Trang chủ Văn hóa Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu

Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Danh Khang
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022

Bạc Liêu là tỉnh duyên hải thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực Nam của tổ quốc, có nhiều dân tộc sinh sống, vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer thể hiện qua những công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Doc dao kien truc chua Xiem Can o Bac Lieu 1

Với những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo, từ mầu sắc, hoa văn trang trí, phù điêu…lộng lẫy nhưng cũng rất trang nghiêm và thanh tịnh, chùa Xiêm Cán (ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, Tp.Bạc Liêu) được xây dựng vào năm 1887, có khuôn viên rộng 4 ha.

Ban đầu, chùa có tên tiếng Khmer là Komphisako, về sau, một bộ phận người gốc Hoa đến đây định cư đã dịch tên chùa thành Xiêm Cán. Trong tiếng Hoa, Xiêm Cán có nghĩa là “giáp nước” dùng để chỉ ngôi chùa nằm cạnh bờ biển.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Doc dao kien truc chua Xiem Can o Bac Lieu 2

Cổng chùa Xiêm Cán đắp nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ, nổi bật, đậm sắc thái Khmer.

Chính điện là khu vực trung tâm của khuôn viên được xây dựng ở nơi cao nhất và có quy mô lớn nhất và luôn hướng về hướng Đông.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Doc dao kien truc chua Xiem Can o Bac Lieu 3

Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Mỗi góc đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại.

Chính điện có chiều cao 36,3 m được xem là cao nhất trong quần thể chùa Khmer Nam Bộ tại Việt Nam, với những hàng cột bê tông tròn, tạo sự vững chắc cho tòa nhà.

Vẻ đẹp bên trong Chính điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm, gồm tượng Phật lớn và nhiều tượng Phật thích ca nhỏ với kích cỡ, tư thế khác nhau diễn tả các thời kỳ hóa thân của đức Phật.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Doc dao kien truc chua Xiem Can o Bac Lieu 5

Vách, trần, cột của chính điện đều được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật.
Xung quanh chính điện là rất nhiều tháp để cốt của người quá cố.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Doc dao kien truc chua Xiem Can o Bac Lieu 4

Không gian chùa được bố trí khá hài hòa với Sala, tăng phòng, am, tháp cốt.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 5.2022 Doc dao kien truc chua Xiem Can o Bac Lieu 6

Không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động, nghi lễ tôn giáo, chùa Xiêm Cán cũng như các ngôi chùa Khmer khác còn là trung tâm văn hóa, giáo dục của phum, sóc, lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.

Danh Khang
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường