lên núi Yên Tử hay ngồi am sạm non đông tu hành.

Hội thứ tư: Trong hội này, Trần Nhân Tông nhắc nhở người tu hành muốn đắc đạo cốt biết được tâm thì sẽ chấm dứt mọi lậu hoặc, làm chủ sáu căn, chuyển ba độc mới chứng ba thân.

Hội thứ năm: Ở hội này, Ngài khuyên mọi người nên học đạo.

Hội thứ sáu: Hội này triết lý thiền tông được chuyển hóa nhuần nhuyễn trong đời sống tâm linh của con người, tu hành sạch vọng niệm trong lòng, bên ngoài giữ được điều răn về sắc tướng thì trở thành vị bồ tát trang nghiêm và người tu thiền kén được bạn giỏi, tìm được thầy hay thì dù tan thân nát ốc cũng chưa đủ để đền ơn.

Hội thứ bảy: Trần Nhân Tông chỉ cái hay, cái quý của nhà Phật, nêu triết lý đạo Khổng cũng như đao Phật. Người tu hành phải đến nơi mới nhận được giá trị tuyệt vời của đạo.

Hội thứ tám: Muốn trở thành Phật thì phải cố gắng rèn luyện, phải để cho tâm hồn thỏa mái chẳng câu nệ gì cả, bởi càng cố gắng nén xuống thì càng nổi lên như xông cốc.

Hội thứ chín: Ở hội này Ngài chỉ cho con người biết lối tu của chư tổ. Tuy đường lối chỉ dạy của chư Tổ khác nhau nhưng mục đích giống nhau, cốt làm sao cho hành giả nhận ra tâm chân thật qua thực nghiệm không phải ở lý thuyết suông.

Hội thứ mười và kệ: Nếu biết chân không chỉ có một nhưng vì căn khí mỗi chúng sinh khác nhau nên phương tiện có nhiều sai biệt. Do lòng ta chưa thông chẳng phải chư tổ dấu diếm không chỉ dạy. Những người ưa nơi vẳng vẻ, lánh xa nhân ngã, công danh, trau dồi đạo đức chuyển hóa thân tâm, thành tựu thánh trí.

1.2.2. Mô tả văn bản

Văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú học viên sử dụng là bản chụp từ Viện Hán Nôm Hà Nội. Toàn bộ nội dung văn bản chỉ trên một trang giấy.

Hội thứ 9 là hội sử dụng nhiều điển cổ nhất (29 điển cố) và là hội có nhiều câu phú nhất trong mười hội. Các điển cố được sử dụng nhiều trong hội này, bởi vì: “Số 9 tượng trưng cho quyền lực chí cao vô thượng của bậc đế vương trong xã hội phong kiến xưa. Chế độ quân chủ cũng chia toàn bộ triều đình làm chín phẩm, tức Cửu Phẩm Quan Giai và được áp dụng toàn bộ các triều đại quân chủ A Đông. Số 9 luôn được coi như là biểu trưng cho sự uy quyền và sức mạnh: Ngai vàng thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian, số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt: Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao. Số 9 sùng bái, tôn thờ và gần như trở thành triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch, dựa trên thuật luận số. Số 9 tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Ngọc Hoàng là ngày 9 tháng giêng. Số 9 còn được ghép cho ngôi vị hoàng đế, tất cả đồ dùng trong cung đình dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long, Cử Đào Hồ, Cửu Long Trụ,…”[3]. Bài phú này được tác giả sáng tác lúc đang làm Thái Thượng Hoàng giúp đỡ Trần Nhân Tông trị vì đất nước nên tác phẩm tác giả sáng tác cũng phần nào bị ảnh hưởng và nói lên tâm trạng lúc bấy giờ. Ở hội này, tác giả sử dụng nhiều điển nhất cũng bởi lẽ muốn chứng minh sự am hiểu thiền học của mình. Cuộc đời dù có những điều bất như ý xảy xa, cũng luôn khéo léo uyển chuyển để vượt qua như vượt qua từng công án thiền.

Văn bản gồm có 296 chữ, được viết theo thể phú đường luật, câu đối nhau theo từng cặp, vần với nhau và được chia theo bố cục như sau:

Lung khởi: 4 câu đầu

Biện nguyên: 4 câu tiếp

Thích thực: 2 câu tiếp

Phu diễn: 20 câu tiếp

1.3. Vài nét về phú đời Trần

1.3.1. Nguồn gốc. sự ra đời và phát triển phú đời Trần

Phú là một thể loại văn học quan trọng của Trung Quốc, ra đời từ thời chiến quốc. Tên thể loại phú do Tuân Huống đặt ra để gọi tên cho tác phẩm của mình. Lưu Hiệp viết: “Xét về nguồn gốc, rõ ràng phú bắt nguồn từ nước Sở, thịnh lên ở đời Hán. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng phú có nguồn gốc sâu xa hơn: Ban Cố cho phú là một thể loại thơ cổ. Đến khi Khuất Nguyên làm Ly tao, thì thơ phú mới bắt đầu lan rộng. Phú bắt nguồn từ các nhà thơ, lấy cơ sở từ sở từ”[4]. Như vậy, chúng ta có thể thấy được phú có nguồn gốc sâu xa từ văn học Trung Hoa. Phú gồm có 5 thể: Tao thể, tán thể (còn gọi là phú cổ thể), biền lệ (biền thể), luật thể và văn thể. Ở Việt Nam, phú không có điều kiện xuất hiện ở xã hội phật giáo đời Lý do nhiều nguyên nhân khách quan về điều kiện lịch sử và tư duy, tình cảm của con người. Nó được sử dụng chủ yếu ở thời Trần, khi mà vai trò của đạo Nho được đề cao và việc xây dựng nhà nước phong kiến Nho giáo được kính trọng.

Phú Việt Nam được mở đầu với bài phú Nôm của Trần Nhân Tông, Lý Đạo Tái và Mạc Đĩnh Chi vào cuối thế kỷ thứ XIII đầu thế kỷ XIV. Phú của Trần Nhân Tông có đối tượng, biền ngẫu làm theo lối trữ tình ngôi thứ nhất chia thành mười hội và kết lại bằng bài kệ. Phú dạy con của Mạc Đĩnh Chi gồm 204 câu 4 chữ. Đây là những bài phú có nội dung và hình thức độc đáo khó thấy có ở phú của Trung Quốc.

Phú là một thể loại văn học nhằm phô diễn tư tưởng, tình cảm, ý chí của kẻ sĩ với non sông đất nước, đối với thánh triều. Những điều này cũng được thể hiện khá rõ trong ba bài phú ra đời sớm nhất thời Trần là Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, Vịnh Vân Yên tự phú của Lý Đạo Tái và Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi. Một điều đáng chú ý là trong số ba bài phú chữ Nôm ra đời sớm nhất vào thời Trần thì có tới hai bài xuất xứ từ thiền phái Trúc Lâm đó là hai bài phú Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông và Vịnh Vân Yên tự phú của Lý Đạo Tái. Nội dung hai bài phú Cư trần lạc đạo phú và Vịnh Vân Yên tự phú nêu lên những tư tưởng quen thuộc của thiền phái. Tuy nhiên, không vì thế mà hai bài phú này không thể hiện hết được thuộc tính của phú là tả chí. Cái chí ở đây được Đặng Thai Mai giải thích: “Ta nên hiểu chữ chí ở đây là tâm của kẻ sĩ. Cho nên chí không chỉ có phần nghị lực, phần ý chí mà thôi mà nó có phần tâm tình kẻ sĩ nữa”[5].

Với ba bài phú nêu trên, người đọc đã biết đến phú chữ Nôm. Tuy nhiên, phải đến cuối thời Lê mới bắt đầu nở rộ và đạt đến mức điêu luyện, tinh xảo. Người thực sự khơi dòng cho phú Nôm là Nguyễn Hàng với Đại hồng phong cảnh phú và Tịch cư ninh thể phú. Từ đây trở đi phú Nôm mới bắt đầu được ưa chuộng, về sau phú Nôm tiếp tục phát triển theo hai hướng. Thứ nhất là ca ngợi và tỏ chí như tác phẩm Ngã ba hạc phú của Nguyễn Bá Lân, Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng... Thứ hai là giáo huấn với các bài phú khuyết danh như: Răn cờ bạc, Răn rượu, Khuyên thế nhân... Phú Nôm giàu tính hiện thực, nhiều bài đạt thành tựu cao về nghệ thuật.

Như vậy, phú có nguồn gốc xâu xa từ văn học Trung Hoa. Khi du nhập vào nước ta phú bắt đầu xuất hiện vào thời Trần với ba bài phú chữ Nôm của Trần Nhân Tông, Lý Đạo Tái, Mạc Đĩnh Chi và ngày càng phát triển đạt những thành tựu cao về cả nội dung lẫn nghệ thuật.

1.3.2. Nội dung phú đời Trần

- Thể hiện tinh thần dân tộc, ca ngợi thiên nhiên, đất nước và con người thời Trần

Phú thời Trần thể hiện tinh thần quật cường của dân tộc, ca ngợi công đức của các vị vua Trần trong chống xâm lược và xây dựng đất nước. Bày tỏ tâm trạng hào hứng, phấn khởi của con người trước thiên nhiên, đất nước tươi đẹp, giàu có, bày tỏ khát vọng hòa bình. Đó là tinh thần Bạch đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Trảm xà kiếm phú của Sử Hy Nhan, Thiên hưng trấn phú của Nguyễn Bá Thông…, Những bài phú của thời thịnh Trần (1225 -1340) Bạch đằng giang phú là bài ca hào hùng của thời đại phô diễn vẻ đẹp tráng lệ của khí thế dân tộc qua những hình ảnh chói lọi trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

- Thể hiện chí khí, khát vọng của kẻ sĩ

Phú thời Trần bộc lộ chí hướng, khát vọng của kẻ sĩ mong muốn phò trợ giúp nước, thi thố tài kinh bang tế thế, can gián vua chúa mong muốn giúp vua sửa đức, trở thành minh quân, bày tỏ khát vọng phò nghiêng đỡ lệch. Tiêu biểu là Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi, Cần chính lâu phú của Nguyễn Pháp, Diệp mã nhi phú của Nguyễn Phi Khanh, Cảnh Minh Phú của Đào Sư Tích, Quan chu nhạc phú của Nguyễn Nhữ Bật,… Những bài phú loại này chủ yếu xuất hiện trong thời vãn Trần, bắt đầu từ Trần Dụ Tông (1341-1369). Thời kỳ này, giai cấp thống trị sau một khoảng thời gian nằm gai nếm mật, đồng cam cộng khổ với nhân dân, nay bắt đầu đi vào xa hoa hưởng lạc và triều đình nhà Trần cũng bắt đầu nghiêng ngửa vì những biến động xã hội. Ý thức được điều này, các tầng lớp nho sĩ đề ra yêu cầu cấp thiết là nhà vua phải tu thân.

Cảm hứng can gián, khuyến phúng xuất hiện ở hàng loạt phú thời này, phản ánh một vấn đề xã hội có tính cấp thiết, bức xúc của lịch sử. Trong Cầm chính lâu phú Nguyễn Pháp khuyên vua không nên ăn chơi xa xỉ, mà phải chăm chỉ việc triều chính.

- Thể hiện tinh thần triết luận về vũ trụ và nhân sinh, cảm khoái thời thế, bày tỏ sự thất vọng và nhu cầu thay đổi hiện tại xã hội

Điều này thể hiện trong các bài phú của Trương Hán Siêu, Đào Sư Tích, Trần Công Cẩn, Bạch đằng giang phú là một bài ca nhưng lại mang cả một nỗi bi ai ngấm ngầm. Đó là tâm trạng thương xót cho những ai đã ngã xuống trên dòng sông này.

1.3.3. Đặc điểm và hình thức phú đời Trần

Phú đời Trần có nghệ thuật khá điêu luyện và thuần thục. Phú chủ yếu được làm theo hai thể cổ thể và cận thể. Âm điệu hài hòa, đối chỉnh, lời ý chặt chẽ. Lê Quý Đôn từng nhận xét “Văn thể phú về triều nhà Trần phần nhiều khôi kì, hùng vĩ, lưu loát, đẹp đẽ, âm vận, cách điệu giống như văn nhà Tống”[6].

1.3.3.1. Phú cổ thể

Phú cổ thể chính là một thể văn vốn là từ thơ cổ phong dãn ra, do đó cách kết cấu rộng rãi, các đoạn mạch cũng không cần phải chặt chẽ chỉ cần vần mà không cần đối, cũng không cần hạn số vần nhất định mỗi câu có thể là bốn từ, bảy từ hay nhiều từ theo lối trường đoản cú không cân đối. Những bài phú hoàn toàn dùng câu bốn từ gọi là phú tứ tự, dùng hoàn toàn câu bảy từ gọi là phú thất tự. Những bài phối theo lối trường đoản cú, lối văn xuôi có vần gọi là phú lưu thủy. Ngoài ra, những bài phú có những câu đệm từ hề (chừ), gọi là phú theo điệu Sở từ. Ví dụ:

Trích đoạn đầu của bài Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi, làm theo thể Lưu thủy:

“Khách có kể: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng hồng

Ao trong ngắm làn nước biếc. nhạc phù vịnh phúc Phù dung.

Chợt có người: Mặc áo quê, đội mũ vàng.

Hỏi: “Ở đâu lại?” Rằng: “Từ Họa sơn”

Bèn bắc ghế, bèn mời ngồi…”

Hoặc Trích đoạn đầu của bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, làm thể Lưu thủy có pha lối Sở từ:

“Khách có kẻ giương buồm giong gió chơi vơi, lướt bể chơi trăng mải miết.

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; chiều lần thăm chừ Vũ Nguyệt

Cửu giang, Ngũ hồ, Tam Ngô, Bách Việt,

Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân mộng chứa trong kho tư tưởng cũng nhiều,

Mã tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

Bèn giữa dòng chừ buông chèo; học Tử trường chừ thú tiêu giao...”.

1.3.3.2. Phú cận thể

Phú cận thể hay phú đường luật: Nếu phú cổ thể ít được dùng trong văn học quốc âm thì phú cận thể hầu như được dùng phổ biến. Thể phú này có từ đời Đường nên đời sau gọi là phú đường luật. So với phú cổ thể, phú đường luật có kết cấu chặt chẽ, theo một số quy luật nhất định.

Về cách đặt câu: Câu trong phú đường luật phải có vần và phải đối nhau.

Vần có hai lối: Độc vận, nghĩa là cả bài chỉ có một vần. Liên vận, nghĩa là bài thơ gồm có nhiều vần. Vần thì có thể vần bằng, có thể vần trắc, độc vận cũng có thể hoặc bằng, hoặc trắc. Gieo vần có hai cách: Phóng vận (phóng là thả, cho tự do) tức là gieo vần theo ý mình; Hạn vận (hạn chế các vần) tức là ra sẵn một câu làm vần, mình phải theo thứ tự các chữ trong câu ấy mà gieo vần cho đủ và không được gieo vần khác vào. Trong phú liên vận, từ câu trên chuyển xuống câu dưới, từ đoạn trên chuyển xuống đoạn dưới đều tự do thay đổi vần lúc nào cũng được, miễn là nằm trong một đoạn mạch bố cục.

Câu trong phú đường luật khác câu trong phú cổ thể là phải đối nhau dù đặt theo lối bát tự, song quan, cách cú hay hạc tất. Đối là phải đối thanh đi với đối ý. Trong câu bát tự và song quan, nếu từ cuối câu trên là trắc thì từ cuối câu dưới là bằng hoặc ngược lại. Trong câu cách cú hay hạc tất, từ đậu (tức là từ cuối trong vế đầu trong câu cách cú hay từ cuối trong vế đầu và vế thứ hai trong câu hạc tất) cũng phải theo luật lệ đó. Đấy là luật của hệ thống ngang, còn có niên của hệ thống dọc, tức là quan hệ về thanh giữa các câu bát tự, song quan, cách cú, hạc tất trong một bài phú. Thí dụ:

Khổ dạng trâm anh,

Nết na chương phủ.

Hoi miệng sữa còn giọt máu, nét hào hoa chừng ná Tấn Dương; Chòm tóc xanh vừa chấm ngang vai, lời khi nghiệp chững so Y, Phó.

Ở đây, hai câu bát tự chuyển xuống hai câu cách cú. Như vậy, từ “phủ” ở cuối câu thứ hai bát tự là trắc phải ăn khớp với từ “máu” là từ đậu cũng trắc ở cuối vế thứ nhất câu đầu cách cú kế tiếp. Cũng như vậy, từ “dương” là bằng ở cuối câu đầu cách cú phải ăn khớp với từ “vai” là từ đậu cũng bằng ở cuối vế thứ nhất câu thứ hai cách cú, v.v…Có thể tóm tắt niêm trong bốn câu nói trên như sau: Phủ (trắc), Máu (trắc), Dương (bằng), Vai (bằng), Phó (trắc)... Như vậy là thanh trắc hay thanh bằng phải niêm từng cặp với nhau, nếu lẻ là thất niêm.

Về cách bố cục: Cách sắp đặt đoạn mạch trong một bài cú đường luật cũng chặt chẽ như trong một bài thơ Đường luật, nghĩa là cũng đủ khai, thừa, thực, luận, kết. Trong một bài phú, thường người ta chia ra 5 hoặc 6 đoạn: Lung, biện nguyên, thích thực, phù diễn, nghị luận, kết. Những phần đề cập bên trên chỉ là khái quát, thực chất một bài phú thường gồm 4 đoạn: Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Ở đoạn mở đầu cũng như ở phần đầu mỗi đoạn không dùng câu dài như cách cú hay hạc tất, mà chỉ dùng câu ngắn như bát tự, song quan, rồi mới đến câu dài. Trong mỗi đoạn thường gieo một vần (nếu bài có nhiều vần), nhưng cũng có thể gieo nhiều vần, nếu không muốn gò bó.

Đó là những nét chính về hình thức nghệ thuật phú đời Trần.

Chương 2. Chữ Nôm và chữ Nôm trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

2.1. Khái niệm về chữ Nôm, nguồn gốc, sự phát triển và cấu trúc chữ Nôm

2.1.1. Khái niệm chữ Nôm

Chữ Nôm là loại hình văn tự được người Việt sáng lập dựa trên cơ sở của chữ Hán. Nói như GS. Nguyễn Tài Cẩn và Xtankevich thì “Chữ Nôm là một lối chữ vuông, xuất thân từ chữ Hán, nhưng lại chuyên dùng để ghi tiếng Việt … là một lối chữ đối lập một đằng với chữ Hán ở mặt ngôn ngữ mà nó phục vụ, một đằng đối lập với chữ quốc ngữ ở mặt nguyên tắc cấu tạo bên trong của nó. Tư liệu dùng để cấu tạo chữ Nôm, người Việt đều vay mượn từ chữ Hán. Nhưng đây là những chữ Hán đã đọc với cách đọc riêng của người Việt, giới Đông-Phương thường quen gọi là cách đọc Hán Việt. Lối đọc này vốn bắt nguồn từ cách phát âm Trung Quốc dạy ở Việt Nam vào cuối đời Đường nhưng trên đó đã phủ thêm nhiều lớp biến đổi do hệ thống ngữ âm tiếng Việt và lịch sử phát triển của hệ thống ngữ âm tiếng Việt đưa lại”[7].

2.1.2. Các thời kỳ hình thành chữ Nôm

Từ đầu công nguyên đến thề kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng “Nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán”[8].

Đào Duy Anh viết trong sách Chữ Nôm nguồn gốc cấu tạo diễn biến “Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX. Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm và dùng để biểu đạt từ thuần Việt, kết hợp với chữ Hán dùng để biểu đạt từ Hán Việt và tạo nên một bộ chữ viết phổ thông cho tiếng Việt lúc đó. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời nhà Hồ ở thế kỷ XIV và nhà Tây Sơn ở thể kỷ XVIII, xuất hiện khuynh hướng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ”[9].

Sau khi dân tộc Việt thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên trở thành quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý. Gần một ngàn năm sau đó, từ thế kỷ X cho đến cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, y khoa, luật pháp, tôn giáo, hành chính được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các bộ văn kiện hành chính được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ năm 1788 đến 1802. Những sổ sách, giấy tờ, khế đất, địa bạ,… chỉ đôi khi có xen chữ Nôm thì không tìm được một chữ Hán mang nghĩa tương đương chỉ các danh từ riêng như tên đất, tên làng, xã, tên người. Điều này có thể hiểu, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử và văn hóa của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ dụng của chữ Nôm so với chữ Hán.

Có nhiều học giả trong và ngoài nước đã tìm hiểu về sự ra đời của chữ Nôm và có nhiều ý kiến khác nhau, như: Phạm Huy Hổ viết trong bài Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Lê Dư và GS. Nguyễn Đổng Chi căn cứ vào ý “Sĩ vương bắt đầu lấy chữ Hán để dịch ra tiếng ta” của Nguyễn Văn San trong Đại Nam quốc ngữ cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ II.[10] Nguyễn Văn Tố dựa vào chữ “bố cái” trong “Bố Cái đại vương” do dân đại Việt suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ VIII.[11] Trần Văn Giáp căn cứ vào chữ “Cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.[12]  GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Lê Văn Quán đã căn cứ vào thanh mẫu và vận mẫu để chứng minh chữ Nôm không thể có từ thời Sĩ Nhiếp[13] và xuất hiện sau đời Đường[14]. GS. Đào Duy Anh cho rằng do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh, Lê, và đầu Lý chữ Nôm đã xuất hiện[15].

Trong sách Long cương văn tập Cao Xuân Dục viết “phải đến cuối thế kỷ XIX chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương mới đưa ra những quy định bảo hộ chữ Latinh cho tiếng Việt thay thế chữ Hán và chữ Nôm, kể từ đó chữ La tinh cho tiếng Việt bắt đầu được gọi là chữ quốc ngữ. Sang thể kỷ XX người Pháp cho mở rộng chính sách dùng chữ quốc ngữ ra Bắc kỳ. Sau khi chữ quốc ngữ được phổ biến ở đầu thế kỷ XX, chữ Nôm dần mai một. Để tạo điều kiện cho chữ quốc ngữ phát triển, chính quyền thực dân Pháp khi đó đã có chính sách cấm chữ Nôm trong bộ máy hành chính Nam Triều”[16].

Ngày nay, trên thế giới có rất ít người đọc được chữ Nôm. Vì vậy, khối tài liệu Hán Nôm đã qua xử lý có trên hệ thống số hóa cũng như sử liệu Nôm chưa được xử lý còn rất nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu chữ Nôm là vấn đề cần được quan tâm đối với người con Việt.

2.1.3. Các giai đoạn phát triển chữ Nôm

Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ, mượn âm Hán để chép tiếng quốc âm, phép đó gọi là chữ giả tá (假借). Dần phép ghép hai chữ lại với nhau với một thành phần biểu âm và một thành phần biểu ý, phép này gọi là hình thanh (形聲).

Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, những áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, tình cảm với đa dạng thể loại như thơ theo luật Đường, văn tế, truyện thơ song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm dân tộc khi hào hùng khi thì bi ai, khi trang nghiêm khi thì bỡn cợt.

Trong sách Thiền Tông Bản Hạnh viết Chữ Nôm vào thời Trần hiện còn lưu giữ được một số văn bản như Cư Trần Lạc Đạo phú của Trần Nhân Tông, Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca của Trần Nhân Tông, Hoa Yên Tự phú của Lý Đạo Tái, Giáo Tử phú của Mạc Đĩnh Chi. Ngoài ra, Đại Việt sử ký tiền biên (q5, t37) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (q7,t.26) đều ghi: Mùa thu tháng 8 năm Nhâm Ngọ niên hiệu Thiên Bảo thứ 4, có cá sấu đến sông Lô, vua sai quan thượng thư bộ hình là Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu tự bỏ đi. Vua cho việc này giống việc làm của Hàn Dũ ở đời Đường nên ban cho ông họ Hàn. Nguyễn Thuyên giỏi thơ phú quốc ngữ, nhiều người bắt chước làm. Nay gọi thơ quốc âm là Hàn luật bắt đầu từ đây. Tuy nhiên, bài văn của ông hiện nay không còn, nhưng theo Phan Huy Chú ghi trong Lịch Triều Hiến Chương loại chí thì tập này có nhiều thơ quốc âm. Như vậy, có thể hiểu, căn cứ vào tư liệu sử thì Nguyễn Thuyên là người giỏi về văn và thơ Nôm.

Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (chính biên, q7,t44) ghi Nguyễn Sĩ Cố ở thế kỷ 14 cũng giỏi văn thơ quốc âm; cũng trong quyển Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (chính biên, q11,t3 và t22) ghi Hồ Quý Ly ở cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV có làm thơ quốc âm để tặng cho vua Trần Nghệ Tông và dịch thiên Vô Dật trong Kinh Thư ra chữ quốc ngữ để dạy cho các quan gia.

Hiện nay, hầu hết các văn bản trên đều bị thất truyền. Ví dụ như văn bản Cư Trần Lạc Đạo phú của Trần Nhân Tông, hiện nay có hai văn bản mà chữ Nôm được sử dụng khác nhau. Điều này có thể hiểu các văn bản vào thời Trần ngày nay đều được viết lại để tiện cho việc học tập nghiên cứu.

Đến thời Lê, vào thế kỷ XV nền văn học của nước ta phản ánh tinh thần của một dân tộc cường thịnh, với nhiều tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và thể loại. Trong xu hướng phát triền chung của lịch sử, văn học Nôm thời kỳ này đạt được những thành tựu nhất định, với những tác phẩm thơ Nôm, như: Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Lê Thánh Tông. Ngoài ra, còn các tác phẩm, như: Thiên Nam Dư Hạ tập của Lê Thánh Tông, Kim Lăng Ký của Đỗ Cận, Hồng Châu Quốc Ngữ Thi Tập của Lương Như Hộc.

Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, trải qua các triều đại phong kiến với các nhà Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn tình hình chính trị, văn hóa, xã hội có nhiều biến đổi lớn. Các triều đại phong kiến ở đất Việt phát triền lúc thịnh lúc suy, nhưng văn học nói chung và văn học chữ Nôm nói riêng lại phát triển mạnh mẽ. Văn học chữ Nôm phát triển toàn diện về nội dung lẫn hính thức.

Như vậy, từ những chứng cứ mà các nhà khoa học đã chứng minh cho sự hình thành chữ Nôm từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, chữ Nôm lưu hành trong các văn bản từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII, chữ Nôm phát triển từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX và hình thành nên văn học chữ Nôm.

2.1.4. Sơ lược về cấu trúc chữ Nôm

Từ lâu, chữ Nôm đã trở thành đề tài được đông đảo các nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước quan tâm. Những công trình khoa học về chữ Nôm đã được công bố như: Mốt số vấn đề về chữ Nôm, Từ điển chữ Nôm, Nghiên cứu chữ Nôm, Tự học chữ Nôm, Văn tự học chữ Nôm… gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học: GS. Đào Duy Anh, GS. Nguyễn Tài Cẩn, GS. Nguyễn Quang Hồng, GS. Vũ Văn Kính … Mỗi nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều có đóng góp và có những ý kiến đánh giá khác nhau về chữ Nôm ở các góc cạnh khác nhau. Vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển, cấu trúc chữ Nôm, vai trò tầm quan trọng của chữ Nôm… là những vấn đề đã đang và vẫn được nhiều người quan tâm từ xưa đến nay.

Về bản chất, cách phân loại của mỗi người đều có điểm chung song giữa họ có những điểm riêng của mình. Trong rất nhiều cách phân chia cấu trúc chữ Nôm của các nhà khoa học, giới nghiên cứu, học giả có thể liệt kê ra một cách sơ lược những cách phân loại gây được sự chú ý của giới học thuật và được sự quan tâm của người học, đó là:

2.1.4.1. Cách phân biệt của GS. Đào Duy Anh

Dựa trên cách cấu tạo chữ Hán, bằng Lục thư, GS. Đào Duy Anh đã phân chia chữ Nôm ra thành các loại:

Hội ý: Là loại chữ Nôm được tạo thành bằng cách ghép hai chữ lại với nhau rồi lấy nghĩa chung của hai chữ đó. Ví dụ: chữ lâm, sâm, thủ, tín…

Hình thanh: Là loại chữ Nôm được tạo thành bằng cách ghép hai bộ phận chữ Hán lại với nhau trong đó một bộ phận chỉ âm và một bộ phận biểu ý. Ví dụ: Chữ Sông là chữ Nôm được tạo bởi chữ long (biểu âm) và bộ thủy (biểu ý).

Giả tá: Là loại chữ Nôm mượn. Loại này được chia thành các loại:

Loại chữ Nôm mượn nguyên âm Hán: Ví dụ: 仁 Nhân, 禮 Lễ, 義Nghĩa…

- Loại chữ Nôm mượn âm đọc: Ví dụ: 沒 một (mượn âm Hán Việt một nhưng hiểu theo nghĩa số đếm).

- Loại chữ Nôm mượn chữ Hán nhưng đọc theo âm cổ. Ví dụ: mượn âm Hán Việt 茶 trà nhưng đọc âm cổ là chè, mượn 房 phòng để đọc buồng…

- Loại chữ Nôm mượn âm Hán nhưng đọc gần giống (đọc chệch) với âm Hán. Ví dụ: 別 biết (đọc chệch âm Hán 別 biệt).

2.1.4.2. Cách phân biệt của GS. Nguyễn Tài Cẩn và Xtankevich

Nguyễn Tài Cẩn và Xtankevich dựa vào tiêu chí hình thức (một loại có thể gặp trong văn bản Hán và trong văn bản Nôm: tài (= tài), biết (= biệt), mùa (= vụ), một loại chỉ gặp trong văn bản Nôm: trời (= thiên +thượng), lòng (= tâm + lộng), trái (= ba +lại)…) mà phân chia chữ Nôm ra thành hai loại lớn đó là: Chữ Nôm mượn và chữ Nôm tự tạo.

Trong loại chữ Nôm mượn được phân chia ra thành các loại:

Mượn văn tự mượn cả ngôn ngữ. Loại này gồm có hai loại là:

+ Ghi tiếng Hán Việt, kí hiệu A1. Ví dụ: tài 才 (mượn âm Hán Việt tài)

+ Ghi cổ Hán Việt, Hán Việt Việt hóa (mượn nguyên chữ hán để ghi tiếng gốc Hán), kí hiệu A2. Ví dụ: bùa 符 (đọc âm cổ 符 phù)

Chỉ mượn văn tự. Loại này cũng gồm có hai loại:

+ Mượn nghĩa, kí hiệu B. Ví dụ: 爪 vuốt (đọc nghĩa của 爪trảo)

+ Mượn âm. Loại này chia ra thành loại chữ Nôm mượn âm đọc chính xác, kí hiệu C1. Ví dụ: 沒 một (đọc chính xác âm Hán Việt 沒 một) và loại chữ Nôm mượn âm đọc đại khái (đọc chệch), kí hiệu C2. Ví dụ: 買mãi (đọc chệch âm Hán Việt 買 mại).

Trong loại chữ Nôm tự tạo (loại chữ có cấu trúc bên trong), được chia ra thành các loại:

Dùng một thành tố gia thêm kí hiệu phụ, kí hiệu D. Ví dụ: nở (thêm dấu nháy vào âm Hán Việt nữ).

- Ghép hai thành tố. Loại này gồm: Ghép một mặt và ghép hai mặt (âm + nghĩa).

+   Ghép một mặt âm với âm, kí hiệu Đ. Ví dụ: trái (= 巴 ba+ 賴 lại)

+   Ghép một mặt nghĩa với nghĩa, kí hiệu E. Ví dụ: trùm (= 上 thượng + 人 nhân)

+   Ghép hai mặt bộ với chữ, kí hiệu G1. Ví dụ: bắt (= 扌thủ + 八 bát)

+  Ghép hai mặt chữ với chữ, kí hiệu G2. Ví dụ: cỏ (= 草 thảo + 古cổ), chồng (= 夫 phu + 重 trùng), vào (= 包 bao + 入 nhập)

2.1.4.3. Cách phân biệt của GS. Vũ Văn Kính

Vũ Văn Kính chia chữ Nôm thành các kiểu loại sau:

- Loại đọc nguyên âm dùng nghĩa: Thực chất đây là loại chữ Nôm đọc đúng âm Hán và dùng nghĩa Hán. Ví dụ: 黑 (hắc), 白(bạch), 道 (đạo)…

- Loại dùng nguyên âm dị nghĩa: Đây là loại chữ Nôm mượn âm Hán Việt nhưng không dùng nghĩa của chữ Hán. Ví dụ: 坤 (khôn) (dùng với nghĩa là khôn ngoan).

- Loại chuyển âm: Là loại mượn nguyên chữ Hán nhưng không đọc theo âm Hán mà đọc chệch ra âm khác gần giống với âm Hán. Ví dụ: mượn 別 biệt đọc biết, mượn 分 phân đọc phần, mượn 買 mãi đọc mới…

- Loại đọc nghĩa: Là loại mượn nghĩa của chữ Hán. Ví dụ: mượn chữ 爪trảo đọc nghĩa vuốt, mượn chữ 打đả đọc nghĩa đánh, mượn 人 nhân đọc nghĩa người…

- Loại hội ý: Là loại chữ Nôm được tạo thành trên cơ sở lấy hai chữ Hán có cùng nghĩa đều chỉ về cùng một sự vật, hiện tượng ghép lại với nhau. Ví dụ: học (= 文văn (ý) + 子tử (ý))

- Loại hài thanh: Là loại chữ Nôm được tạo nên từ hai bộ phận chữ Hán, trong đó có một bộ phận biểu ý và một bộ phận biểu âm. Ví dụ: ăn 咹 (= 口khẩu (ý) + 安 an (âm)).

2.1.4.4. Cách phân loại của GS. Nguyễn Quang Hồng

Giáo sư Nguyễn Quang Hồng trong quá trình nghiên cứu diễn biến chữ Nôm ông cũng phân chia chữ Nôm thành hai loại là: chữ tự tạo và chữ vay mượn. Trong loại chữ tự tạo, khi xét vai trò của các thành tố, ông chia ra làm hai loại: chữ ghép (chữ tạo ra bằng phương thức ghép thành tố) và chữ đơn (chữ gia giảm cải biến nét bút). Cụ thể:

Về loại chữ tự tạo, chữ ghép có ba loại:

Chữ Nôm ghép đẳng lập ( chữ + chữ)

Chữ Nôm ghép chính phụ (bộ + chữ)

Ghép phụ gia (chữ + dấu cá)

Như vậy, căn cứ ở trên, người viết phân chia chữ Nôm thành hai loại chính, đó là chữ Nôm mượn và chữ Nôm tự tạo. Ở mỗi loai, được chia thành những loại như sau:

Chữ Nôm mượn chia thành 5 kiểu:

Kiểu thứ 1, mượn hai mặt âm Hán Việt, kí hiệu A1

Kiểu thứ 2, mượn hai mặt tiền Hán Viêt Hán Việt Việt hóa, kí hiệu A2

Kiểu thứ 3, mượn âm đọc chính xác, kí hiệu C1

Kiểu thứ 4, mượn âm đọc chệch, kí hiệu C2

Kiểu thứ 5, mượn một mặt nghĩa, kí hiệu B

Chữ Nôm tự tạo, chia thành 5 kiểu:

Kiểu thứ 6, ghép hai mặt âm + âm, kí hiệu E1

Kiểu thứ 7, ghép hai mặt nghĩa + nghĩa, kí hiệu E2

Kiểu thứ 8, ghép hai mặt bộ + chữ, kí hiệu G1

Kiểu thứ 9, ghép hai mặt chữ + chữ, kí hiệu G2

Kiểu thứ 10, thêm kí hiệu phụ, kí hiệu D

Thông qua các cách phân loại trên, chúng ta nhận thấy rằng mỗi cách phân loại đều dựa trên những tiêu chí riêng và có những nét ưu điểm nhất định, có sự kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có trước đồng thời phát triển và chỉ ra những nét độc đáo riêng. Sự đánh giá, phân loại cấu trúc chữ Nôm của các học giả nêu trên là hợp lý đã cung cấp cho học viên cái nhìn tổng thể. Từ đây, người học có thể lựa chọn cho mình hướng đi khi tìm hiểu về văn bản, văn tự Nôm.

2.2. Phân loại chữ Nôm trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

Căn cứ vào cách phân loại chữ Nôm ở trên, học viên phân loại cấu tạo Nôm trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo Phú, như sau:

2.2.1. Chữ Nôm mượn

2.2.1.1. Kiểu 1, chữ Nôm mượn hai mặt âm Hán Việt, kí hiệu A1

Bảng 1: Bảng thống kê chữ Nôm mượn hai mặt âm Hán Việt trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 Bách Bách 1
2 Bạch Bạch 1
3 Bài Bài 1
4 Bạn Bạn 1
5 Bất Bất 1
6 Bề Bề 1
7 1
8 Bính Bính 1
9 Bồ Bồ 1
10 Cách Cách 1
11 Cầm Cầm 1
12 Can Can 1
13 Càn Càn 2
14 Cầu Cầu 1
15 Chấp Chấp 1
16 Chi Chi 1
17 Chúng Chúng 1
18 2
19 Công Công 1
20 Đàn Đàn 1
21 Đang Đang 1
22 Đào Đào 1
23 Đạo Đạo 1
24 Đạp Đạp 1
25 Đề Đề 1
26 Đinh Đinh 1
27 Đoan Đoan 1
28 Đức Đức 1
29 Dương Dương 1
30 Giới Giới 1
31 Hồ Hồ 1
32 Hoa Hoa 1
33 Hòa Hòa 1
34 Hỏa Hỏa 1
35 Hoàn Hoàn 1
36 Hoang Hoang 1
37 Hoàng Hoàng 1
38 Học Học 1
39 Hốt Hốt 1
40 Hùng Hùng 1
41 Hướng Hướng 1
42 Khát Khát 1
43 Khê Khê 1
44 Khuếch Khuếch 1
45 Kính Kính 1
46 Lại Lại 1
47 Lâm Lâm 1
48 Lăng Lăng 1
49 Lão Lão 3
50 1
51 Lưu Lưu 1
52 Ma Ma 2
53 1
54 Miếu Miếu 1
55 Minh Minh 1
56 Mộc Mộc 2
57 Nạp Nạp 2
58 Ngang Ngang 2
59 Nghiệm Nghiệm 1
60 Ngô Ngô 1
61 Ngu Ngu 1
62 Nhiên Nhiên 1
63 Ông Ông 3
64 Phá Phá 1
65 Phiến Phiến 1
66 Phương Phương 1
67 Quá Quá 1
68 Quái Quái 1
69 Quan Quan 2
70 Si Si 1
71 Sở Sở 1
72 Tại Tại 1
73 Tăng Tăng 2
74 Tào Tào 1
75 Tẩy Tẩy 1
76 Tế Tế 1
77 Thạch Thạch 1
78 Thân Thân 1
79 Thần Thần 1
80 Thế Thế 1
81 Thiên Thiên 2
82 Thiền Thiền 2
83 Thủ Thủ 1
84 Thức Thức 1
85 Thuộc Thuộc 1
86 Thuyền Thuyền 1
87 Tiêu Tiêu 1
88 Tính Tính 1
89 Tổ Tổ 2
90 Tọa Tọa 1
91 Toàn Toàn 1
92 Tồn Tồn 1
93 Trà Trà 1
94 Trí Trí 1
95 Triệu Triệu 1
96 Trúc Trúc 2
97 Trúc Trúc 1
98 Tử Tử 4
99 Tự Tự 1
100 Tuy Tuy 1
101 Ư Ư 1
102 Việt Việt 1
103 1
104 Vương Vương 1
105 Yển Yển 1

2.2.1.2. Kiều thứ 2, chữ Nôm mượn hai mặt tiền Hán Việt-Hán Việt Việt hóa, kí hiệu A2

Bảng 2: Bảng thống kê chữ Nôm mượn hai mặt tiền Hán Việt-Hán Việt Việt hóa trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 Ang Áng 1
2 Bánh Bỉnh 1
3 Chém Trảm 1
4 Cờ Kỳ 1
5 Dầu Du 1
6 Dời Di 1
7 Dùng Dụng 1
8 Dường Dạng 1
9 Gang Cương 1
10 Khoe Khoa 1
11 Khua Khu 1
12 Mấy Mỗ 1
13 Mèo Miêu 1
14 Nhiều Nhiêu 1
15 Rượt Lạt 1
16 Sinh Sinh 1
17 Táo Tảo 1
18 Thêm Thiêm 1
19 Thưa 1
20 Thửa Sở 1
21 Từ Tự 1
22 Vách Bích 1

2.2.1.3. Kiểu thứ 3, mượn âm đọc chính xác, kí hiệu C1

Bảng 3: Bảng thống kê chữ Nôm mượn âm đọc chính xác trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình Thế Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 Câu Câu 1
2 Chân Chân 1
3 Đầu Đầu 1
4 Để Để 1
5 Dương Dương 1
6 Giáo Giáo 1
7 Hành Hành 1
8 Hựu Hữu 1
9 Khác Khác 1
10 Khôn Khôn 2
11 Lâm Lâm 1
12 Lang Lang 1
13 Lệ Lệ 1
14 Lỗi Lỗi 2
15 Mặc Mặc 1
16 Mang Mang 1
17 Nhân Nhân 1
18 Nhĩ Nhĩ 1
19 Nhưng Nhưng 1
20 Ta Ta 1
21 Tắc Tắc 1
22 Thác Thác 1
23 Thái Thái 1
24 Thất Thất 1
25 Thiếu Thiếu 2
26 Thiều Thiều 1
27 2

2.2.1.4. Kiểu thứ 4, mượn âm đọc chệch, kí hiệu C2

Bảng 4: Bảng thống kê chữ Nôm mượn âm đọc chệch trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đao phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 Ắt Ất 3
2 Bầy Bài 1
3 Cả Ca 1
4 Càng Cường 1
5 Chẳng Trang 2
6 Chết Chiết 1
7 Chỉn Chẩn 2
8 Cho Chu 3
9 Chửa Chư 1
10 Con Côn 1
11 Còn Quần 2
12 ? 1
13 Củi Cối 1
14 Đã ½ Đà 1
15 Đàng Đường 1
16 Dấu Đấu 1
17 Đến Điển 1
18 Đòi Đội 1
19 Giàng Sàng 1
20 Gieo Chiêu 1
21 Hãy Hỉ 1
22 Hết Hiết 1
23 Hượm Liễm 1
24 Kẻ Kỷ 1
25 Khoang Quang 1
26 La 1
27 祿 Lục Lộc 1
28 Ma 2
29 Mắc Mạt 1
30 Mới Mãi 1
31 Nảy Nãi 1
32 Nếp Nhiếp 1
33 Nét Niết 1
34 Nghiêng Nghênh 1
35 Ngón Nguyễn 1
36 Ngừa Ngự 1
37 Người Ngại 1
38 Nhẵn Lạng 1
39 Nhẹ Nhĩ 2
40 No 1
41 Nuốt Nột 1
42 Phải Phái 1
43 Quàng Quang 1
44 Quên Quyên 1
45 Gia 1
46 Thấy Thể 2
47 Thầy Sài 2
48 Thuở Khóa 1
49 Tịn Tiện 1
50 Trở 1
51 Vậy Phi 1
52 Xanh Sinh 1
53 1

2.2.1.5. Kiểu thứ 5, chữ Nôm mượn 1 mặt nghĩa, hí hiệu B

Bảng 5: Bảng thống kê chữ Nôm mượn một mặt nghĩa trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 Vườn Viên 1

2.2.2. Chữ Nôm tự tạo

2.2.2.1. Kiểu thứ 8, chữ Nôm ghép 2 mặt bộ +chữ, kí hiệu G1

Bảng 6: Bảng thống kê chữ Nôm tự tạo ghép hai mặt bộ+chữ trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 ? Mịch+Bố 1
2 ? Bóng Hỏa+Bổng 1
3 Cất Thủ+Cát 2
4 ? Cây Mộc+Cai 1
5 Chèo Thủ+1/2 Trạo 1
6 Chó Khuyển+Chủ 1
7 Chôn Thổ+Tôn 1
8 ? Đá Thạch+Đa 1
9 Dao Kim+Đao 1
10 Đèn Hỏa+Điền 1
11 ? Dối Khẩu+Đối 1
12 ? Đói Khẩu+Đối 1
13 ? Dòng Thủy+Dụng 1
14 Đưa Thủ+Đa 1
15 Gạo Mễ+Cảo 1
16 Giơ Thủ+Gia 1
17 ? Lòng Tâm+Lộng 3
18 ? Mặt Diện+Mạt 1
19 ? Múa Thủ+Mỗ 1
20 Nạng Kim+Nẵng 1
21 Nói Khẩu+Nội 1
22 ? Răn Khẩu+Lân 1
23 ? Rắn Trùng+Lận 1
24 ? Rồng Trùng+Lạc 1
25 田竜 Ruộng Điền+Long 1
26 Khuyển+Sư 1
27 ? Tai Nhĩ+Tư 1
28 ? Thiêng Thanh+Linh 1
29 Thược Mộc+1/2 Ước 1
30 Tiếng Khẩu+Tỉnh 1
31 Trâu Mộc+Mậu 1
32 Trỏ Thủ+Lỗ 1
33 Trơn Thủy+Lan 1
34 尾彡 Vẻ Sam+Vĩ 1
35 ? Xem Thị+Chiêm 2

2.2.2.2. Kiểu thứ 9, chữ Nôm ghép 2 mặt chữ+chữ, kí hiệu G2

Bảng 7: Bảng thống kê chữ Nôm tự tạo ghép hai mặt chữ+chữ trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 ? Chợ Thị+Trợ 1
2 ? Non Sơn+Nộn 1
3 ? Sang Cự+Lang 1
4 ? Sau Cư+Lâu 2
5 ? Trẩy Khứ+Lễ 1
6 ? Trước Xa+Lược 3
7 竜下 Xuống Hạ+Sủng 1

2.2.2.3. Kiểu thứ 10, thêm kí hiệu phụ, kí hiệu D

Bảng 8: Bảng thống kê chữ Nôm thêm kí hiệu phụ trong Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Hình thể Âm Nôm Âm Hán Số lần xuất hiện
1 Hay Thai+Khẩu (dấu nhấy) 1
2 ? Mảng Mãng+Khẩu (dấu nhấy) 1
3 ? Nghe Nghi+Khẩu(dấu nhấy) 1
4 Ra La+Khẩu(dấu nhấy) 1
5 Vang Vinh+Khẩu (dấu nhấy) 1

2.2.3. Các bảng số lượng và tỉ lệ phần trăm các loại chữ Nôm

2.2.3.1. Số lượng và tỉ lệ phần trăm các loại chữ Nôm mượn trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

Bảng 9: Số lượng và tỉ lệ phần trăm các loại chữ Nôm mượn trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Kiểu cấu tạo Nôm Số lượng Tỉ lệ phần trăm (%)
1 Chữ Nôm mượn hai mặt AHV, KH A1 124 41.89
2 Chữ Nôm mượn hai mặt tiền HV- HVVH, KH A2 22 7.43
3 Chữ Nôm mượn một mặt âm đọc chính xác, KH C1 31 10.47
4 Chữ Nôm mượn một mặt âm đọc chệch, KH C2 64 21.62
5 Chữ Nôm mượn một mặt nghĩa, KH B 1 0.34

2.2.3.2. Số lượng và tỉ lệ phần trăm các loại chữ Nôm tự tạo trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

Bảng 10: Số lượng và tỉ lệ phần trăm chữ Nôm tự tạo trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Kiểu cấu tạo Nôm Số lượng Tỉ lệ phần trăm(%)
1 Chữ Nôm tự tạo ghép 1 mặt âm + âm, KH E1 0 0
2 Chữ Nôm tự tạo ghép 1 mặt nghĩa + nghĩa, KH E2 0 0
3 Chữ Nôm tư tạo ghép hai mặt bộ + chữ, KH G1 39 13.18
4 Chữ Nôm tự tạo ghép hai mặt chữ + chữ, KH G2 10 3.38
5 Chữ Nôm tự tạo thêm kí hiệu phụ, KH D 5 1.69

2.2.3.3. Số lượng và tỉ lệ phần trăm số lượng chữ Nôm trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

Bảng 11: Số lượng và tỉ lệ phần trăm phân loại chữ Nôm trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Chữ Nôm Số lượng Tỉ lệ phần trăm (%)
1 Chữ Nôm mượn 242 81.76
2 Chữ Nôm tự tạo 54 18.24

Tổng kết lại, theo khảo sát của người viết, trong văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú có tổng số chữ 296 chữ, trong đó 242 chữ Nôm mượn chiếm 81.76%; 54 chữ Nôm tự tạo chiếm 18.24 %. Cụ thể:

Chữ Nôm mượn hai mặt hai mặt âm Hán Viêt, kí hiệu A1 có 105 chữ với tổng số lần xuất hiện 124 lần, chiếm 41.89%.

Chữ Nôm mượn hai mặt tiền Hán Việt Hán Việt Việt Hóa, kí hiệu A2 có 22 chữ với tổng số lần xuất hiện 22 lần, chiếm 7.43 %.

Chữ Nôm mượn âm Hán Việt đọc chính xác, kí hiệu C1 có 27 chữ với tổng số lần xuất hiện 31 lần, chiếm 10.47%.

Chữ Nôm mượn âm HV đọc chệch, kí hiệu C2 có 53 chữ với tổng số lần xuất hiện 64 lần, chiếm 21.62%.

Chữ Nôm mượn một mặt nghĩa, kí hiệu B có 1 chữ với tổng số lần xuất hiện 1 lần, chiếm 0.34%.

Chữ Nôm ghép hai mặt bộ + chữ, kí hiệu G1 có 35 chữ với tổng số lần xuất hiện 39 lần, chiếm 13.18%.

Chữ Nôm ghép hai mặt chữ + chữ, kí hiệu G2 có 7 chữ với tổng số lần xuất hiện 10 lần, chiếm 3.38%.

Và, Chữ Nôm tự tạo thêm kí hiệu phụ, kí hiệu D có 5 chữ với tổng số lần xuất hiện 5 lần, chiếm 1.69%.

Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể thấy rằng toàn Hôi thứ 9 chữ Nôm mượn chiếm đa số, gấp hơn 4 lần chữ Nôm tự tạo. Chữ Nôm mượn hai mặt nhiều nhất rồi đến chữ Nôm cổ. Điều này chứng minh rằng thời kì này, tác giả sáng tác văn chương dựa chất liệu chính trên chữ Hán, những âm Nôm cổ có thể được đọc theo âm Nôm cổ của các dân tộc.

Chương 3. Giá trị của văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

3.1. Giá trị văn bản

Xét về mặt văn bản, văn bản có giá trị cho hàng hậu học muốn tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáo thời Lý-Trần, đặc biệt trong việc nghiên cứu văn bản, tìm hiểu ngôn ngữ. Văn bản học viên sử dụng được chụp tại Viện Hán Nôm Hà Nội; qua quá trình tìm tư liệu học viên lại tìm thấy hai dạng văn bản về Hội thứ 9 này. Nhưng hai dạng văn bản này thì cấu tạo Nôm có một số chữ khác nhau (phần phụ lục). Điều này có thể tạm kết luận rằng: Văn bản Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú học viên sử dụng có thể được đời sau viết lại để phục vụ cho việc học, việc nghiên cứu. Dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Hán Nôm có thể thấy văn bản người viết sử dụng đọc được hết cấu tạo Nôm, còn văn bản còn lại một số chữ không đọc được cấu tạo Nôm theo quy chuẩn các nhà nghiên cứu Hán Nôm. Vì vậy, người viết tạm kết luận văn bản không đọc được cấu tạo Nôm có thể là văn bản phù hợp với hoàn cảnh và xã hội vào thế kỉ 13. Những văn bản Nôm cùng mang tên Hội thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú hiện tại đang có trên mạng, cũng như bản chụp của người viết tai Viện Hán Nôm Hà Nội, có thể do đời sau viết lại. Vì vậy, xét về mặt văn bản, khi so sánh các văn bản khác nhau cùng mang tên Hôi thứ 9 giúp người đọc, người học khẳng định tiếng Việt đã xuất hiện trước đó lâu lắm rồi, ít nhất là nó được sử dụng trong ngôn ngữ tiếp xúc đời thường. Tác giả sử dụng nhiều từ cổ mà ngày nay dường như không tìm được nguồn cũng như ngày nay không còn dùng nữa. Theo GS. Hoàng Xuân Hãn trong công trình nghiên cứu Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần-Lê: Phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, cũng đưa ra khái niệm về từ cổ, ông cho rằng: “Từ ngữ cổ là những từ ngày nay không còn dùng nữa, hoặc còn dùng trong một địa phương, hoặc còn xót lại trong một số thành ngữ nào đó, hoặc còn dùng với nghĩa khác nhưng không có liên can”[17]. Đây là quá trình hình thành và phát triển khách quan của mọi ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng.

3.2. Giá trị văn học và văn hóa

Mỗi tác phẩm văn học là tiếng nói của tác giả. Lúc tác giả sáng tác bài phú này là thời kỳ đầu hình thành nên chữ Nôm, số người biết chữ hiện tại một phần ngàn dân số nên vấn đề trước tiên cần giải quyết là để có ngôn ngữ riêng mà người Việt không cần dịch từ chữ Hán. Tác phẩm chữ Nôm nói chung và tác phẩm này nói riêng phục vụ người đọc, người học với những thông điệp mà tác giả muốn nhắn gởi. Nếu như chỉ sử dụng ngôn ngữ đời thường không qua vần điệu trau chuốt của văn chương thì khó mà đến được với người đọc.

Trịnh Công Sơn từng viết “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” Đất Việt lúc bấy giờ đang lệ thuộc vào chính quyền phong kiến thống trị hơn ngàn năm. Văn học lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng sâu sắc, nặng nề từ yếu tố ngoại lai, đặc biệt văn hóa Hán và văn học Hán. Ngoài vay mượn văn hóa, văn học Hán còn vay mượn thi nhân, điển cố, điển tích để sáng tác văn học trở thành mô tiếp ước lệ tượng trưng trong văn học. Ví như, khi nói về hoa và cây nhắc đến mai, lan, cúc, trúc tượng trưng cho bốn mùa thượng hóa, tươi tốt. Cây hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, sự thanh khiết, sức khỏe và sức sống mãnh liệt, hoa mai còn tượng trưng cho vẻ đẹp của người quân tử. Hoa lan đại diện cho mùa đông, cho vẻ đẹp thanh cao và tinh khiết, là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, là nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp con người thành công. Cúc tượng trưng cho mùa thu, cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trúc tượng trưng cho mùa hạ, tượng trưng cho người quân tử trượng phu hiên ngang, ý chí, nghi lực trong cuộc đời.

Tương tự khi nói về thú tức nói về tứ linh: quy, linh, long, phụng; nói về người: ngư, tiều, canh, mục… Ban đầu, văn tự Hán được sử dụng trong sáng tác văn học nhưng đến thế kỉ 13 dưới triều đại Trần bắt đầu sử dụng chữ Nôm. Việc ra đời và sử dụng chữ Nôm đã chứng tỏ ý thức độc lập dân tộc, thoát khỏi nô lệ phụ thuộc thực dân phương Bắc. Mười hội nói chung, hội thứ 9 nói riêng cũng như bài kệ kết thúc trong Cư Trần Lạc Đạo phú, đây là kiệt tác văn học thiền học bằng văn Nôm sớm nhất ở nước ta, là bản tuyên ngôn thiền, là tông chỉ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong đó có nhiều tiếng Việt cổ, nôm na, dân giả mà ngày nay đã mất hẳn, có cấu trúc biền ngẫu âm vang nhịp điệu, có cân bằng niêm đối chỉnh chu, có cách sử dụng danh từ, động từ tạo hiệu ứng nhân hóa mà ngày nay được gọi là phép tu từ. Tác giả linh hoạt mượn thể phú của Trung Quốc để viết nên tác phẩm này, điều này giúp cho văn học Việt Nam thêm màu sắc mới với thể loại phú mang đậm chất Việt.

Qua tác phẩm này đã chứng tỏ kiến thức bác lãm kinh lịch uyên thâm của Trần Nhân Tông. Có thể nói văn học Phật giáo Lý Trần là tinh hoa, là đỉnh cao của văn học Phật giáo Việt Nam, trong đó tác phẩm này là đại diện cho đỉnh cao tinh hoa đó.

3.3. Giá trị tư tưởng

Với nghệ thuật sử dụng điển cố một cách khéo léo, tài tình, cách chuyển mã điển cố âm Hán Việt sang âm Thuần Việt. Điển cố âm thuần Việt được hình thành do tác giả lấy ý chính hoặc hình tượng nổi bật nhất trong câu chuyện của điển sau đó chuyển thành âm Hán Việt, với các điển cây bách, gieo bó củi, nảy bóng đèn, lộc đào hoa, nghe tiếng trúc. Tác giả còn sử dụng âm bán Việt hóa với hai bộ phận: bộ phận âm thuần Việt và bộ phận âm Hán Việt, trong đó bộ phận âm Hán Việt làm định ngữ tu sức cho bộ phận âm thuần Việt với các điển Mã Tổ, trà Triệu Lão, bánh Thiều Dương, sư tử ông Đoan, trâu Thầy Hựu, ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, Vương lão chém mèo; âm Hán Việt làm chủ ngữ như Vương lão chém mèo, Thầy Hồ khua chó, Phá Táo cất cờ, Câu Chi dời ngón, Thuyền Tử rà chèo, Đạo Ngô múa hốt. Và trường hợp âm Hán Việt làm vị ngữ với các điển sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ.

Quách Tấn viết trong quyển Thi pháp thơ Đường: “Cổ nhân bày ra phép dụng điển, không ngoài mục đích làm cho văn chương phong phú, khí thế được sung thiệm, mượn xưa để nói nay”[18]. Người Trung Quốc thuận lợi trong môi trường sống nên việc sử dụng điển qua văn ngôn là bình thường. Còn các Thiền sư Việt Nam sử dụng điển để minh chứng khả năng thiền học của mình nên ngày nay việc tra cứu lại các điển rất khó, muốn hiểu rõ các điển phải vào tư liệu cổ của Trung Quốc. Chính vì vậy, tuy sử dụng điển làm cho câu văn được hàm xúc và thâm viễn nhưng lại gây trở ngại cho người đọc, người học cũng như những người bình dân không am hiểu ngôn ngữ Hán cũng như kiến thức về thiền học.

Tác giả mượn các điển xen lẫn trong từng câu phú với từng cặp đối nhau về thanh, vận, từ, ý rất chặt chẽ cũng như câu chuyện của mỗi điển nhằm giáo huấn, truyền bá tư tưởng Phật giáo đến mọi tầng lớp. Tác giả mượn nhiều hình ảnh chư Tổ Trung Hoa cũng như nhắc nhiều đến hành trạng chư Tổ Trung Hoa, cốt tùy vào căn duyên của mỗi người mà dạy cho thực nghiệm chớ không phải lý thuyết suông. Tuy cách dạy khác nhau nhưng mục đích cứu cánh không khác. Tư tưởng, cách sống của Trần Nhân Tông tiến bộ, tác giả phát hiện ra cái đẹp, tâm Phật trong mỗi con người, đưa ra nhiều điển cố cũng chỉ để giúp cho mọi người tiến gần với Phật tính của chính mình tùy vào căn cơ của mình. Cũng như tác giả muốn nhắn nhủ cho hàng hậu học dù đất nước Đại Việt có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, dù có bị ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng khi Phật giáo truyền vào nước ta các thế hệ ông cha biết tiếp nhận một cách có chọn lọc phù hợp với phong tục tập quán cũng như phù hợp với tính cách của con người Việt Nam chứ hoàn toàn không rập khuôn, giáo điều. Chính vì vậy, Phật giáo thời Trần mang nhiều nét mới cả nội dung lẫn tư tưởng: Phật tức tâm, không nhất thiết phải cạo đầu vào chùa, tu hành ép xác, mà thiền định ngay giữa cuộc đời.

KẾT LUẬN

Qua phân tích trên, cho chúng ta thấy rằng Hội thứ 9 nói riêng và toàn bài nói chung tác giả khéo léo linh hoạt khi chuyển tải:

Về từ ngữ: tác phẩm này tác giả sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cổ, trong đó phần lớn còn sử dụng đến hôm nay, một phần nhỏ hiện nay không còn sử dụng. Tác giả đã khéo léo linh hoạt khi chuyển tài dưới vỏ ngôn ngữ chữ Hán - Nôm cổ trong hình thức là thể loại phú với những hình tượng, điển tích phong phú, cách diễn đạt lôgic, khúc chiết. Tư tưởng này được tiếp biến từ sự dung hợp Tam giáo trong đó cốt tủy là thiền Phật giáo song được hướng dẫn bởi tinh thần dân tộc, nhân văn trong hào khí Đông A.

Về nội dung tư tưởng: Mười hội Cư Trần Lạc Đạo phú nói chung và Hội thứ 9 nói riêng chuyển tải tư tưởng thiền học của thiền phái Trúc Lâm đến với mọi đối tượng có nhu cầu tham học. Mặc dù giai đoạn này chữ Nôm còn đang hình thành và phát triển nhưng tác giả đã sử dụng sáng tác văn chương cho thấy ý chí muốn thoát khỏi sự nô lệ ngôn ngữ Hán rất lớn. Tuy sử dụng nhiều điển cố nhưng tác giả đã khéo léo chuyển đổi sang âm thuần Việt hay bán Việt hóa để gần gũi với người đọc.

Tác phẩm được sáng tác bằng thể phú với lối văn lưu loát, âm vận cách điệu, đối âm, đối vận, đối thanh, đối từ, đối ý rất chặt chẽ. Chúng làm cho câu phú trở nên cân đối, trang nhã và sâu sắc. Ở hội này, người viết chia thành 4 đoạn: lung (mở đầu), biện nguyên, thích thực và phu diễn. Câu cuối của hội này tác giả vẫn còn sử dụng điển cố với các tích khác nhau. Vì vậy, có thể nói rằng hội thứ 9 là phương tiện để hành giả thành tựu pháp tu theo hội thứ 10. Tuy câu thoại đầu khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là thành tựu thánh trí. Điều đặc biệt, tác giả sử dụng các điển với nhiều câu thoại đầu hay cách khai đạo của các thiền sư tạo thành nét đặc trưng cho tác phẩm thuộc dòng văn học Phật giáo đặc trưng của đời nhà Trần không một tác phẩm nào có thể thay thế được.

Về ý nghĩa: Qua nội dung của hội này đã giúp cho hàng hậu học hiểu rõ, hiểu đúng hơn về thiền học cũng như tông chỉ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Hiện nay, tu sĩ Việt Nam nói chung và tu sĩ tại miền trung Việt Nam nói riêng phần lớn tìm hiểu cũng như tu theo tư tưởng Phật giáo đại thừa. Điều này cũng phù hợp với tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm. Qua học, đọc học viên rút ra thêm kinh nghiệm sống, tu tập, phương pháp phù hợp dạy điệu mới vào chùa cũng như sau này ứng phó đạo tràng.

PHỤ LỤC 1

Bảng thống kê điển trong Hộ thứ 9-Cư Trần Lạc Đạo phú

STT Tên điển Câu phú Nguồn gốc Ý nghĩa
1 Mã Tổ Chỉn xá nói từ sau Mã Tổ Cảnh Đức truyền đăng lục Tiểu sử Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất (709-788)
2 Tiêu Hoàng Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng Chưa rõ nguồn Là vua Lương võ đế, thời ông rất chuộng đạo phật. Chính vào thời kỳ này Bồ Đề Đạt Ma ở Ấn Độ sang Trung Hoa lập nên thiền phái ở đây
3 Thiên Trúc, Thiếu Lâm, Hùng Nhĩ Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ. Cảnh Đức truyền đăng lục Tiểu sử, cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma
4 Thân bồ đề, lòng minh kính Thân bồ đề, lòng minh kính, bài giơ mặt vách hành lang Cảnh Đức truyền đăng lục Lấy ý từ bài kệ của thiền sư Thần Tú: “Thân thị bồ- đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Mạc sử nhạ trần ai”
5 Vương Lão chém mèo Vương lão chém mèo, lại trẩy lòng ngừa thủ toạ Thiền tông Vô môn quan Công án của thiền sư Phổ Nguyện chém mèo
6 Thầy Hồ khua chó Thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng Cảnh Đức truyền đăng lục Công án của thiền sư Lợi Tung nhằm giác ngộ và thức tỉnh đệ tử
7 Chợ Lư Lăng Chợ Lư Lăng gạo mắt quá ư, chẳng cho mà cả. Câu thoại đầu của thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư. Có vị tăng hỏi: “Thế nào là đại ý phật pháp”. Thiền sư đáp “Gạo ở chợ Lư Lăng giá bao nhiêu”.
8 Sở Thạch Đầu Sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang Ý chỉ thiền sư Hy Thiên ở Thạch Đầu. Hễ có người tới hỏi đạo ngài đều trả lời ít ai hiểu được.
9 Phả táo cất cờ Phá táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu Một câu chuyện về Ngài Phổ Trúc đạp tan lò bếp trong miếu thờ
10 Câu Chi dời ngón Câu Chi dời ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang Cảnh Đức truyền đăng lục Ý chỉ cách giáo hóa đặc biệt của thiền sư Câu Chi khi thiền khách tới học đạo ông chỉ dơ một ngón tay lên trời
11 Lưỡi gươm Lâm Tế Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại Cảnh Đức truyền đăng lục Ý chỉ cách khai thị của thiền sư Lâm Tế thường dùng tiếng hét như tiếng sét, có khi bén như lưỡi gươm. Tiếng hét của Lâm Tế có thể chặt đứt mọi phiền não. Cho nên tiếng hét đó gọi là gươm Lâm Tế
12 Nạng Bí Na Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại Chưa rõ nguồn Ý chỉ thiền sư Bí Ma ở Ngũ Đài Sơn khi có tăng đồ đến tham thiền thì ông đè nạng vào cổ.
13   Sư tử ông Đoan Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghênh ngang Cảnh Đức truyền đăng lục Ý chỉ Thiền sư Tây Dư họ Đoan thường khoác một bộ lốt sư tử bằng chỉ màu lên người
14 Trâu thầy Hựu Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghênh ngang Cảnh Đức truyền đăng lục Câu thoại đầu của thiền sư Linh Hựu
15 Giơ phiến tử Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn Chưa rõ nguồn Tức là “Đưa cây quạt” một cách khai đạo của thiền sư Văn Yển
16 Cất trúc bề Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn Chưa rõ nguồn Giơ thiền trượng lên cũng là một cách khai đạo của thiền sư Tỉnh Niệm
17 Xô hòn cầu Xô hòn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hoà thửa khoe khoang Chưa rõ nguồn Ý chỉ thiền sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong. Một hôm tăng đồ họp, nhà sư xô ra một quả cầu bằng gỗ. Sư Huyền sa bắt lấy để vào chỗ cũ
18 Thuyền tử rà chèo Thuyền Tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy Cảnh Đức truyền đăng lục Đây là điển về Thiền sư Đức Thành sau khi đắc pháp, vì yêu sơn thủy nên sư đến bến Hoa Đình, Ngô Giang sắm thuyền tùy duyên tiếp hóa người vãng lai
19 Đạo Ngô múa hốt Đạo Ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái quàng Cảnh Đức truyền đăng lục Ý nói thiền sư Viên Trí, mỗi khi lên tòa thuyết pháp, đầu đội mũ hoa sen, vai vác cây kiếm, tay cầm cái múa hốt trông quái gở như ma nhập
20 Rồng Yển Lão Rồng Yển lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ Thiền sư Văn Yển ở Thiều Châu đưa gậy lên bảo chúng: “Cây gậy hóa rồng nuốt hết càn khôn, thì sơn hà đại địa ở chỗ nào”
21 Rắn ông Tồn Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt dương Chưa rõ nguồn Tích về thiền sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong, thường dùng công án thiền “Tuyết Phong miết tỳ xa” để chỉ ra chỗ mê muội.
22 Cây bách Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái Bạch Chưa rõ nguồn Điển này lấy ý chính từ công án thiền sư Triệu Châu hễ có người hỏi “Thế nào là ý chỉ thiền tông”, ông đáp “Cây bách trước sân”
23 Trà Triệu Lão Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát Cảnh đức truyền đăng lục Một cách khai thị của thiền sư Triệu Trâu là mời trà thiền khách
24 Bánh Thiều Dương Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát Cảnh đức truyền đăng lục Một cách khai đạo khác của thiền sư Văn Yển là mời bán
25 Ruộng Tào Khê Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang Chưa rõ nguồn Đây là nơi Lục tổ Huệ Năng thành lập đạo tràng để giảng giải phật pháp cho mọi người
26 Vườn thiếu thất Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang Chưa rõ nguồn Đây là tên ngọn núi có chùa Thiếu Lâm nơi mà Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ nhất của thiền tông tu hành.
27 Gieo bó củi Gieo bó củi, nẩy bóng đèn, nhân mang mới nét   Chưa rõ nguồn Là sự tích gieo bó củi của Tuyết Phong đến hỏi đạo với Động Sơn
28 Lộc đào hoa Lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang Ngũ đăng hội nguyên Đây là câu chuyện ngộ đạo của Thiền sư Linh Vân Chí Cần nhìn hoa đào nở mà ngộ đạo
29 Nghe tiếng trúc Lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang Ngũ đăng hội nguyên Đây là câu chuyện ngộ đạo của Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn nghe tiếng trúc mà ngộ đạo

PHỤ LỤC 2

Văn bản người viết sử dụng làm bài tiểu luận:

1.1.  Phiên Nôm

Vậy cho hay

Cơ quan tổ giáo

Tuy khác nhiều đàng

Chẳng cách mấy gang

Chỉn xá nói từ sau Mã Tổ

Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng

Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi

Khuếch nhiên bất thức, tai ngu mảng ắt còn vang

Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ

Thân bồ đề, lòng minh kính, bài giơ mặt vách hành lang

Vương lão chém mèo, rượt trẩy lòng ngừa thủ tọa

Thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng

Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả

Sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang

Phá táo cất cờ, đạp xuống dấu thiên thần miếu

Câu Chi dời ngón, dụng đòi nếp cũ ông ang

Dao Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại

Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghiêng ngang

Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn

Xô hoàn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hòa thửa mộc khoe khoang

Thuyền tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy

Đạo Ngô mùa hốt, càn ma dường thấy quái quàng

Rồng Yễn lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ

Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy ất dương

Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái Bạch

Bính đinh thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng Thiên can

Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát

Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng nhưng để lưu hoang

Gieo bó củi, nẩy bóng đèn, nhân mang mới nét

Lục đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.

1.2. Dịch nghĩa

Vậy cho hay

Pháp môn chư tổ

Tuy khác nhiều đường

Chẳng cách mấy gang

Chẳng nên nói từ sau Mã Tổ

Hẳn đã quên chuyện thuở Tiêu Hoàng

Công đức không có, chấp si càng thêm tội

Bỗng nhiên không biết, tai ngu nghe chắc còn vang

Sinh Ấn Độ, chết Thiếu Lâm, chôn sơ chân núi Hùng Nhĩ

Thân bồ đề, lòng gương sáng, bày giơ mặt vách hành lang

Vương lão chém mèo, rượt đuổi lòng nghi tăng chúng

Thầy Hồ xua chó, chỉ ra trí nhẹ cháu con

Chợ Lư Lăng giá gạo quá cao, chẳng cho trả giá

Đỉnh Thạch Đầu đá trơn hết thảy, khó đến thưa hỏi

Phá táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu

Câu Chi dời ngón, dùng theo cách cũ cha ông

Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, tăng mặc áo nạp đầy đủ tự tại

Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn dạy phật tử chớ nên kiêu căng

Đưa quạt, nhấc lược, thử người đi học lục căn sạch nhẹ

Ném cầu, cầm muỗng, bạn học thiền chẳng mưu mẹo khoe khoang

Thuyền tử rà chèo, dòng xanh vẫn chưa rửa sạch

Đạo Ngô múa rối, giả ma vẫn thấy hào quang

Rồng cụ Yển nuốt đất trời, ta xem rất sợ

Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy đồn xa

Cây bách là lòng, sai trước tìm sao Thái Bạch

Bính đinh thuộc hỏa, lỗi sau theo hướng Thiên Can

Trà ông Triệu, bánh Thiều Dương, bầy thiền sinh vẫn còn đói khát

Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, các sư tăng vẫn để hoang tàn

Ném bó củi, khơi tim đèn, nhờ vậy mới vỡ khối nghi

Nhìn hoa đào, nghe tiếng trúc, do vậy trở nên tươi sáng

2. Văn bản người viết tìm thấy trong quá trình tìm tài liệu

第九會

丕朱處

機關祖教

雖恪饒塘

庄隔某剛

㐱舍吶自罒馬祖

乙乑涓 課訳蕭皇

功德全無,性執癡強添磊

廓然不識,碒愚 渕 乙群肹

生天竺,折少林,畕肁 真筃熊耳

身菩提,峼明鏡,牌剶炦壁行廊

王老斬貓,辣忛峼馭首坐

柴胡摳匵,擼娂智珥 昆床

悪盧陵欕末過於,莊朱麻垰

所石頭廏瀾歇則,坤典撪 當

破灶拮棋,踏笹酉煶 神庙

俱胝移阮,用隊躡躡翁盎

攨劍臨济,鑲秘魔,訳衲僧奴油自在

獅子翁端,橮柴佑,譤檀越歛 舍迎昂

媫扇子,拮 竹篦,驗幾學 機關珥?

芻丸毬,倿木杓,伴禪和所木 誇光

船子耶掉,匇籑渚朱羨洗

道吾扄笏,乾魔 羕 体 怪光

纅偃老訥乾坤,些娂㐱 戾

氜蓊存昂世界,勜体乙揚

夛柏羅峼,托歯訳沛方太白

丙丁 屬火,吏呂罒磊向天罡

茶趙老,餅韶陽,排禪子矣群肁渴

鋫曹溪,園少室,眾衲僧仍底留荒

招 勑檜,乃厠嘫,因芒買涅

祿桃花,宜曢竹,默峃高禥

Chú thích:

[1] Cao Huy Giu (dịch) (2006), Đào Duy Anh (hiệu đính)- Đại Việt sử kí toàn thư Tập II, Nxb VHTT, tr.54

[2] Đại Việt sử kí toàn thư Tập II, Sđd, tr.54

[3] https://tuoitre.vn/so-9-con-so-hoan-hao-nhat-tu-co-chi-kim

[4] Nguyễn Phạm Hùng (1996), Văn học Lý- Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo dục, tr.134

[5] Trần Lý Trai- Tìm hiểu giá trị “Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông- Tập san KHXH&NV, ĐHQG TP HCM, tr.44

[6] Văn học Lý- Trần nhìn từ thể loại, Sđd, tr.152

[7] Nguyễn Tài Cẩn (1985), Mấy vấn đề về chữ Nôm, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.48

[8] Nguyễn Văn Tố (2019), Đại Nam Sử Dật-Sử ta so với sử Tàu, Nxb KHXH, Hà Nội

[9] Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm-Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb hà Nội

[10] Lê Dư (1942), Chữ Nôm và chữ quốc ngữ trong Tạp chí Nam Phong, tâp XXX và Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử

[11] Nguyễn Văn Tố, Bài đăng trong Tạp chí B.E.F.E.O, tập XXX

[12] Trần Văn Giáp, Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm trong nghiên cứu lịch sử, số 127, 1969

[13] Nguyễn Tài Cẩn, Căn cứ ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện chữ Nôm trong Ngôn ngữ học, số 1, 1971

[14] Lê Văn Quán, Góp phần tìm hiểu nguồn gốc chữ Nôm trên cơ sở cứ liệu thanh điệu Hán Việt trong Ngôn ngữ học, số 4, 1973

[15] Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm-Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb.KHXH, HN

[16] Cao Xuân Dục (2012) Long cương văn tập, Nxb Lao Động Hà Nội

[17] Hoàng Xuân Hãn. (1978). Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần - Lê: Phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. KHXH (Paris) 5-791978 - 1980).tb 1998. Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần - Lê, trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn. Nxb Giáo dục. Hà Nội.T3: Trần Trọng Dương (2012) Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch Khóa hư lục. Nxb Từ điển Bách khoa.Hà Nội, tr.113-114.

[18] Quách Tấn (1998),Thi pháp thơ Đường, Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm-Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb Hà Nội 2. Cao Huy Giu (dịch) (2006) , Đào Duy Anh (hiệu đính), Đại Việt sử kí toàn thư Tập II, Nxb VHTT 3. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Mấy vấn đề về chữ Nôm, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 4. Nguyễn Tài Cẩn, Căn cứ ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện chữ Nôm trong Ngôn ngữ học, số 1, 1971 5. Cao Xuân Dục (2012), Long cương văn tập, Nxb Lao Động Hà Nội 6. Lê Dư (1942), Chữ Nôm và chữ quốc ngữ trong Tạp chí Nam Phong, tâp XXX và Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử 7. Trần Văn Giáp, Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm trong nghiên cứu lịch sử, số 127, 1969 8. Lê Văn Quán, Góp phần tìm hiểu nguồn gốc chữ Nôm trên cơ sở cứ liệu thanh điệu Hán Việt trong Ngôn ngữ học, số 4, 1973 9. Bùi Văn Nguyên-Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb ĐHQG 10. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Lý - Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo dục, 1996 11. Nguyễn Phạm Hùng (2002), Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), Nxb ĐHQG Hà Nội 12. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1997), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục 13. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, Nxb DHQG Tp.HCM 14. Đoàn Ánh Loan (1999), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố trong truyện thơ và ngâm khúc giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ Văn, TP Hồ Chí Minh 15. Đoàn Ánh Loan, Lịch sử nghiên cứu điển cố văn học, Tạp chí Hán Nôm, 3/1998 16. Phương Lựu (1985), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN 17. Mộng Bình Sơn (2000), Điển tích chọn lọc, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh 18. Nguyễn Văn Tố, Bài đăng trong Tạp chí B.E.F.E.O, tập XXX 19 Nguyễn Văn Tố (2019), Đại Nam Sử Dật-Sử ta so với sử Tàu, Nxb KHXH, Hà Nội 20. Trần Lý Trai- Tìm hiểu giá trị “Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông- Tập san KHXH&NV, ĐHQG TP HCM 21. Quách Tấn (1998),Thi pháp thơ Đường, Nxb trẻ TP Hồ Chí Minh Trang web 22. chunom.org (Từ điển chữ Nôm trích dẫn) 23. http://www.nomfoundation.org (Tu-Dien-Chu-Nom-Dan_Giai) 24. https://hvdic.thivien.net (Từ điển Hán Nôm) 25. https://baidu.com 26. https://tuoitre.vn

Tác giả: Đồng Hảo Học viên Cao học – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế