Trang chủ Hệ phái Đạo Đức Làm Người – Tập 1 – Phần 2

Đạo Đức Làm Người – Tập 1 – Phần 2

Muốn tai nạn giao thông chấm dứt, thì các cháu đi bộ cũng như lái xe phải thấy bổn phận đạo đức làm người trên tuyến đường mình đang đi và lái xe. Phải cẩn thận, phải cân nhắc kỹ lưỡng khi bước chân ra đường

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Muốn tai nạn giao thông chấm dứt, thì các cháu đi bộ cũng như lái xe phải thấy bổn phận đạo đức làm người trên tuyến đường mình đang đi và lái xe. Phải cẩn thận, phải cân nhắc kỹ lưỡng khi bước chân ra đường

Chương I: ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG

MỘT TAI NẠN GIAO THÔNG

Năm ấy, chúng tôi đang học luyện thi tú tài phần hai, thì có hai người phật tử đến chùa thỉnh Thầy trụ trì và chúng tôi đến tụng đám tang cho một người vừa chết vì tai nạn giao thông.

Đến nơi, một người phụ nữ đội khăn tang, độ 34, 35 tuổi ra đón tiếp và mời chúng tôi ngồi.

Cô ta vừa khóc vừa nói: “…​Chồng con đi làm về bị xe đụng chết, chết một cách tức tối, oan ức, chết trong đau khổ quá Thầy ơi!” Nói đến đây, cô ta nức nở nghẹn ngào không nói được nữa, đưa tay vuốt ngực…​ Rất lâu, nước mắt đầm đìa cô mới nói tiếp: “Xin Thầy từ bi thương xót, tụng kinh cầu siêu độ cho linh hồn chồng con”.

Thầy trụ trì an ủi: “Phật tử hãy bình tĩnh, đừng quá khổ đau, sanh ra bịnh tật. Rồi đây ai nuôi dạy mấy cháu còn quá bé thơ”.

Này các bạn lái xe, dù bất cứ lái các loại xe nào, các bạn có nghĩ gì về một tai nạn giao thông xảy ra không? Một tai nạn giao thông xảy ra đã để lại một người mẹ trẻ vừa goá chồng và ba đứa bé thơ dại. Tội tình gì mà những người này phải chịu khổ đau như vậy hỡi các bạn?

MỘT HÌNH ẢNH THƯƠNG TÂM

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan4

Một tai nạn giao thông đã để lại một hình ảnh thương đau: “Một người mẹ goá chồng và 3 đứa con thơ dại”. Nhìn hình ảnh này các bạn lái xe nghĩ sao? Có đau lòng không hỡi các bạn? (Ảnh tai nạn giao thông trên báo mạng VietNamNet.vn ngày 14/04/2011)

Ai đã làm ra thảm cảnh khổ đau này?

Sự bất cẩn ư! Sự cẩu thả, sự say sưa rượu chè, sự mệt nhọc ngủ quên, hay một sự lo toan đang ray rứt trong tâm hồn các bạn, hay một nỗi lo buồn về gia đình hoặc một sự thất vọng về một điều gì, hay bị kích động máu anh hùng “Xa lộ” mà quý bạn đã gây ra thảm cảnh này?

Quý bạn hãy suy nghĩ lại đi: Một tai nạn giao thông xảy ra chết người hoặc làm cho cơ thể tàn tật suốt đời. Đó đâu phải là sự ngẫu nhiên phải không hỡi quý bạn?

Đó là một hành động thiếu trách nhiệm và bổn phận, thiếu lương năng và lương tri, thiếu đạo đức nhân bản làm người.

Các bạn đâu phải là cỏ cây, gạch đá mà không biết đau khổ hay sao?

Một tai nạn giao thông xảy ra đâu phải có một người đau khổ, mà bao nhiêu người đau khổ, phải không hỡi các bạn?

Và sự đau khổ ấy đâu phải chỉ trong chốc thời, mà còn kéo dài suốt cả đời người các bạn ạ!

Ba cháu bé thơ dại ấy làm sao tìm lại được người cha thân yêu mà các bạn đã vô tình cướp mất; một sự mất mát lớn lao, một sự khổ đau đã gieo nặng trong tâm tư suốt cuộc đời của ba cháu bé thơ này. Dù ba cháu bé này lớn khôn cho đến ngày lìa đời, lìa cuộc sống này, chúng cũng không làm sao biết được sự âu yếm, sự che chở, đùm bọc, dạy dỗ, nuôi dưỡng và lòng thương yêu của một người cha, mà cuộc đời của chúng luôn thầm ước ao có được, nhưng làm sao có được hỡi các bạn?

Rồi đây, mẹ chúng sẽ tái giá, có một người chồng khác, thì sự thương yêu của người cha ghẻ có bằng người cha ruột hay không? Hay chúng phải bỏ học, để rồi một người chị tuổi còn học trò mà phải tảo tần để nuôi hai đứa em thơ dại. Trước cảnh đau lòng này quý bạn nghĩ sao? Có thương tâm không hỡi các bạn?

Một tai nạn giao thông xảy ra để lại trong lòng chúng ta những nỗi đau thương, tê tái tận tâm can, như ai bứt từng đoạn ruột.

Hôm nay ngồi đây, hồi tưởng ghi lại những hình ảnh ngày xưa, mà lòng chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Nghĩ đến cuộc đời bơ vơ cơ cực của các cháu bé thơ này, chúng tôi không cầm được giọt nước mắt.

Thưa các bạn! Hỡi các bạn lái xe! Dù bất cứ loại xe nào, các bạn cũng không có lỗi. Nhưng chúng ta có lỗi các bạn ạ! Gia đình chúng ta có lỗi! Xã hội có lỗi! Đất nước có lỗi! Tại sao vậy?

Lỗi vì đất nước, vì xã hội, vì gia đình và vì chúng ta không có một nền đạo đức nhân bản. Vì thế chúng ta không được giáo dục về trách nhiệm, về bổn phận của mỗi con người phải sống và hành động không làm khổ mình khổ người như thế nào? Do chúng ta chưa biết, chưa học đạo đức, vì thế chúng ta không có lỗi.

Hôm nay, chúng tôi ngồi ghi lại những hành động sống có đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, để các bạn biết và hiểu; để các bạn tránh những hành động thiếu đạo đức có thể gây ra sự khổ đau cho mình, cho người; để giúp cho quý bạn có một hành động sống, sống bình thường nhưng rất cao thượng: không làm khổ mình, khổ người; để giúp cho các bạn luôn luôn có một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự; để giúp cho các bạn tìm được một hạnh phúc chân thật trong cuộc đời.

–o0o–

MỌI NGƯỜI HÃY HỌC LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC ĐI ĐƯỜNG

1/ Điều một: Chúng tôi xin nhắc nhở quý bạn, khi lái xe có tốc độ từ 10 cây số một giờ đến 100, 200 cây số một giờ thì quý bạn phải học về luật lệ giao thông đường bộ, để biết luật lệ đi đường. Đó là quý bạn đã thực hiện được đạo đức giao thông

Vì hiện giờ số người gia tăng, khắp nơi nơi, bước ra đường người là người, đông như kiến cỏ. Vì thế, nếu chúng ta không học luật lệ đi đường thì chúng ta không rõ. Mà không rõ luật đi đường thì có thể gây ra tai nạn giao thông. Một tai nạn khủng khiếp, chết người thê thảm, làm đau khổ nhiều người các bạn ạ!

Hành động không hiểu rõ luật lệ giao thông đường bộ là một hành động thiếu đạo đức nhân bản, thường sẽ làm khổ mình, khổ người các bạn ạ!

Vậy, trước khi lái xe các bạn hãy học luật lệ đi đường rồi mới lái xe, thì mới bảo đảm sinh mạng của các bạn và mọi người. Các bạn nên nhớ kỹ nhé!

Học luật lệ giao thông đường bộ, đó là trách nhiệm và bổn phận đạo đức làm người của các bạn! Các bạn cần phải hiểu, hiểu một cách sâu xa, vì sự sống của mọi người, của chính các bạn nữa.

Khi lái xe các bạn hãy tư duy suy nghĩ, hãy thương sự sống của mọi người, của chính các bạn. Chỉ trong gang tấc và trong chớp mắt không làm chủ được xe bạn, là tai hoạ sẽ đến tức khắc. Một sự khổ đau vô cùng, vô tận các bạn ạ!

MỘT HÌNH ẢNH THƯƠNG ĐAU CỦA TAI NẠN GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan5

Một hình ảnh thương tâm của tai nạn giao thông để lại: “Tuổi trẻ và tương lai còn đâu nữa?” (Ảnh trên Internet)

Nếu các bạn không học luật lệ giao thông đường bộ khi lái xe, lương tri và lương năng của các bạn sẽ không tha thứ tội lỗi của các bạn đâu, khi mà các bạn gây ra tai nạn chết người.

Vì bảo vệ sự sống cho con người trên hành tinh này, nên mỗi quốc gia đều chế ra luật lệ giao thông đường bộ, để giúp cho con người khi lái xe không gây ra tai nạn khổ đau, mất mát và thương tâm.

Vậy các bạn hãy nhớ! Trong thời đại của chúng ta hiện giờ, lượng xe cộ trên đường đông như mắc cửi, và xe chạy với tốc độ nhanh như gió. Vì thế, từ trẻ em đang học ở cấp I, cho đến những người già cả đều phải học luật lệ giao thông đường bộ, để tránh mọi tai nạn giao thông xảy ra trong khi đi đường.

Trong thời đại của chúng ta, phương tiện giao thông rất tiện lợi và nhanh chóng, thì sự học tập luật lệ giao thông đường bộ rất cần thiết và quan trọng hàng đầu, để bảo vệ sinh mạng của mọi người và của chính các bạn nữa, để những thảm cảnh khổ đau, thương tâm này không còn xảy ra nữa.

2/ Điều hai: Trách nhiệm và bổn phận về đạo đức giao thông mà mọi người cần phải hiểu biết cho rõ ràng, trong mỗi hành động khi bước chân ra đường.

Về đạo đức giao thông khi bước ra đường, trước tiên muốn băng qua đường, thì phải nhìn bên lề đường tay trái, khi không thấy có xe hoặc có xe còn đang chạy ở xa, thì ta hãy đưa cánh tay trái thẳng ra phía trước mặt, rồi bước ra giữa lộ, có nghĩa là đưa cánh tay ra dấu hiệu báo cho người lái xe biết ta đang băng qua đường, để người lái xe giảm tốc độ, thì mới có thể tránh được tai nạn giao thông. Khi đến giữa đường, ta lại nhìn về phía bên tay mặt, thấy không có xe hoặc xe còn đang chạy ở xa thì ta lại đưa cánh tay mặt thẳng ra rồi tiếp tục bước đi cho đến lề bên kia.

Hành động làm như vậy là hành động đạo đức giao thông không làm khổ mình, khổ người. Lúc nào ta muốn băng qua đường đều phải có hành động đạo đức như vậy, thì mới bảo đảm an toàn cho cuộc sống của mình, của người khác, nếu không có hành động như vậy mà muốn băng qua đường, là ta đã giết người và tự sát mình.

Người băng qua đường mà thiếu hành động này, đó là người thiếu đạo đức, người thiếu đạo đức giao thông này thì cũng giống như một con thú vật băng qua đường, tai hoạ sẽ đến. Tai hoạ đến không có nghĩa là do nhân quả tiền kiếp, tai hoạ đến là do nhân quả hiện kiếp, tức là do hành động thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả trong hiện tại. Cho nên, những hành động nhân quả thiện hay ác là những hành động vô đạo đức hay là có đạo đức. Nó được khẳng định hành động thiện là đạo đức, có nghĩa là hành động không làm khổ mình khổ người, đem lại sự an vui cho mình cho người. Và hành động ác là hành động vô đạo đức, có nghĩa là hành động làm khổ mình khổ người, đem lại sự bất an, sự phiền toái, sự buồn khổ, v.v…​

ĐI HÀNG NGANG GIỮA ĐƯỜNG LÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan6

Các cháu học sinh lái xe đi đường như vầy là thiếu đạo đức, các cháu phải cố gắng học đạo đức làm người để xứng đáng là người công dân Việt Nam (Học sinh trường PTTH Di Linh đi xe đạp hàng 5, hàng 6, lấn cả một làn quốc lộ 20 – Ảnh trên Internet)

Một người đi trên đường cứ theo lề bên tay mặt mà đi là người có đạo đức giao thông, vì người ấy đi theo đúng luật lệ giao thông được nhà nước soạn thành bộ luật đi đường. Ngược lại, một người đi đường mà cứ theo lề bên tay trái mà đi là người thiếu đạo đức, sẽ xảy ra án mạng giao thông, gây đau khổ cho mình, cho người. Người đi đường như vậy là người thiếu đạo đức, là người không học luật lệ giao thông. Người không học luật lệ giao thông cũng giống như một con thú vật đi ngoài đường, và sẽ xảy ra tai hoạ cho nhiều người, mang đến sự buồn khổ và thê thảm cho cuộc sống con người.

Hiện nay, khắp trên mọi nẻo đường đất nước, ngày nào cũng có xảy ra tai nạn giao thông, đó là vì mọi người không chịu học luật đi đường, và không học đạo đức cẩn thận đi đường. Không học luật lệ và đạo đức đi đường, nên vô tình đã biến mình thành những con người vô đạo đức.

Người học luật lệ đi đường mà không áp dụng luật lệ đi đường, để có những hành động thiếu đạo đức gây ra tai nạn chết người chết mình, làm khổ mình làm khổ người. Đó là những người không biết thương mình, không biết thương người; đó là những người quá tàn ác và tàn nhẫn, không còn có lương tri lương năng. Và như vậy những con người ấy là những người vô đạo đức, vô luật lệ giao thông. Nhà nước thi hành luật lệ giao thông phải trừng trị những người vô đạo đức, vô pháp luật này rất nặng bằng những hình phạt xứng đáng, để ngăn chặn những cái chết thê thảm và đau thương một cách vô lý. Dù là người đi bộ, mà đi không đúng luật giao thông thì người hành luật giao thông cũng phải phạt họ, phạt bằng tiền, bằng bắt buộc học luật giao thông. Có phạt như vậy mọi người mới chịu chấp hành luật đi đường nghiêm chỉnh. Nhờ thế tai nạn giao thông mới chấm dứt.

Tai nạn giao thông được xem như vô tình “ngộ sát”, nhưng sự thật không phải vậy, không phải vô tình ngộ sát, mà do sự thiếu đạo đức cẩn thận nên biến mình trở thành người “cố sát”, tức là cố tự sát mình, cố sát người.

Biết chạy xe quá tốc độ, không làm chủ được tốc độ, chạy lạng lách cẩu thả, vượt qua mặt xe khác ẩu là những hành động thiếu đạo đức cẩn thận, tức là thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, thì sẽ đưa đến tai nạn giao thông, làm khổ mình và mọi người.

Vậy các bạn đi bộ hay lái xe, dù bất cứ một loại xe nào, xe lớn hay xe nhỏ, nhỏ như xe đạp, chậm như đi bộ, các bạn đều phải học luật lệ giao thông. Tại sao vậy?

Tại vì luật lệ giao thông sẽ bảo vệ tính mạng của các bạn và của những người khác. Vì vậy, luật lệ giao thông là một môn học bảo vệ sinh mạng rất cần thiết cho mọi người trong thời đại hiện nay.

Nếu các bạn không học luật lệ giao thông, thì các bạn đi bộ hoặc đi xe đều đi càn, chạy xe ẩu, chạy xe không đúng luật lệ đi đường, thì chính các bạn đã gây ra tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là một tai nạn thảm khốc và thương tâm nhất, khiến cho người ngoài cuộc vẫn đau lòng, vẫn xót xa, vẫn ghê rợn. Cho nên người đi bộ cũng phải bắt buộc học luật lệ giao thông. Tại sao vậy?

Vì người đi bộ đi không đúng luật giao thông vẫn gây ra tai nạn thảm khốc, chứ không riêng gì người lái xe. Người đi bộ cũng phải cẩn thận như người lái xe. Nói chung khi bước chân ra đường, người đi bộ cũng như người lái xe đều phải học đạo đức giao thông, để thấy trách nhiệm và bổn phận bảo vệ trong cuộc chung sống của loài người trên hành tinh này. Phải có ý thức về sự bảo vệ mạng sống của nhau, thì việc học luật lệ giao thông và đạo đức cẩn thận giao thông là điều rất cần thiết của mọi người. Nếu chúng ta không biết bảo vệ mạng sống của nhau, thì không có ai bảo vệ mạng sống của chúng ta bằng chính chúng ta. Người cảnh sát đứng gác trên các trục lộ giao thông là để bảo vệ mạng sống của mọi người, nhưng mọi người quá khinh thường mạng sống của mình, thì người cảnh sát giao thông cũng không bảo vệ được, vì thế mà tai nạn giao thông mới xảy ra hằng ngày. Cho nên, ngay từ bây giờ, nhà nước và nhân dân muốn tránh tai nạn giao thông thì phải xoá nạn mù đạo đức và luật lệ giao thông cho toàn dân. Hiện giờ số lượng xe chạy bằng động cơ có tốc độ cao ngày càng gia tăng, thì tai nạn giao thông ngày càng gia tăng lên gấp bội. Do đó, sự mất mát rất lớn của mọi người dân thay vì không có, mà phải chịu thật là đau lòng. Phải không hỡi các bạn?

Người đi bộ mà không biết luật lệ giao thông sẽ băng qua đường, qua ngã ba, ngã tư, cua, quẹo, đi ngược chiều, vượt đèn xanh, đèn đỏ một cách ngu si, thì có thể xảy ra tai nạn giao thông.

TAI NẠN GIAO THÔNG THƯỜNG ĐỂ LẠI THẢM CẢNH THƯƠNG TÂM

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan7

Con người không hiểu biết về đạo đức giao thông, nên vô tình đã gây ra tai nạn giao thông, để lại những thảm cảnh đau buồn cho mọi người còn sống (Một vụ tai nạn giao thông chết người tại TP Hồ Chí Minh – Ảnh trên Internet)

Người bất chấp luật lệ giao thông là người vô đạo đức, là người thiếu đức hạnh cẩn thận. Người thiếu đức hạnh cẩn thận và vô luật lệ đi đường như vậy là người tự làm khổ mình khổ người, là tự giết mình giết người, những người như vậy là những người cần phải được pháp luật trừng phạt và trị tội đích đáng.

Yêu cầu Bộ Giáo Dục cần phải quan tâm cho chương trình học có thêm môn học về luật lệ giao thông đường bộ, và môn đạo đức học về đức hạnh cẩn thận giao thông đường bộ như:

1- Học đạo đức cẩn thận khi băng qua đường. Nếu đi bộ thì đưa tay ra hiệu, còn lái xe thì phải bật đèn lái và đưa tay ra hiệu để băng qua đường. Đó là hành động đạo đức, nếu băng qua đường mà thiếu hành động này là người vô đạo đức.

2- Học đạo đức cẩn thận khi đi đường, là để bảo vệ sinh mạng của mình của người khác, khiến cho tai nạn giao thông không xảy ra. Và như vậy không làm khổ cho mình, cho nhiều người, nên phải đi sát trong lề, đi bên lề tay phải, không được đi bên lề tay trái. Đi ngông nghênh giữa đường hoặc đi bên lề tay trái là người thiếu đạo đức, là người sẽ làm khổ cho mình và nhiều người.

3- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi đến ngã tư, ngã ba, ngã sáu, ngã bảy, v.v…​ thì phải đi theo chiều bên lề tay mặt, không được ôm lề tay trái của người mà đi. Đi như vậy mới là đi đúng luật lệ giao thông. Hành động đi như vậy mới chính là hành động đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người.

4- Khi đến ngã ba, ngã tư không có đèn báo mà muốn băng qua đường, thì hãy đưa thẳng cánh tay trái về phía trước mặt rồi bước đi ra đường, khi đến giữa đường thì đứng lại, đưa cánh tay mặt về phía trước mặt rồi mới đi thẳng qua lề đường bên kia, đi chậm chậm không được chạy đại qua. Hành động làm như vậy là hành động đạo đức cẩn thận giao thông. Ngược lại không làm như vậy, mà cứ đi băng qua đường là thiếu hành động đạo đức, tai nạn giao thông có thể xảy ra và mang đến sự khổ đau cho nhiều người.

5- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi đi bộ hoặc lái xe đến chỗ cua quẹo, thì phải ôm chặt lề bên tay phải và giảm tốc độ xe chạy chậm lại. Quan trọng nhất là phải ôm chặt lề bên tay mặt, không được chạy xe giữa đường, không được chạy xe qua lề bên tay trái. Hành động giảm tốc độ xe và ôm chặt lề bên tay mặt của mình là hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người, còn ngược lại là hành động thiếu đạo đức. Là một con người, ai cũng mong muốn mình là người có đạo đức, chứ có ai muốn mình là người vô đạo đức bao giờ. Phải không hỡi các bạn?

6- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi gặp đường trơn, đường dốc, đường vòng, qua cầu, v.v…​ Khi lái xe gặp trường hợp này thì chúng ta giảm tốc độ để bảo đảm sự an toàn, không được phóng nhanh, vượt ẩu, qua mặt trên những đoạn đường nguy hiểm này. Hành động giảm tốc độ, không phóng nhanh, không vượt ẩu, qua mặt trên những đoạn đường này là hành động đạo đức cẩn thận giao thông, sẽ không làm khổ mình khổ người. Hành động như vậy sẽ mang đến sự an vui cho mình, cho mọi người. Người lái xe mà có những hành động này là người đáng khen và đáng ca ngợi, là người biết thương mình thương người, là người đáng cho chúng ta kính trọng, yêu mến. Tuy những hành động đơn giản như vậy, nhưng nó mang đầy đủ tính chất tình thương cao thượng. Ngược lại, không làm được những hành động này là người không xứng đáng để chúng ta mến yêu và kính trọng, là những người đáng khinh bỉ, đáng chê trách. Vì những hành động tầm thường ấy ai cũng làm được, thế mà không làm là phải đáng trách, đáng phạt, v.v…​

7- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi thấy biển đề đường nguy hiểm, đường gợn sóng, v.v…​ thì chúng ta giảm tốc độ xe và giữ tay lái ôm chặt lề phía bên tay phải, cho xe chạy với sự điều khiển làm chủ tốc độ chiếc xe hoàn toàn. Những người lái xe có những hành động làm như vậy là người có đạo đức giao thông. Người lái xe có đạo đức giao thông là người không hề vi phạm luật lệ đi đường. Người không vi phạm luật lệ giao thông là người tuân hành pháp luật của nhà nước, là một người công dân tốt. Người công dân tốt là một người làm cho đất nước của họ có trật tự, an ninh, khiến cho mọi người trong nước của họ sống được an ổn, yên vui. Và vì thế đất nước ấy được phồn vinh, thịnh vượng, luôn luôn mọi người không làm khổ mình khổ người. Dù chỉ là những hành động đi đường hoặc lái xe…​ Người có đạo đức nhân bản – nhân quả thì dù bất cứ những hành động nhỏ nhặt nào từ thân, miệng, ý của họ, họ cũng đều chú ý rất cẩn thận, để tránh khỏi sự vô tình làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

Thường trong đời sống hằng ngày, người ta thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả, chỉ vì người ta chưa rõ hành động nào của mình có đạo đức và hành động nào vô đạo đức. Chỉ cần lưu ý một chút là người ta nhận ngay được hành động nào có đạo đức và hành động nào không đạo đức. Hành động có đạo đức là những hành động không xảy ra sự đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài chúng sanh. Ngược lại, những hành động mang đến cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh sự khổ đau là hành động vô đạo đức. Cho nên, đạo đức giao thông là phải sử dụng sự cẩn thận, kỹ lưỡng…​ luôn thương sự sống của mọi người và của chính mình, lúc nào cũng phải tỉnh táo, sáng suốt và trí tuệ. Nhờ đó mới thực hiện được đạo đức trọn vẹn, mới có một cuộc sống an vui, hạnh phúc chan hoà trong mọi cuộc sống.

CHẠY XE LẠNG LÁCH, VƯỢT ẨU LÀ ĐÙA GIỠN VỚI TỬ THẦN

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan8

(Nhóm thanh niên chạy xe lạng lách trong đêm Đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch Cup AFF ngày 28-12-2008, tại TP Hồ Chí Minh – Ảnh trên báo mạng VnExpress.net)

Chạy lạng, lách, vượt mặt, bất kể luật đi đường, đó là những người thiếu đạo đức. Những người vô đạo đức này còn tệ hơn loài thú vật, vì loài thú vật tuy không biết luật lệ giao thông, nhưng khi đi trong đoàn, trong bầy thì chúng còn đi theo thứ tự chứ không có lạng lách, vượt mặt con khác. Còn những người biết luật lệ đi đường mà cứ vi phạm, xem luật đi đường như không có, đó là loài ác quỷ La Sát, là một loại người ngu si tự làm khổ mình khổ người, tự giết mình giết người mà không biết, tự làm cho bao nhiêu người khổ đau, mà những người khổ đau ấy toàn là những người thân thương của họ. Họ là những hạng người gì? Mà không thương mình, thương những người thân của mình. Họ là những hạng người gì? Mà xem mạng sống của những người khác như cỏ rác.

Cho nên, người đi đường mà không tuân thủ luật lệ giao thông là những người xem thường mạng sống của mình và của những người khác; là những người sát nhân mà trốn tránh tội giết người. Yêu cầu những nhà làm luật xem xét lại hành vi lạng lách, vượt mặt, chạy ẩu, chạy quá tốc độ ngoài đường, xem thường luật lệ giao thông, đó có phải là hành động cố sát giết người hay không? Nếu đây là một hành vi cố sát giết người, giết mình thì xin nhà nước xử phạt theo đúng luật hình sự tội giết người, để răn những người khác. Nếu không cương quyết xử phạt mạnh, thì trên các trục lộ giao thông trên khắp mọi miền đất nước không bao giờ chấm dứt nạn chạy lạng lách, vượt ẩu, chạy quá tốc độ, chạy xe xem thường luật lệ giao thông. Và như vậy tai nạn giao thông sẽ không bao giờ chấm dứt. Nếu nhà làm luật xem xét tai nạn giao thông là án mạng giao thông, thì tai nạn giao thông mới có thể chấm dứt.

Đứng về pháp luật, những người vi phạm luật lệ giao thông là những người xem thường pháp luật của nhà nước. Pháp luật của nhà nước được đặt ra là để bảo vệ mạng sống và tài sản của nhân dân. Không có ai có quyền cướp mạng sống và tài sản của người khác. Những người xem thường luật lệ giao thông để gây ra án mạng là những người được xem là thủ phạm giết người, là một hung thủ.

MỘT HÌNH ẢNH COI THƯỜNG LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan9

(Các xe đò đua nhau dừng giữa đường Giải Phóng, khu vực gần bến xe Phía Nam, Hà Nội, để đón khách – Ảnh trên Internet)

Như vậy, người thi hành luật pháp phải phạt tiền rất nặng với những người vi phạm luật đi đường, từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ. Và khi đã gây ra án mạng thì phải kết tội xứng đáng với những người xem thường luật lệ giao thông đã để xảy ra tai nạn chết người trong cảnh thương đau này.

Những người biết luật lệ đi đường là những người có bằng lái xe mà phạm luật đi đường gây ra án mạng giao thông, xin đề nghị những người cầm cân nảy mực pháp luật hãy trừng trị thích đáng. Nếu quả đúng do người lái xe gây án mạng thì xin kết án xứng đáng tội của họ, để họ không còn lái xe, để họ không còn gây ra án mạng nữa, để răn những người khác xem thường luật đi đường. Và vĩnh viễn những người này được người thi hành pháp luật thu hồi bằng lái xe, dù là xe hai bánh.

Người xem thường luật lệ giao thông là người vô đạo đức, khi thấy có mặt cảnh sát giao thông thì không dám chạy xe lạng lách, chạy ẩu, chạy xe ra vẻ là người chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Nhưng khi không có cảnh sát giao thông thì lái xe bất kể sinh mạng mọi người, xem sinh mạng mọi người như cỏ rác. Người cảnh sát thi hành luật lệ giao thông phải phạt rất nặng đối với những hạng người này, để bảo vệ sinh mạng và sự an vui cho những người khác.

–o0o–

GIÁO DỤC LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG TRONG HỌC ĐƯỜNG

Chúng tôi xin đề nghị và yêu cầu Chính phủ và Bộ Giáo dục của mỗi quốc gia trên khắp thế giới, hãy xem luật lệ và đạo đức giao thông đường bộ là một môn học như các môn học khác trong học đường. Môn học này rất cần thiết, thực tế và cụ thể để bảo đảm sinh mạng của con người, để tránh đi sự thương đau của những người khác.

Nếu hằng ngày chúng ta thống kê số người chết và bị thương về tai nạn giao thông trên khắp thế giới, thì con số ấy không phải là ít. Vì thế, những người có trách nhiệm bảo vệ sự sống của loài người trên hành tinh không thể xem thường môn học đạo đức này.

Ngay bây giờ, trong các học đường, từ Tiểu học, Trung học và Đại học phải được áp dụng môn học đạo đức về luật lệ giao thông đường bộ vào chương trình học tập của học sinh, sinh viên, để tránh sự mất mát, thiệt thòi khổ đau trên các trục lộ giao thông. Môn học này không những được áp dụng học tập trong các trường học, mà còn phải được áp dụng học tập rộng rãi trong nhân dân, từ thành thị đến nông thôn. Đó là một biện pháp hay nhất để giảm và chấm dứt tai nạn giao thông đường bộ, để không còn phải chứng kiến những cái chết thê thảm và đau thương.

NHỮNG NẠN NHÂN TRONG MỘT VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG KHỦNG KHIẾP

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan10

Một tai nạn giao thông xảy ra đã để lại cái chết thê thảm cho bao nhiêu người, và biết bao nhiêu gia đình đau khổ (Theo thống kê của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2011, toàn quốc có hơn 12.000 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Như vậy, trong vòng 1 ngày có khoảng 57 người chết và bị thương – Ảnh trên báo mạng VietTinNhanh.net)

Muốn tránh những tai nạn thảm khốc, thê lương này xảy ra trên khắp mọi nẻo đường đất nước, thì việc học luật lệ và đạo đức giao thông là một điều cần thiết không thể thiếu được. Nó phải được xem là môn học chính, có hệ số điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp. Có vậy các em mới nỗ lực học tập kỹ lưỡng.

Trẻ em từ Tiểu học, Trung học đến Đại học đều phải có những tiết học về luật lệ và đạo đức giao thông đường bộ. Ít nhất một tuần lễ phải có hai giờ học về môn học này. Học sinh cấp ba các trường Trung học phổ thông bắt buộc các em dù nam hay nữ đều phải có bằng lái xe hoặc chứng chỉ, thì tai nạn giao thông sẽ ít xảy ra.

Nhất là bắt buộc sinh viên Đại học từ 18 đến 20 tuổi đều phải có bằng lái xe hoặc chứng chỉ lái xe, để xác nhận mình có học và đã thi đậu môn đạo đức giao thông.

Các em nên nhớ, không những học luật lệ giao thông mà các em còn phải học đạo đức giao thông để thấy trách nhiệm và bổn phận làm người. Vì trách nhiệm và bổn phận làm người là phải sống có đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người.

Đạo đức giao thông và luật lệ giao thông là một môn học trong đại bộ môn đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, là con người ai cũng cần phải học và hiểu biết đạo đức này. Có học như vậy các em ra đường lái xe mới không chạy ẩu, chạy lạng lách, chạy nhanh, hay qua mặt, vượt mặt một cách thiếu cẩn thận, v.v…​

Có áp dụng môn học luật lệ và đạo đức giao thông vào học đường như vậy, thì mới tránh khỏi xương máu của các em và những người khác đổ xuống một cách đau thương mà không ích lợi.

MỘT LỚP HỌC ĐẠO ĐỨC VÀ LUẬT GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan11

Chính phủ và Bộ Giáo dục cần phải quan tâm, phổ biến môn học đạo đức và luật lệ giao thông đường bộ trong mọi tầng lớp dân chúng (Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hồ Chí Minh, trong một tiết học về an toàn giao thông – Ảnh trên báo mạng GiaoDuc.net.vn)

Môn học luật lệ và đạo đức giao thông đường bộ rất quan trọng và cần thiết cho đời sống con người hiện nay, mà Chánh Phủ và Bộ Giáo Dục cần phải lưu ý nhiều hơn.

Lưu ý không chưa đủ, mà còn phải áp dụng ngay liền những môn học này vào học đường sớm chừng nào tốt chừng nấy. Vì đó là cách thức tiết kiệm máu xương của đồng bào dân tộc trong mỗi đất nước trên hành tinh này.

Tóm lại, vấn đề tai nạn giao thông muốn được chấm dứt thì môn học đạo đức và luật lệ giao thông cần phải được áp dụng ngay liền, vào tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến những vùng cao nguyên miền núi, sớm chừng nào tốt chừng nấy. Vì đó là những hành vi đạo đức, xem thì bình thường, nhưng rất là cao thượng.

–o0o–

CÓ BẰNG LÁI XE CHƯA ĐỦ, CẦN PHẢI HỌC THÊM ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chúng tôi đề nghị và yêu cầu Chính phủ và Bộ Giáo dục ra thông báo cho các trường dạy lái xe: bắt buộc người học lái xe không những học luật lệ giao thông đường bộ, mà còn phải học đạo đức giao thông. Và được xem môn học này là một môn học có tầm rất quan trọng và cần thiết để bảo đảm sinh mạng của con người. Bắt buộc phải thi đậu luật lệ và đạo đức giao thông mới được cấp bằng lái xe, chứ không phải mua cấp bằng lái xe, vì không phải chỉ học luật giao thông là đủ.

Tất cả các tài xế lái xe đang hành nghề trên các tuyến đường trong đất nước, bắt buộc phải có chứng chỉ học đạo đức giao thông đường bộ thì mới được hành nghề. Có như vậy thì tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ mới chấm dứt.

Tóm lại, chúng tôi cầu mong Chánh Phủ và Bộ Giáo Dục vì sinh mạng của người dân trong đất nước này phải được bảo đảm an toàn, thì đạo đức giao thông cần phải quan tâm nhiều hơn. Vì mỗi lần tai nạn giao thông xảy ra là để lại cho bao nhiêu người trong gia đình của họ đau khổ.

CHUYÊN CHỞ QUÁ TẢI LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG THIẾU ĐẠO ĐỨC, DỄ GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan12

(Ảnh trên Internet)

Nếu những cái chết oan uổng do tai nạn giao thông gây ra mà được chấm dứt, thì việc làm của ngành cảnh sát giao thông được nhẹ nhàng và được tôn trọng hơn. Cũng như ngành y, các y bác sĩ, nhất là bệnh viện Chợ Rẫy không quá vất vả, không “quá tải” (một giường 3 người), đa số là lý do tai nạn giao thông.

–o0o–

CẨN THẬN LÀ MỘT ĐỨC HẠNH CAO QUÝ TRONG VIỆC LÁI XE

Khi lái xe các bạn hãy cẩn thận, vì trước mắt các bạn bất cứ lúc nào, giờ nào cũng có thể sẽ xảy ra án mạng. Một sự khổ đau sẽ đem đến cho các bạn và cho những người thân của các bạn cũng như những người khác. Các bạn hãy cẩn thận nhé! Cẩn thận sẽ không có sự khổ đau. Người có sự cẩn thận thì tai hoạ không bao giờ đến với họ, còn sự an vui và hạnh phúc luôn luôn ngự trị trong tâm hồn của họ.

Một cái chết ghê gớm khi hai chiếc xe đụng vào nhau, nếu lơ đễnh, không cẩn thận chỉ cần một tíc tắc là tai nạn sẽ xảy đến ngay liền. Xảy đến ngay liền là một cái chết thê thảm đau đớn mà không thể tránh khỏi. Phải không hỡi các bạn? Vậy các bạn hãy cẩn thận, kỹ lưỡng khi lái xe. Đừng xem thường!

Cẩn thận là một đức tính làm việc gì cũng dễ thành công, vì thế sự cẩn thận rất quan trọng trong mọi hành động và việc làm của loài người. Thiếu cẩn thận, các bạn làm việc gì dù việc lớn, hay việc nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn và thất bại. Thiếu cẩn thận, các bạn làm việc sẽ trở (57) thành những con người cẩu thả, bừa bãi, không ngăn nắp. Chỗ làm việc của các bạn sẽ trở thành cửa hàng bán đồ phế thải. Và vì vậy, sự thành công của quý bạn dù việc lớn hay nhỏ cũng rất khó khăn và gian nan. Thất bại nhiều mà thành công ít. Quan trọng nhất là việc lái xe, dù xe hai bánh hay xe bốn bánh, nếu các bạn thiếu cẩn thận thì tai nạn giao thông sẽ đem đến cho các bạn một sự đau khổ ghê gớm. Không riêng gì cho một mình các bạn mà cả gia đình của các bạn, không những thế mà còn những gia đình của những người khác nữa. Các bạn nên nhớ kỹ! Do đâu?? Do các bạn chưa rèn luyện đức cẩn thận! Đó là một tai nạn đau thương và thê thảm nhất của đời người, nhưng hằng ngày nó vẫn xảy ra trên khắp mọi nẻo đường đất nước.

Trên cuộc đời này, dù các bạn làm bất cứ một việc gì mà thiếu đức hạnh cẩn thận thì vẫn không đem đến cho các bạn sự an vui và hạnh phúc. Các bạn nên ghi nhớ những lời dạy này. Chúng tôi nói ra những lời này là những lời khuyên chân thật từ trong tận đáy lòng của chúng tôi. Hằng ước mong sao cho mọi người sống trên hành tinh này đều có đức hạnh cẩn thận để không làm khổ mình khổ người, để mang lại sự an vui cho nhau.

Đây là đức hạnh cẩn thận trong việc giao thông trên đường bộ, và còn biết bao nhiêu đức hạnh cẩn thận trong cuộc sống của các bạn mà các bạn cần phải học hỏi rất nhiều. Học hỏi rất nhiều để sống có đạo đức làm người. Một đạo đức xem thì rất tầm thường, nhưng lại rất cao thượng, vì chính nó không làm khổ mình, khổ người.

CHUYÊN CHỞ QUÁ TẢI LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG SINH MẠNG CỦA MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan13

(Ngày 13/02/2011, Công an TP Đà Nẵng bắt giữ xe khách “nhồi” đến 103 hành khách, dư 39 khách so với quy định – Ảnh trên báo mạng DanTri.com.vn)

Đức hạnh cẩn thận đòi hỏi ở các bạn phải có một sự tỉnh thức. Sự tỉnh thức là sự chú ý từng hành động, từng việc làm của chính bạn. Do đó bạn mới thấy được tánh cẩu thả và bê bối của bạn; bạn mới thấy được cái sai cái đúng của bạn. Nhờ đó bạn mới kiểm điểm lại những hành động của mình để không gặp thất bại trong bất cứ mọi việc làm nào. Nhờ đó các bạn mới tìm thấy sự cẩn thận của mình là một điều quan trọng rất cần thiết nhất cho đời sống của các bạn. Cho nên, người lái xe luôn luôn lúc nào cũng phải cẩn thận, cũng phải đề cao cảnh giác mọi chướng ngại sẽ xảy ra, để kịp thời làm chủ tốc độ chiếc xe của mình, thì mới bảo đảm an toàn trên tuyến đường. Và như vậy, tai nạn giao thông sẽ không bao giờ xảy đến. Tai nạn giao thông sẽ không bao giờ xảy đến là một hạnh phúc rất lớn cho mọi người và cho chính bản thân của các bạn.

Người lái xe cẩn thận như vậy là người đang thực hiện đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người; không đem đến tai hoạ cho mình, cho người. Người lái xe cẩn thận như vậy là người sống trong đạo đức cao thượng, biết giữ gìn và thương yêu sự sống của mọi người. Người lái xe cẩn thận như vậy là người đáng ca ngợi, tán thán, khen tặng và đáng kính trọng.

Tuy hành động lái xe tầm thường, nhưng biết cảnh giác, cẩn thận từng giây, từng phút để không xảy ra sự đau thương mất mát. Đó là người thực hiện đạo đức cao thượng có lòng thương yêu, thương yêu sự sống của muôn người.

Vì thế, luật lệ giao thông phải giữ gìn rất nghiêm túc, không hề vi phạm. Người lái xe như thế là người từng sống với đức tính cẩn thận. Đức tính cẩn thận là một hành động sống đạo đức tuyệt vời, khiến cho người có đức tính này luôn luôn sống một đời sống thanh nhàn, an lạc, yên vui và hạnh phúc. Tóm lại, đức tính cẩn thận là một hành động đạo đức làm người mà con người ai cũng cần phải học, học để khi làm một việc gì đều đem đến sự thành tựu viên mãn, đem đến sự an vui, hạnh phúc và tránh được những điều làm khổ mình, khổ người.

CÁC CÔ “ANH HÙNG XA LỘ”

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan14

(Nhóm nữ sinh Hà Nội kẹp 4, “quên” đội mũ bảo hiểm – Ảnh trên Internet) 

–o0o–

ĐỨC TÍNH CẨU THẢ LÀ MỘT TAI HẠI CHO MÌNH, CHO NGƯỜI

Người lái xe có tính cẩu thả là lái xe chạy ẩu, chạy không kể sinh mạng ai hết. Người lái xe cẩu thả là người thiếu đạo đức làm người, án mạng có thể xảy ra, sự đau khổ có thể đem đến cho mọi người và chính bản thân của họ.

Người lái xe cẩu thả là người tự sát mà không biết; là người giết người mà không hay; là nhà tù đang mở cửa để mời đón họ vào. Người lái xe cẩu thả thì cửa địa ngục đang mở rộng chờ đón họ. Tính cẩu thả thiếu cẩn thận là những đức tính xấu cần phải từ bỏ, vì nó sẽ mang đến tai hoạ khổ đau cho mình, cho người.

Người lái xe cẩu thả thì tốt hơn là đừng lái xe, đừng hành nghề lái xe. Vì lái xe như vậy sẽ không đem đến sự tốt đẹp cho mình, mà còn có hại cho người khác. Người có tính cẩu thả là người thiếu đạo đức làm người đối với chính bản thân của mình. Với bản thân của mình mà mình còn thiếu đạo đức với nó, thì đối với người khác làm sao mình có đạo đức cho được.

Người nào muốn lái xe thì hãy bỏ tính cẩu thả, tập dần đức hạnh cẩn thận, kỹ lưỡng, thì mới lái xe được an toàn trên đường đi, và cuộc đời mới có được an lạc, hạnh phúc.

MỘT SỰ MẤT MÁT TO LỚN DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐỂ LẠI

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan15

Lái xe không cẩn thận có thể đưa đến những hậu quả thương đau. Một chiếc xe đụng và lật đổ như thế này thì sinh mạng những người trên xe còn đâu nữa (Tai nạn giao thông tại Ninh Thuận ngày 30/5/2011 làm 4 người chết, 41 người bị thương – Ảnh trên báo mạng ThanhNien.com.vn)

Cuộc sống của người cẩu thả, không cẩn thận, thiếu ngăn nắp thì nhà ở của họ là ổ chuột, bừa bãi, dơ bẩn, hôi hám thiếu vệ sinh, v.v…​

Tính cẩu thả là một tánh xấu, trong nhà không ngăn nắp, bừa bãi, lối sống như ổ chuột, như chúng tôi đã nói ở trên. Mỗi lần muốn làm một việc gì thì phải đi tìm vật dụng mất nhiều thì giờ vô ích, từ đôi dép để không ngay ngắn, đến sách vở, báo chí đọc xong là ném bừa bãi. Vào nhà trông thấy như một nhà kho đủ loại đồ đạc không có ngăn nắp.

Người có tính cẩu thả, không thứ tự thường hay rối việc, mất thì giờ. Vào trong phòng của người có tính cẩu thả thì đồ đạc, chăn chiếu ngổn ngang, quần áo bạ đâu bỏ đó. Giầy dép chiếc ở gầm giường, chiếc ở xó cửa. Trên bàn sách vở bề bộn, quyển thì rách gáy mất bìa, quyển thì lọ lem dính mực.

Người có tính cẩu thả, là họ không biết rằng cuộc sống có nhiều việc phải làm, và mỗi việc bị hạn định trong khuôn khổ cụ thể, vì luôn luôn có những công việc sắp đến chờ ta thực hiện. Do vậy, phải sắp xếp thì giờ để khỏi chồng chéo, dồn đuổi chúng ta vào sự rối việc. Và muốn công việc được sớm hoàn thành, đồ đạc dụng cụ phải được sắp xếp ngăn nắp, để khi cần đến, không cần loay hoay tìm kiếm, khiến nhiều khi ta bị quẫn trí bực dọc, chẳng làm gì được.

Vào một ngôi nhà có ngăn nắp, không cẩu thả, đồ đạc vật dụng được sắp xếp ngay ngắn đâu ra đấy, dễ tìm, dễ thấy, muốn tìm vật gì thì ngay đó đã có liền, khỏi phải mất công đi tìm kiếm. Nhà có ngăn nắp không cẩu thả thì trông vào có cảm giác rất dễ chịu và thích thú.

Tính cẩu thả ra đường lái xe sẽ gây tai nạn làm đau khổ cho mình, cho người. Còn ở trong nhà thì bừa bãi, không ngăn nắp, không thứ tự, giống như ổ chuột bẩn thỉu, làm cho ngôi nhà trông thấy trở nên bực bội, khó chịu, v.v…​

Làm con người hãy cố khắc phục, từ bỏ tính cẩu thả, luôn luôn tập tành đức hạnh cẩn thận từ trong mọi công việc, để chóng hoàn thành người tốt, công việc tốt.

Tóm lại, khi các bạn lái xe ra đường, các bạn hãy tập đức hạnh cẩn thận để tránh tai nạn giao thông xảy ra, để không mang lại sự khổ đau cho mình, cho người. Đó là một đạo đức cao quý về lòng thương yêu sự sống của con người mà các bạn hãy thực hiện cho bằng được, để các bạn khỏi mang tiếng là người thiếu đạo đức làm người. Thiếu đạo đức làm người là một điều chịu thiệt thòi rất lớn cho đời sống của các bạn. Các bạn nhớ kỹ!

Làm người khó lắm các bạn ạ! Hở ra một chút mà đã vô tình làm khổ mình là mình thiếu đạo đức với mình. Mình thiếu đạo đức với mình thì mình làm sao sống có đạo đức với người khác được. Phải không hỡi các bạn?

Đức hạnh cẩn thận không riêng về phần kiểm soát cơ thể và tinh thần của mình, mà còn phải kiểm soát rất cẩn thận, an toàn cho xe trước khi lái, Phải xem thắng, ga, số, lốp xe, những ốc bánh xe, đèn pha, đèn báo hiệu dừng, quanh trái, quanh phải, xăng, nhớt…​ Khi nào thấy xe được an toàn thì mới lái, dù là xe hai bánh cũng phải kiểm soát cẩn thận, vì không cẩn thận như vậy có thể xảy ra tai nạn giao thông khiến mình chết và người khác chết.

ĐỂ XE GIỮA ĐƯỜNG LÀ HÀNH ĐỘNG THIẾU ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI, LÀM CẢN TRỞ SỰ GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan16

Người có tính cẩu thả là người đã tự phí thì giờ một cách vô lý và đời sống luôn luôn gặp nhiều sự bất an (“Quên” mũ bảo hiểm, dựng xe giữa đường thách thức cảnh sát – Ảnh trong báo mạng VnExpress.net)

Một tai nạn giao thông xảy ra chưa kể đến một sự mất mát to lớn đối với những chiếc xe hư hỏng, trở thành phế thải như một đống sắt vụn…​ hằng năm với số tiền quá lớn do tai nạn giao thông gây ra, mà chúng ta đành phải vứt bỏ một cách hết sức vô lý. Cũng như một sự tổn thương không thể bù đắp nổi cho nhiều gia đình trong xã hội. Phải gánh vác, phải nuôi nấng số người mất trí, điên loạn, hoặc tật nguyền dở sống dở chết suốt cuộc đời. Chính tai nạn giao thông do các bạn gây ra đã cướp mất biết bao tài sản và nhân tài trong xã hội. Còn thời gian và lương tâm của các y, bác sĩ, thay vì tập trung cứu những trường hợp khẩn cấp, trọng đại hơn…​ lại bỏ ra tổn hao với những lý do thật vô lý và đáng tiếc ấy. Nếu các bạn sống có đầy đủ đạo đức giao thông thì làm gì có những sự hao tài, tốn của, mất mạng, tật nguyền vô lý và đáng trách ấy. Phải không hỡi các bạn?

Kiểm soát xe cộ cẩn thận là một hành động đạo đức nhân bản – nhân quả. Người biết kiểm soát xe cộ an toàn như vậy là người sống có đạo đức biết thương mình thương người, là người xứng đáng cho ta kính phục và học hỏi theo gương hạnh cẩn thận cao quý ấy.

Đức hạnh cẩn thận luôn luôn xứng đáng được tán thán và ca ngợi, khi những người nào đã thực hiện sống được với nó. Nó sẽ giúp cho đời sống của các bạn một niềm hạnh phúc, an vui chân thật. Và các bạn nên hãnh diện với những việc làm này, vì đức hạnh cẩn thận sẽ mang đến niềm vui cho mọi người. Và nó còn đem đến sự thành công tốt đẹp trong mọi việc làm của các bạn. Nhất là lái xe, nó mang đến cho các bạn một sự an toàn, yên ổn trên lộ trình đi bất cứ nơi đâu.

Đức hạnh cẩn thận không những có lợi ích trong việc lái xe được an toàn trên đường đi, mà còn giúp cho các bạn làm bất cứ một việc gì trong đời sống của bạn. Nó đều mang đến cho bạn những sự thành công tốt đẹp.

–o0o–

UỐNG RƯỢU SAY LÁI XE LÀ MỘT TAI HẠI RẤT LỚN CHO MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI

Người lái xe không nên uống rượu, vì uống rượu say lái xe dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Khi người uống rượu say, tâm trí không còn sáng suốt, mất sức tự chủ, chỉ còn biết hành động theo sự kích thích của men rượu. Lái xe như vậy rất là tai hại, dễ gây ra tai nạn giao thông, làm hại mình hại người. Nhất là những người lái xe đò chuyên chở hành khách. Sáu, bảy mươi sinh mạng hành khách trên xe đều do người lái xe, nếu sơ xảy một chút thì sáu, bảy mươi sinh mạng này còn chi. Cho nên, trách nhiệm và bổn phận của người lái xe rất nặng đối với mạng sống của những người này, như sợi chỉ mành treo chuông. Đó là nói những sinh mạng trên xe, còn những sinh mạng đi dưới đường thì không thể lường được, nếu chỉ cần thiếu cẩn thận một chút thì mạng của con người không còn.

Vì thế, người uống rượu say mà lái xe là người xem thường mạng sống của hành khách trên xe của mình, của mọi người đi đường và của chính bản thân mình. Người lái xe như vậy xem mạng sống như cỏ rác, như chỉ mành treo chuông.

CẤP CỨU NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan18

Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh trong những ngày lễ, Tết thường đông nghẹt nạn nhân bị tai nạn giao thông. Điều này do đâu? Phải chăng rượu, bia là thủ phạm chính gây ra tai nạn trong những ngày này? (Ảnh trên báo mạng ThanhNien.com.vn)

Tâm trí người uống rượu say không còn tỉnh táo như người bình thường, mà mất sức tự chủ, không còn làm chủ tốc độ chiếc xe, vì thế án mạng sẽ dễ dàng xảy ra.

Họ không còn tư duy, suy nghĩ thương những người khác, khi tai nạn xảy ra là khiến cho bao nhiêu người đau khổ. Phần đông tai nạn giao thông trên đường bộ xảy ra đều do tài xế lái xe uống rượu say và thiếu cẩn thận, vi phạm luật đi đường.

Khi một người uống rượu say thì không còn biết luật lệ và đạo đức giao thông là gì cả. Cho nên xem thường sự sống của mình và mọi người.

MỘT TAI NẠN GIAO THÔNG KHỦNG KHIẾP DO UỐNG RƯỢU SAY

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi phan17

Thật là kinh khủng, cả người và cả chiếc xe gắn máy đều bị cán nát (Ảnh trên Internet)

Hỡi các bạn lái xe! Các bạn nên nhớ, khi đã uống rượu, dù chưa say nhưng các bạn phải quyết định không lái xe, vì lái xe rất nguy hiểm cho các bạn, cho hành khách và cho mọi người đi trên đường.

Muốn tránh sự đau khổ sẽ xảy ra cho mình và cho mọi người, và nhất là trách nhiệm, bổn phận của một người lái xe, các bạn phải giữ gìn đạo đức làm người cho trọn vẹn, thì không lý do gì khi lái xe mà các bạn uống rượu. Dù việc uống rượu đó có chính đáng, nhưng các bạn cũng nên từ chối. Phải không hỡi các bạn?

Tóm lại, các bạn lái xe dù xe hai bánh, xe bốn bánh, xe khách, xe tải, xe hàng, v.v…​ đều không nên uống rượu, vì sinh mạng của mọi người đang ở trong bàn tay của các bạn. Chỉ cần sơ hở một chút thì những sinh mạng này chẳng còn nữa. Chúng tôi thật sự tha thiết kêu gọi lòng yêu thương của các bạn đối với mọi người, để không còn thấy sự đau khổ xảy ra vì tai nạn giao thông. Các bạn hãy cố tránh những tai nạn thảm thương này và sự đau khổ của nhiều người.

–o0o–

KHI CƠ THỂ MỆT NHỌC, BUỒN NGỦ THÌ KHÔNG NÊN LÁI XE

Đang lái xe trên tuyến đường dài, cơ thể mệt nhọc dễ sanh ra buồn ngủ. Lúc bấy giờ các bạn dừng xe lại, tìm nơi nào đi ngủ một giấc cho cơ thể thoải mái trở lại. Có nghĩa là cơ thể không còn uể oải buồn ngủ nữa, thì các bạn sẽ tiếp tục lái xe. Và như vậy sinh mạng mọi người trên xe, cũng như những người đang đi trên đường sẽ được bảo đảm an tồn hơn nhiều. Nhờ đó mà những tai nạn giao thông sẽ không xảy ra. Phải không hỡi các bạn?

Những việc làm này là những hành động đức hạnh cẩn thận, bảo vệ sự sống cho mình và cho mọi người, thật đáng ca ngợi, tán thán và khen tặng.

Phàm ở đời làm người, chúng ta phải biết thương yêu sự sống của mình, của mọi người khác. Đừng vì sự sống của mình mà lái xe chạy ẩu, nhẫn tâm gây ra tai nạn giao thông, và như vậy là sống trên sự đau khổ của người khác. Sống như vậy là sống hèn hạ, là sống ích kỷ, là sống thiếu lòng thương yêu, là sống vô đạo đức, là sống ngu si, đem sự đau khổ và chết chóc vào thân mình, thân người mà không biết.

MỘT TAI NẠN GIAO THÔNG DO PHÓNG NHANH, VƯỢT ẨU

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh19

(Tai nạn ngày 16/5/2011 tại tỉnh Quảng Nam: chiếc xe chạy ẩu bẹp nát hết cabin, tài xế bị thương nặng – Ảnh trên báo mạng BaoDatViet.vn)

Đừng vì miếng cơm, manh áo và những vật chất tầm thường của cá nhân mà chà đạp lên sự sống của người khác, bằng cách lái xe tranh giành hành khách, chạy lạng lách, vượt ẩu, vượt tả với tốc độ kinh hồn. Tai nạn giao thông có thể xảy ra không lường trước được. Phải không hỡi các bạn? Chúng ta là loài người, một loài động vật có trí tuệ thông minh hơn các loài động vật khác. Cho nên chúng ta không thể sống như các loài vật, chỉ biết tranh giành miếng ăn, mà phải vượt lên trên hơn chúng. Phải sống như thế nào để đúng đạo đức làm một con người thật là con người, đừng sống như một con thú vật. Phải không hỡi các bạn?

Những chiếc xe đò tranh nhau rước khách, chạy bất kể mạng sống của mọi người trên xe cũng như đang đi dưới đường. Đó là những hành động thiếu đạo đức, đó là vì sự sống của mình mà chà đạp lên sự sống của những người khác. Chiếc xe đò này tranh khách với chiếc xe đò khác, trên một tuyến đường biết bao nhiêu lần suýt gây ra án mạng. Nhưng không thể nào tránh khỏi tai nạn giao thông được, sẽ có ngày…​

Sống như vậy là không có đạo đức làm người các bạn ạ! Sống như vậy chỉ là một lối sống của loài động vật không hơn, không kém, chỉ biết có mình mà không biết có người. Sinh mạng con người rất quý, các bạn lái xe phải cẩn trọng từng phút, từng giây, từng khắc, từng giờ, để bảo vệ mạng sống của mọi người. Vì gây ra tai nạn giao thông là đem đến sự đau khổ cho nhiều người, nhiều gia đình và tài sản cũng hao tốn không phải ít.

Khi bị buồn ngủ mà lái xe là nguy hiểm nhất. Chúng tôi nhớ có một lần đi đường từ Tây Ninh về Trảng Bàng, trong lúc trời đang trưa nắng gắt, người lái xe chở chúng tôi lại ngủ quên, chiếc xe lao thẳng xuống mương bên vệ đường. May mắn thay, chúng tôi chỉ bị thương nhẹ mà thôi.

Nhưng dù sao nó cũng là một bài học về đạo đức làm người cho những người lái xe, cho những người đang hành nghề lái xe. Dù xe nhỏ, xe lớn cũng đều phải cảnh giác, cẩn trọng khi lái xe.

Tuy bị thương nhẹ, nhưng cả tháng vết thương của chúng tôi mới lành. Nếu lỡ đã chết người thì sao? Hối hận quá phải không hỡi các bạn? Nhưng hối hận còn có nghĩa lý gì, khi đã chết rồi thì không thể nào sống lại được.

BUỒN NGỦ LÁI XE DỄ GÂY TAI NẠN

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh20

(Tai nạn ngày 24/7/2010 trên cầu dẫn số 7, khu vực hầm đường bộ Hải Vân, do lái xe buồn ngủ đâm vào giải phân cách, làm xe nổ 2 lốp trước và lật nhào – Ảnh trên báo mạng DanTri.com.vn)

Bởi vậy, lái xe thiếu cảnh giác, không cẩn thận là đem đến sự đau khổ cho nhiều người như chúng tôi đã nói ở trên.

Khi lái xe thấy cảm giác buồn ngủ thì nên dừng xe lại, đình chỉ ngay liền và tìm chỗ đi ngủ. Khi nào tỉnh giấc, cơ thể thoải mái, hết buồn ngủ thì mới bắt đầu lái xe lại. Đó là một giải pháp hay nhất, một đức hạnh cẩn thận để bảo vệ sinh mạng của mình và mọi người. Dừng xe lại để đi ngủ là một hành động biết thương mình, thương người, biết xem sự sống của mình và của những người khác là quý báu. Dừng lái xe để đi ngủ là một hành động thương mình, thương người, thương sự sống của mọi người. Các bạn lái xe biết dừng xe lại để đi ngủ, để giúp cho cơ thể thoải mái là một hành động đạo đức đáng ca ngợi và đáng khen tặng.

Người có đạo đức giao thông thì mỗi mỗi hành động lái xe rất cẩn thận và kỹ lưỡng, vì mạng sống của mọi người đang ở trong bàn tay của mình. Nếu chỉ cần hơ hổng một chút là ân hận suốt đời.

Phàm ở đời người ta thường bảo: “Ngừa bịnh hơn trị bệnh”. Người lái xe biết ngăn ngừa trước những tai nạn giao thông xảy ra, là phải biết ngăn ngừa khi lái xe thì không được uống rượu; khi lái xe không được ngủ gục; khi lái xe không được ở trong tâm trạng buồn phiền, lo lắng; khi lái xe phải cẩn thận, trong người có  bịnh thì không được lái xe. Nghĩa là luôn phải đề cao cảnh giác, ngăn ngừa những điều nói trên là người lái xe có lương tâm, có lương tri, có lòng thương yêu sự sống của mình và của những người khác. Đó là những hành động đạo đức làm người rất đáng được mọi người khen tặng và kính phục.

Tóm lại, chúng tôi kêu gọi các bạn lái xe, các bạn vì bổn phận, trách nhiệm đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người. Các bạn hãy cẩn thận, đề phòng mọi tình huống sẽ xảy ra, cảnh giác từng cử chỉ hành động của những đối tượng xung quanh xe mình đang di chuyển. Để không bao giờ vô tình gây ra tai nạn giao thông chết người, chết một cách thê thảm, đau thương; chết một cách oan uổng, thảm thương mà mọi người ai trông thấy cũng đều thương tâm và đau xót.

–o0o–

LÁI XE ĐỪNG VƯỢT, QUA MẶT ẨU

Này các bạn lái xe, khi lái xe trên đường các bạn đừng vượt xe ẩu, qua mặt một chiếc xe khác một cách thiếu cẩn thận, thiếu đề phòng, thiếu sự dự đoán thời gian và không gian, không cân nhắc kỹ lưỡng, các bạn có thể gây ra tai nạn giao thông. Nhất là xe của các bạn là loại xe gắn máy nhỏ, hai bánh, các bạn sẽ bị ép giữa hai xe lớn. Chừng đó các bạn mất hết sự bình tĩnh, đôi mắt các bạn hoa lên, màu đen chụp xuống, chiếc xe của bạn sẽ bị xe khác cán lên và bạn chỉ còn giẫy giụa với chiếc xác không hồn…​ Các bạn nên nhớ điều này, vì trường hợp này đã xảy ra rất nhiều, mà báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đã đăng tin và kèm theo hình ảnh, người và xe bị cán nát, trông thấy mà kinh hãi.

Thường tai nạn giao thông xảy ra là do những chiếc xe qua mặt ẩu, không dự đoán được không gian và thời gian qua mặt. Vì thế bị kẹt vào giữa hai chiếc xe lớn mà đành phải chịu chết một cách oan uổng và tức tối.

Tai nạn giao thông đường bộ thường xảy ra với những người chạy xe ẩu, không thông luật lệ giao thông hoặc bất kể luật pháp đi đường. Những người như vậy là những người thiếu đạo đức làm người, thường làm khổ mình khổ người.

NHIỀU TÀI XẾ CHUYÊN NGHIỆP VÌ TIỀN MÀ COI RẺ TÍNH MẠNG MỌI NGƯỜI, BẤT CHẤP LUẬT LỆ GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh21

(Taxi vượt đèn đỏ ngày 30/6/2011 tại đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội, khi bị cảnh sát giao thông chặn đầu ra lệnh dừng xe, thì vẫn tiếp tục cho xe chạy, làm hất chiến sỹ cảnh sát lên nắp capo – Ảnh trên báo mạng BaoLaoDongThuDo.com.vn)

Có dịp về thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã chứng kiến những người lái xe trên các đường phố. Chỗ ngã ba, ngã tư nào có cảnh sát công lộ đứng gác, thì các bạn lái xe còn giữ được một ít luật lệ giao thông. Còn chỗ ngã ba, ngã tư đường nào không có cảnh sát giao thông gác giữ gìn, thì các bạn lái xe chạy vượt ẩu, bất kể đèn xanh, đèn đỏ. Vượt ẩu, qua mặt, chạy xe ào ào như gió, xem tai nạn giao thông như không có. Vượt mặt trướng qua đèn đỏ như bầy bò chẳng khác. Trông nhìn vào mặt của những người này đều là những người có học thức: học sinh, sinh viên, giáo viên, giáo sư, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, v.v…​ toàn là dân trí thức của thành phố, toàn là những người có kiến thức sâu rộng. Thế mà đạo đức làm người…​ nhất là đạo đức giao thông lại không biết, thì thật là khiếm khuyết quá lớn đối với nền giáo dục của nước nhà.

Thảo nào, người dân thành phố đã xem thường luật lệ giao thông đường bộ như vậy, thì dân các tỉnh làm sao tránh khỏi những điều vi phạm này. Do đó làm sao không xảy ra tai nạn giao thông. Báo chí đã đăng tin tức, hằng ngày tai nạn giao thông xảy ra khắp trên các nẻo đường đất nước, không ngày nào là không có người chết và người bị thương, nhất là nơi đông người như: Thủ Đô, Thành Phố, Thị Xã, Thị Trấn, v.v…​

Chúng tôi rất đau lòng, nếu là dân thôn quê, kiến thức kém, chưa hiểu luật lệ đi đường, chưa thông đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, dân trí ở nông thôn còn lạc hậu, chỉ vì ít học. Còn dân ở thành phố là dân có học thức, họ là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, giáo viên, luật sư, kiến trúc sư, thương gia, học sinh, sinh viên và các công nhân viên chức, v.v…​ Thế mà luật lệ giao thông không rõ sao? Thế mà đạo đức nhân bản làm người không rõ sao?

Ra đường chen lấn làm cho ùn tắc cả một đoạn đường dài, khiến cho sự giao thông qua lại rất là khó khăn. Phải đợi có cảnh sát dẹp lối hướng dẫn đường mới khỏi ùn tắc, mới làm cho trục lộ giao thông trở lại bình thường.

MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG BỊ ÙN TẮC MÀ CỨ LƯỚT TỚI LÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh22

(Đường Trường Chinh TP Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra tắc ngẽn giao thông – Ảnh trên Internet của Báo Lao Động ngày 18/9/2008)

Đến ngã tư, ngã ba đường, trong những giao lộ, người dân thành phố ăn mặc rất sang, thế mà lái xe vượt đèn xanh, đèn đỏ, hoặc vượt qua ranh giới người đi bộ một cách thiếu luật lệ và đạo đức giao thông. Với những hành động như vậy, rõ ràng là dân thành phố chưa biết luật lệ và chưa học đạo đức giao thông làm người.

Trên các trục lộ giao thông, trông họ giống như một đàn bò đang chen lấn bất kể luật lệ, vượt đèn đỏ một cách ngang nhiên và vượt cả lên mức ranh giới người đi bộ, làm cho người đi bộ qua đường rất khó khăn.

Thỉnh thoảng chúng tôi mới về thành phố một lần, gặp những lúc tại các ngã tư, ngã ba đường, có các học sinh mang gậy gộc, dây. Mỗi lần đèn đỏ bật lên, là các em học sinh phải giăng một sợi dây ngang qua đường để ngăn chặn không cho có các lái xe vượt qua ranh giới người đi bộ. Có ngăn chặn như vậy thì các lái xe mới tuân theo luật lệ giao thông, còn không có các em học sinh và người cảnh sát giao thông gác giữ như vậy thì mọi người lướt tới chen chúc nhau như đàn thú.

Xin lỗi các bạn! Chúng tôi dùng những danh từ không mấy lịch sự như: “đàn bò, đàn thú, loài thú vật…​” Đó là lòng thương yêu chân thật của chúng tôi đối với các bạn, mong muốn các bạn tự giác nhìn lại mình còn có những hành động của loài thú vật nữa không? Một con người là con người thì không thể nào chấp nhận những hành động đó. Phải không hỡi các bạn? Các bạn hiểu cho, đây là những lời chân tình nhắc nhở các bạn, chứ không phải mắng chửi các bạn. Mắng chửi các bạn để làm gì? Có ích lợi gì cho chúng tôi đâu? Đứng trước tai nạn giao thông thịt rơi, máu đổ, ai mà không thương tâm và đau xót.

SINH VIỆN TÌNH NGUYỆN THAM GIA GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh23

(“Chiến sỹ áo xanh” giữ trật tự giao thông – Ảnh trên báo mạng MucTim.com.vn)

Vì thế, nên chúng tôi nói thật, nói mạnh, nói thẳng, nói không tư vị. Nói để các bạn xấu hổ, để các bạn sửa sai lại những hành động còn thiếu đạo đức, để các bạn trở thành những người có đạo đức, để các bạn trở thành người dân Việt Nam tốt đẹp và cao thượng, xứng đáng là con Tiên cháu Rồng. Vậy chúng tôi có những lời gì sơ xót, xin các bạn vui lòng thứ cho.

Trong tình trạng này, chúng tôi nhận xét con người còn mang bản chất loài thú vật, chưa biết tôn trọng đạo đức và luật lệ đi đường. Nhất là dân thành phố mà để cho các em nhỏ học sinh ngăn chặn giữ gìn như vậy thì chẳng khác nào như người mục đồng chăn giữ một đàn bò.

Nhìn các em học sinh và những người cảnh sát công lộ, chúng tôi tưởng chừng họ giống như những người chăn bò bên nước Mỹ. Các bạn có cảm tưởng này không? Chứ thấy hình ảnh này chúng tôi xót xa lắm các bạn? Con người không thể là con thú vật được. Sao chúng ta lại sống như con thú vật. Có đau lòng không các bạn?

Muốn thoát khỏi tình trạng này, chỉ có cách là tất cả mọi người trong chúng ta đều được nhà nước tổ chức cho học tập và để thấm nhuần được đạo đức giao thông. Từ đó ai ai cũng có ý thức tự giác giữ gìn luật lệ giao thông, không phải “bị chăn” nữa. Các bạn có đồng ý không?

Đứng trước tình trạng đạo đức con người đang xuống dốc như vậy, chúng tôi xin kêu gọi nhân dân Thủ đô, các Thành phố, Thị xã, Thị trấn, các tỉnh, huyện phải làm gương đạo đức giao thông cho người dân nông thôn của chúng tôi là những người ít học, chỉ mới xoá được nạn mù chữ.

Hỡi các bạn dân Thủ đô, Thành phố, Thị xã, Thị trấn…​ các bạn hãy giữ gìn và tuân theo luật lệ đi đường. Dù có cảnh sát giao thông gác đường hay không có, cũng nên giữ gìn luật lệ đi đường nghiêm chỉnh. Để làm gương cho những người nông dân ở nông thôn, để tránh đi những tai nạn xảy ra chết người, gây tang tóc thương đau cho mọi người, mọi gia đình. Chúng tôi có dùng lời lẽ hơi nặng nề đối với các bạn thì xin các bạn tha thứ, chỉ vì nhìn thấy tai nạn giao thông làm cho chúng tôi không thể cầm được nước mắt đau thương và nức nở trong lòng.

NẾU VẮNG BÓNG NGƯỜI CẢNH SÁT CÔNG LỘ, THÌ LIỆU MỌI NGƯỜI CÓ NHỚ GIỮ GÌN LUẬT LỆ GIAO THÔNG?

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh24

Người cảnh sát công lộ dầm mưa dãi nắng để bảo vệ sinh mạng mọi người, nhưng mọi người không biết bảo vệ sinh mạng mình. Vì thế mà tai nạn giao thông thường xảy ra (Người nữ cảnh sát đang điều khiển giao thông trên đường phố Sài Gòn – Ảnh trên báo mạng VietNamNet.vn) 

Người dân Thủ đô, Thành phố, các Thị xã, Thị trấn, v.v…​ phải làm gương tốt cho toàn dân trong nước, thì người ngoại quốc đến nước ta (Việt Nam), họ sẽ không xem thường dân tộc của chúng ta là lạc hậu, là không có đạo đức giao thông và không biết luật lệ giao thông.

Người dân Thủ đô, Thành phố, Thị xã, Thị trấn là những người dân được tiếp cận ánh sáng văn minh, khoa học hiện đại hoá. Thì đạo đức cần phải nêu gương tốt, phải nghiêm chỉnh thực hiện và chấp hành luật lệ đạo đức giao thông đường bộ. Không hề vi phạm luật lệ giao thông thì mới xứng đáng là đàn anh có học thức, có hiểu biết, có hành vi văn minh, có đạo đức nhân bản – nhân quả, có những hành động không làm khổ mình, khổ người, thì mới xứng đáng được mọi người ca ngợi và khen tặng là dân thành phố có trí thức, có văn minh.

Đứng trước tình trạng đạo đức của con người đang xuống dốc, chúng ta là những người dân Việt Nam thì phải noi gương Tổ Tiên của chúng ta, làm sáng tỏ lại đạo đức làm người. Trong đạo đức làm người thì đạo đức giao thông là những hành động tiết kiệm máu xương của cô bác, anh chị em, con cháu của chúng ta. Thì chúng ta cần phải nghiêm chỉnh thi hành luật lệ giao thông, đừng để cho người cảnh sát giao thông bắt phạt chúng ta là hèn hạ các bạn ạ!

Chúng ta là những người dân Việt Nam anh hùng, con cháu của Trưng Vương, Triệu Ẩu, thì chúng ta phải làm gì cho xứng đáng dòng giống Tiên Rồng. Muốn xứng đáng dòng giống Tiên Rồng, con cháu của Trưng Vương, Triệu Ẩu thì phải thực hiện đạo đức nhân bản – nhân quả làm người. Muốn thực hiện đạo đức nhân bản – nhân quả thì phải thi hành luật lệ giao thông nghiêm chỉnh.

Khi phạm luật lệ giao thông, mà còn lớn tiếng cãi vã với người hành pháp thì thật là đáng trách, đáng chê. Vì mạng sống của ai mà người cảnh sát phải chịu dầm mưa dãi nắng, đứng đầu đường, ngã ba, ngã tư?

Hỡi các bạn thanh niên nam nữ! Đừng vì một cái nhìn, háy, liếc, ngó của một chàng thanh niên hay của một cô thiếu nữ khác khi lái xe vượt qua mặt các bạn. Các bạn đừng nổi máu anh hùng, chạy bất kể mạng sống, để so tài cao thấp thì đó là quá ngu si, quá dại dột.

Hơn thua nhau không phải ở chỗ này, các bạn ạ! Mà chỗ lái xe đi đường phải cẩn thận, sống đúng đạo đức và luật lệ giao thông làm người, để không xảy ra những tai nạn làm khổ mình, khổ người. Đấy là chỗ hơn nhau của các bạn.

Trên đường đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến xa lộ Biên Hòa, từ sau lưng chúng tôi một chiếc xe Honda lướt nhanh qua, một chàng thanh niên tuổi còn học trò quay nhìn lại cười, mấy cháu thanh niên khác đang lái xe rất cẩn thận. Nhưng vì nụ cười và cái nhìn thách thức, mấy cháu thanh niên không dằn được máu anh hùng, nên rồ ga phóng nhanh theo, lao mình như chiếc tên, bất kể người hoặc xe cộ khác trên đường. Chỉ trong chớp mắt là mấy cháu thanh niên đã mất hút. Nhưng, khi xe chúng tôi đến ngã ba Đại Hàn, thì ôi thôi! Một cảnh tượng hãi hùng, một chiếc xe tải đã cán bể đầu, óc văng tung toé, chàng thanh niên mà chúng tôi đã gặp trên đường đi lúc nãy.

KHÔNG THIẾU NHỮNG “ANH HÙNG XA LỘ” LÀ CÁC EM HỌC SINH

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh25

Các em học sinh dễ đua đòi, bốc đồng, ngông cuồng thể hiện bản lĩnh lái xe lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu mà quên đi sự quý giá sinh mạng của mình và của mọi người (Ảnh trên Internet)

Hỡi các cháu thanh thiếu niên! Chỉ một phút nông nổi mà các cháu không làm chủ được tâm mình, để dẫn đến một sự khổ đau cho cha mẹ, anh chị em và những người thân thương của các cháu. Các cháu có biết không? Khi các cháu bị tai nạn giao thông chết, cha mẹ và anh chị em của các cháu khổ đau như ai bứt từng đoạn ruột. “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Công ơn cha mẹ sanh thành các cháu, phải chịu nhiều cực khổ, cay đắng mới nuôi nấng các cháu lớn khôn, “lưng dài vai rộng”. Thế mà các cháu ra đường không bảo vệ mạng sống của mình, để mong có ngày báo đáp ơn sanh thành dưỡng dục.

Các cháu phải sống, sống như thế nào để làm cho cha mẹ không buồn khổ, là các cháu đã đền đáp công ơn trời biển của người. Nếu các cháu làm phiền lòng cha mẹ, là các cháu đã phụ ơn sanh thành của người, thì các cháu không xứng đáng là con người. Con thú vật nó còn biết thương cha mẹ huống là con người. Phải không hỡi các cháu? Chúng ta là con người có trí tuệ hiểu biết, có sự tư duy, suy nghĩ thì phải biết đâu là phải và đâu là không phải; biết đâu là ác và đâu là thiện; biết đâu là làm khổ cho mình và đâu là không làm khổ cho mình; biết đâu là làm khổ cho người và đâu là không làm khổ cho người.

Thế sao các cháu nỡ đành lòng nào làm khổ cha mẹ. Cho nên ra đường lái xe thì các cháu phải cẩn thận, đừng chạy quá tốc độ làm chủ, đừng lạng lách, đừng vượt qua mặt xe khác mà không đoán được tốc độ xe, thì rất là nguy hiểm. Đừng lái xe khi uống rượu say, đừng lái xe khi buồn ngủ, đừng lái xe khi có tâm trạng buồn lo sầu khổ, đừng lái xe khi cơ thể mệt nhọc, đừng vui chơi với bè bạn mà hăng máu anh hùng “xa lộ” là uổng công cha mẹ sanh thành dưỡng dục, uổng công chín tháng mang nặng đẻ đau của mẹ.

Các cháu nên nhớ kỹ, làm người phải có đạo đức, nhất là đạo đức giao thông. Vì thiếu đạo đức này sinh mạng của các cháu như chỉ mành treo chuông; vì thiếu đạo đức này sẽ làm khổ mình, khổ người và khổ cả bao nhiêu người khác nữa.

Nếu trên đường đi ai thiếu sự cẩn thận, không tuân hành luật lệ giao thông, không học đạo đức giao thông, thì không thấy được bổn phận và trách nhiệm của mình đối với sự sống còn của mọi người. Khi ấy tai nạn giao thông sẽ dễ dàng xảy đến. Xảy đến với những cái chết thảm thương và đau khổ. Phải không hỡi các cháu? Các cháu cần phải cẩn thận khi lái xe ra đường. Công ơn cha mẹ nặng lắm các cháu ạ!

Muốn tai nạn giao thông chấm dứt, thì các cháu đi bộ cũng như lái xe phải thấy bổn phận đạo đức làm người trên tuyến đường mình đang đi và lái xe. Phải cẩn thận, phải cân nhắc kỹ lưỡng khi bước chân ra đường, khi chiếc xe của mình lao tới. Có như vậy thì không còn ai chết vì bị xe đụng nữa. Sự đau thương này sẽ chấm dứt.

TAI NẠN GIAO THÔNG LÀM MẤT MÁT RẤT NHIỀU SINH MẠNG VÀ TÀI SẢN CỦA ĐẤT NƯỚC

tapchinghiencuuphathoc phatgiaonguyenthuy daoduclamnguoi anh26

(Các nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, trong vụ tai nạn xe khách lật nhào làm 4 người chết, 41 người bị thương ngày 30/5/2011 – Ảnh trên báo mạng ThanhNien.com.vn)

Trong sự rèn luyện đạo đức nhân bản – nhân quả làm người không có khó khăn. Chỉ cần tập luyện cho thành thói quen, nhất là đạo đức giao thông. Hằng ngày phải tự ám thị tâm mình bằng câu: “Khi ra đường đi bộ hay lái xe, ta hãy cẩn thận giữ gìn luật đi đường nghiêm chỉnh, không được vi phạm”.

Học đạo đức giao thông, khi ra đường chúng ta phải nhớ và áp dụng cho rõ từng hành động, để tránh tai nạn giao thông và không bao giờ xảy ra khổ đau cho mình, cho người. Có như vậy mới trở thành thói quen Đạo Đức Làm Người.

–o0o–

Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Đạo Đức Làm Người (Tập 1) – NXB Tôn giáo

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường