Trang chủ Bạn đọc Đôi điều về bé Tường Lam

Đôi điều về bé Tường Lam

Bé Tường Lam chỉ là người bình thường, để yên cho bé Tường Lam tiếp tục tu học, ba mẹ cháu không nên cho người ta khai thác cháu bé quá nhiều, sẽ làm bé tổn phước, tổn thọ, ảnh hưởng đến thể chất, cuộc sống của cháu

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Bé Tường Lam chỉ là người bình thường, để yên cho bé Tường Lam tiếp tục tu học, ba mẹ cháu không nên cho người ta khai thác cháu bé quá nhiều, sẽ làm bé tổn phước, tổn thọ, ảnh hưởng đến thể chất, cuộc sống của cháu.

Cư sĩ – Lương y Phan Văn Sang

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Doi dieu ve be Tuong Lam 1

Thời gian qua trên mạng mỗi ngày liên tục xuất hiện cháu bé Tường Lam 4 tuổi, bé còn độ tuổi đi nhà trẻ xếp vào lớp lá mà đã biết ăn chay, thuộc các bài chú: Chú Đại Bi, Chú Dược Sư… còn nói thông những lời Phật dạy, trong khi ba mẹ của bé chưa biết đi chùa, không có khái niệm về ăn chay, chưa biết gì về Phật Pháp nên đã khiến cho cộng đồng mạng xôn xao dậy sóng.

Có người còn nói bé Tường Lam là Phật, Bồ Tát thị hiện?

Tôi xin có mấy lời lý giải như sau:

Tôi có chiếc máy vi tính xách tay (laptop computer), trải qua thời gian dài, mỗi ngày tôi học tập, làm việc gì đều nhập hết những dữ liệu vào ổ cứng (Hard Drive).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Doi dieu ve be Tuong Lam 2

Máy laptop tôi đang học tập, đang làm việc, thì bỗng một hôm vì bất cẩn, chiếc laptop thân yêu của tôi từ cao rơi xuống nền gạch vỡ toang, rời ra từng mảnh không còn cách nào ráp lại được.

Chiếc máy vi tính thì vỡ nát, không dùng được nữa phải vứt bỏ, nhưng còn cái ổ cứng chứa đầy dữ liệu kia (Memory) vẫn còn.

Rồi tôi mua lại máy tính mới khác, tôi lắp ổ cứng cũ vào, khi tôi mở ra thì toàn bộ những file dữ liệu lúc tôi làm việc từ máy cũ trước kia vẫn còn không mất, vì thế tôi cứ tiếp tục làm việc trên các file dữ liệu cũ đó, mặc dù đây là máy mới.

Thuyết A Lại Da thức

Cũng như thế, con người chúng ta có Lục căn (六 根 là 6 giác quan), có lục thức (六識 ) là sự nhận thức, phân biệt của 6 căn) như sau:

1- Nhãn (眼) : mắt thấy
2- Nhĩ (耳) : tai nghe
3- Tỷ (鼻) : mũi ngửi
4- Thiệt (舌): lưỡi nếm
5- Thân (身) : thân xúc chạm
6 – Ý (意) : ý nghĩ

Đời sống con người chúng ta mỗi ngày Lục căn (六根) tiếp xúc nhiều với Lục trần (六塵) trong xã giao , trong việc làm, trong tu học……đều được anh “Mạt Na Thức” là thức thứ 7 đem cất vào “Đệ Bát A Lại Da Thức” là thức thứ 8.

A Lại Da Thức tức là Đệ Bát Thức (第八識), là Tiềm thức (潛識) của con người.

A Lại Da Thức là cái kho để chứa đựng, lưu trữ những gì mà hằng ngày thân ta xúc chạm, mắt ta thấy, tai ta nghe, lưỡi ta nếm, mũi ta ngửi, miệng ta nói, ý ta nghĩ….

Đều được đem vô cất kỹ trong kho “A Lại Da Thức” là do anh “Mạt Na Thức”.

Mạt Na Thức giống như anh thủ kho vậy.

Có những chuyện lâu lơ lâu lắc từ năm nảo năm nào của thuở dĩ vãng xa xưa, hôm nay ta bỗng nhớ lại, bởi lâu ngày gặp lại người chị, mừng quá nên 2 chị em ôm nhau cảm giác thấy chị mềm mại ấm áp (身 識 thân thức), chị ấy đẹp dịu dàng trong chiếc áo màu lam ( (眼 識 nhãn thức), tay chị còn ôm bó hoa tỏa đầy hương thơm (鼻 識 tỷ thức).

Chị mời tôi ăn chiếc bánh vị ngọt (舌 識 thiệt thức), rồi chị nói đến luật Nhân Quả thiện ác với giọng nói dịu dàng nghe êm ái làm sao (耳 識 nhĩ thức) và sau đó trở về trong đầu tôi cứ luôn nghĩ đến những lời hay ý đẹp của chị (意 識 ý thức).

Tất cả là do anh Mạt Na Thức đã lôi ra từ trong A Lại Da Thức, khiến ta nhớ lại tất cả chuyện xưa.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Sau khi chet sinh hoc con uan nao hoat dong khong 1

Từ trước đến nay đã có những em bé từ 6 tuổi trở lại chưa đến trường, chưa đi học, bỗng một lúc mà có thể nói và giao tiếp, trao đổi được các ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, đọc được sách báo…

Khiến cho các nhà khoa học không hiểu tại sao?

Có gì lạ đâu?

Theo hiểu biết của cá nhân tôi, đó là bởi những đời trước lần lượt bé là người đã sinh ra và lớn lên ở nước đó.

Nói vậy thì chính chúng ta cũng có thể nhiều đời trước đã tái sinh qua nhiều nước sao không nhớ được như bé?

Là bởi cá biệt của người lúc sống không tạo ác nghiệp nên khi vừa chết thì liền đầu thai không qua thân trung ấm. Còn ta sau khi chết phải trải qua thời gian dài trong thân trung ấm, hoặc trôi lăn trong tam đồ ác đạo rồi mới lên làm người thì làm sao nhớ được?

Tôi thường nghiên cứu, tìm hiểu đọc trong các Kinh cũng như nghe thuyết giảng của các tôn giáo bạn, có tôn giáo không tin thuyết luân hồi tái sinh, không tin có đời sau, và dạy tín đồ mình không được tin vào thuyết luân hồi tái sinh.

Các nhà khoa học thì không hiểu tại sao những em bé chưa đi học mà lại đọc được chữ và nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Riêng đạo Phật, đức Phật Thích ca Mâu Ni trong các Kinh ngài cũng đã có nói nhiều về luân hồi tái sinh.

Thời nay: Có em học sinh đang mê học ngoại ngữ, mê học toán…trong đầu em lúc nào cũng nghĩ đến ngoại ngữ, nghĩ đến toán…thì bất ngờ em bị tai nạn chết đột ngột không qua thân trung ấm mà thần thức liền nhập vào thai của người mẹ.

Sau 9 tháng 10 ngày bé ra đời cho đến 4, 5 tuổi thì bé đã nhớ vanh vách và thực hành lại những gì mình đã học từ đời trước vừa qua.

Cũng như nhớ đường tìm về nhà ba mẹ cũ của mình ở đời trước và ở lại chứ không chịu theo ba mẹ mới của mình về nhà.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Doi dieu ve be Tuong Lam 3

Bé Tường Lam tham dự Khóa tu thiếu nhi “Em Về Bên Phật” – Lần 50 tại chùa Hoằng Pháp

Đôi điều về bé Tường Lam

Trở lại những thông tin dậy sóng về bé Tường Lam thì cũng vậy thôi, mới 4 tuổi không ăn được thịt cá, chỉ ăn chay, chưa đi học, chưa biết đến chùa, mà bé Tường Lam thuộc làu làu chú Đại bi, chú Dược Sư, nói được những lời Phật dạy, trong khi nhiều phật tử từng đi chùa mà còn phải lật kinh ra đọc, chứ chưa thuộc hẳn!

Có gì lạ đâu. Kiếp vừa qua bé Tường Lam đang tu học, nhưng vì lý do nào đó chết đột ngột không trải qua thân trung ấm mà liền nhập thai tái sinh lại nên vừa lên 4 tuổi thì Kinh chú bé vẫn còn nhớ và đọc làu làu vậy thôi.

Đừng cho rằng bé Tường Lam là Phật Bồ tát thị hiện. Bé Tường Lam chỉ là người bình thường tái sinh lại thôi, nên để yên cho bé Tường Lam tiếp tục tu học, ba mẹ cháu cũng không nên cho người ta khai thác cháu bé quá nhiều, sẽ làm bé tổn phước, tổn thọ.

Cư sĩ – Lương y Phan Văn Sang

Chú thích: Bài viết thể hiện tư duy, cách nhìn nhận riêng của tác giả, một cộng tác viên của Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường