Trang chủ Giáo lý - Lịch sử - Triết học Danh nhân Trương Hán Siêu và văn bia Khai Nghiêm bi ký

Danh nhân Trương Hán Siêu và văn bia Khai Nghiêm bi ký

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Nguyễn Văn AnBảo tàng Bắc Ninh

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tuong Truong Han Sieu 1

Tượng cụ Trương Hán Siêu bên trong Đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu (phường Thanh Bình, Tp.Ninh Bình)

Trương Hán Siêu (? – 1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu quê ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, giàu lòng yêu nước, được các vua nhà Trần tôn quý như bậc thầy. Ông từng tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287 – 1288). Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Đời vua Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời vua Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ Hữu ty lang trung, đến đời vua Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang Tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng Tả gián nghị Đại phu năm 1345 và năm 1351 làm Tham tri chính sự. Năm Quý Tỵ (1353), ông lãnh quân thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế ngày nay), giữ vùng đất này được yên ổn. Tháng 11 năm Giáp Ngọ (1354), ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì qua đời. Sau khi ông mất, nhà vua truy tặng hàm Thái bảo, năm 1363 truy tặng Thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Trương Hán Siêu còn là nhà thơ nổi tiếng với bài Phú “Bạch Đằng giang” – kiệt tác tiêu biểu của dòng văn học yêu nước thời Lý – Trần, áng thiên cổ hùng văn chan chứa niềm tự hào dân tộc có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng lịch sử thời bấy giờ. Ngoài ra, ông cùng với Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) biên soạn “Hoàng triều đại điển” và “Luật hình thư” hai bộ sách lớn nhất thời Trần. Bên cạnh những tác phẩm lớn kể trên di văn của ông còn lại tới ngày nay là các bài ký khắc trên bia đá ở một số ngôi chùa lớn thời ấy như: Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký (bài ký tháp Linh Tế núi Dục Thúy), Quang Nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm), Khai Nghiêm bi ký (bài văn bia chùa Khai Nghiêm)… đều thể hiện bản tính cương trực, thẳng thắn của ông trong việc bài xích Phật giáo vốn được coi là “Quốc giáo” khi đó.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Van Bia Khai Nghiem Bi Ky 1

Phiên bản tấm bia “Khai Nghiêm bi ký” trưng bày tại Bảo tàng Bắc Ninh

Văn bia “Khai Nghiêm bi ký” do Trương Hán Siêu soạn vào ngày 15 tháng 2 năm Kỷ Mão niên hiệu Khai Hựu 11 (1339) đời vua Trần Hiến Tông khắc lại vào thời Tây Sơn năm Cảnh Thịnh 5 (1797) hiện đang lưu giữ tại chùa làng Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một minh chứng sát thực cho bản tính cương nghị của ông trong việc phê phán đạo Phật đối với xã hội đương thời. Đạo Phật sinh ra là để cứu giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ nhưng tác giả đã đả phá kịch liệt bọn sư sãi lợi dụng lấy đạo Phật làm nơi tụ tập ăn chơi xa hoa không chịu cày cấy làm ăn. Đã vậy bọn quyền thế, bọn ngoại đạo đương thời lại còn a dua đòi hùa theo vào, dân chúng thì bỏ nhà cửa, làng xóm lũ lượt quy theo. Ông đã phải than lên rằng: “Than ôi! Các bậc thánh hiền ngày càng xa cách, chính đạo ngày càng lu mờ, những kẻ làm thầy, làm tướng đã không có bậc Chu, Thiệu để dẫn đầu việc giáo hóa, các xóm thôn châu huyện lại không có trường để dậy dỗ nghĩa hiếu thảo hòa thân, như thế thì người ta tránh sao khỏi hoang mang ngoảnh nhìn rồi bỏ đi theo đường khác. Đó cũng là thế tất nhiên”. Đối với việc xây dựng chùa chiền ông kịch liệt phản đối, coi việc thánh triều muốn mở mang giáo hóa (Phật giáo) để sửa đổi phong tục đồi bại là việc làm khó có thể mang lại kết quả, thực tế lịch sử đã chứng minh điều này. Văn bia có đoạn viết: “Chùa hỏng lại xây đã là ngoài ý muốn của ta, thì việc dựng bia khắc chữ có can hệ gì đến văn từ của ta? Vả lại, ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hóa để sửa đổi phong tục đồi bại. Dị đoan đáng phải truất bỏ, chính đạo phải được phục hưng. Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn thì không bày tỏ trước vua; nếu không phải đạo Khổng Mạnh thì không trước thuật. Thế mà ta lại dương dương tự đắc, bàn bạc dài dòng về đạo Phật, ta sẽ lừa dối ai?”.

Bằng những lời lẽ cứng cỏi nêu trên tác giả cho chúng ta thấy sự suy thoái của xã hội Đại Việt vào cuối thời kỳ nhà Trần. Sau một thời gian dài ngự trị Phật giáo không còn chiếm giữ vị trí độc tôn trong xã hội nữa, thay vào đó là một hệ tư tưởng mới đang có sức ảnh hưởng tích cực tới đường lối trị nước của các bậc đế vương. Đó là Nho giáo – hệ tư tưởng chính thống sau này được triều Lê Sơ (thế kỷ XV) chọn làm quốc giáo và tồn tại cho đến tận những năm đầu thế kỷ XX.

Với giá trị to lớn đó nội dung văn bia “Khai Nghiêm bi ký” là tư liệu Hán Nôm đặc biệt quan trọng của tỉnh Bắc Ninh, phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo trên vùng đất được mệnh danh là vương quốc của những ngôi chùa cổ.

Tác giả: Nguyễn Văn AnBảo tàng Bắc Ninh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường