Trang chủ Bạn đọc Đảo điên

Đảo điên

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Cư sĩ Minh Mẫn

Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nòng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu. Mọi đánh giá dựa trên bề mặt sung túc, hào nhoáng, dễ đưa đến sai lầm.

Đời và Đạo cũng thế, cứ thấy có quần chúng đông, cơ ngơi bề thế, cứ tin đó là đúng, là chân lý, là lẽ phải… “chiếc áo không làm nên nhà tu” cũng thế; Vì nhà tu không tranh chấp hơn thua, không sân si đố kỵ, luôn nhường nhịn chịu thiệt trước sự vô minh của người không tu; nếu không như thế thì cho dù khoác trên người mười lớp áo nhà tu cũng chỉ là nhà tu giả hiệu.

Những năm gần đây, ngoài kinh tế, tệ nạn xã hội, quan lại tham ô…Phật giáo Việt Nam trở thành một hiện tượng được các kênh truyền thông soi kỹ, dẫn dắt quần chúng, dẫn dắt Giáo hội, dẫn dắt cơ quan chủ quản đi vào con đường do họ vạch sẵn, bị ám ảnh hai chữ “phản cảm”.

Gần đây, hiện tượng chùa Ba Vàng và Tịnh thất Bồng Lai, các trang mạng trong và ngoài nước thi nhau lên tiếng, một số xoáy mạnh vào đương sự, một số quy chụp chung chung vào tu sĩ Phật giáo với lời lẽ mạt sát cay cú. Riêng chùa Ba Vàng, khoanh vùng trong phạm vi “khất thực” đã làm nổi cộm một cách lạ lùng trên các trang mạng xã hội.Ai cũng biết sự bất hòa giữa Ba Vàng và chùa Giác Ngộ trước kia, sự kiện “khất thực” của Ba Vàng lại là dịp để ai đó kích động Giác Ngộ qua cuộc phỏng vấn, tạo thêm hiềm khích chia rẽ nội bộ Phật giáo. Rất tiếc, các sư có dịp công kích lẫn nhau mà không biết rằng cái bẫy thế tục giăng ra.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dao dien Minh Man

Truyền thông xã hội cho rằng việc khất thực của chùa Ba Vàng là phản cảm khi nhận tiền. Đó là nhận xét của người thế tục chưa hiểu sâu giáo lý Phật giáo đã đành, tu sĩ Phật giáo lại đem giáo luật cách đây ba ngàn năm trước để áp đặt ngày nay, khi mà xã hội nông nghiệp đơn sơ của Ấn, giáo đoàn các tôn giáo thời bấy giờ đi khất thực nuôi thân qua ngày, riêng đức Phật xem đó là phương tiện gieo duyên giáo hóa từ làng mạc này đến địa phương khác, bằng cách đi bộ; nghĩa là ngoài thực phẩm một ngày một bữa, tu sĩ không có nhu cầu vật chất nào khác. Ngày nay, xã hội công nghiệp, mọi di chuyển đều cần phương tiện tàu xe…cần phải có tiền.

Miền Tây Nam bộ, khi đức Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập giáo đoàn Khất sĩ, chư Tăng cũng không giữ tiền, các hãng xe đều không lấy tiền các sư. Truyền thống khất thực duy trì đến năm 1975, sau khi GHPGVN ra đời, hệ phái Nam tông kinh, hệ phái Khất sĩ đều không còn đi khất thực mỗi ngày, kể cả luân trú các tịnh xá cũng ngưng khi chế độ hộ khẩu có mặt. Bắt đầu các sư cũng phải sử dụng tiền bạc để duy trì sinh hoạt hoạt thường nhật và làm phương tiện đi giáo hóa, công tác phật sự. Điều này không trái luật Phật, trước khi Phật nhập diệt, chư tăng được Phật dạy – phải lấy giới luật làm thầy, tuy nhiên những điều luật nhỏ nhặt không thích hợp với mỗi thời đại, mỗi quốc độ, có thể lược bỏ.

Có người cho rằng tiền nên cúng vào thùng Tam bảo, không nên cúng các sư đi khất. Họ không biết rằng tiền cúng vào thùng là tiền lo trong chùa, không thể chia cho từng sư. Phật tử cúng cá nhân nào thì cá nhân đó có quyền sử dụng riêng. Thường ngày các vị mặc áo sư đi khất không kể giờ giấc, kể cả chiều tối, họ chỉ nhận tiền, từ chối thức ăn, chả nghe ai phản cảm. Trong khi, hệ phái Nam Tông kinh, hệ phái Khất sĩ, thi thoảng duy trì hình thái đi khất để bảo lưu hình ảnh đẹp và cao thượng, việc tín đồ cúng thực phẩm hay tiền mặt để chư tăng chi dụng cá nhân không có gì quá đáng.

Truyền thông xã hội là việc của họ, chưa hẳn những gì cộng đồng mạng đưa ra đều đúng. Cái gì cũng có hai mặt, với tâm hoan hỷ khi nhìn một vấn đề sẽ khác với tâm tiêu cực khi đánh giá. Ví như HT.Thích Trí Quảng giảng cho trình độ quần chúng bình dân, bị người có học vị tiến sĩ xem ngài là người thất học, không tu, rất nhiều điều ngài giảng cũng bị lật ngược đánh giá phỉ báng, nội tình Phật giáo đã hiểu như thế thì người đời làm sao đánh giá chuẩn xác? Chạy theo cộng đồng mạng để o ép nội bộ, cho là hình ảnh khất thực nhận tiền là phản cảm, khác nào bị truyền thông thế tục dẫn dắt!

Lần này chùa Ba Vàng bị đối thủ phê phán nhẹ tay nhờ trước đó vụ Tịnh thất Bồng Lai, cộng đồng mạng ném đá tơi bời nên những từ khó nghe đã không còn xuất hiện; việc đem luật Phật đi khất cách đây ba ngàn năm trước để so sánh cũng trở thành lệch lạc.

Hy vọng tháng Bảy âm binh nổi loạn, xã hội đảo điên sớm qua để Phật giáo được yên ắng, tu sĩ biết thương nhau và biết giữ uy tín cho chiếc áo nhà Phật.

Tác giả: Cư sĩ Minh Mẫn

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường