Trang chủ Chuyên đề Đặc điểm kiến trúc một số ngôi chùa xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Bắc bộ

Đặc điểm kiến trúc một số ngôi chùa xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Bắc bộ

Những ngôi chùa được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, cũng như nhiều kiến trúc dân gian truyền thống Việt, đều được dựng lên bằng bộ khung gỗ. Nhiều ngôi chùa còn giữ được những cây cột gỗ từ thế kỷ 17, 18 với đường kính và kích thước khá lớn, như chùa Thầy (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình). Các cột đều được kê trên chân tảng đá vôi xanh hoặc đá sa thạch.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Những ngôi chùa được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, cũng như nhiều kiến trúc dân gian truyền thống Việt, đều được dựng lên bằng bộ khung gỗ. Nhiều ngôi chùa còn giữ được những cây cột gỗ từ thế kỷ 17, 18 với đường kính và kích thước khá lớn, như chùa Thầy (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình). Các cột đều được kê trên chân tảng đá vôi xanh hoặc đá sa thạch.

ThS. KTS. Nguyễn Thị Hương Mai
Viện Bảo tồn di tích – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tham luận Hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng, ngày 15/4/2023 tại hội trường Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội)

1. Dẫn nhập

Phật giáo du nhập vào nước ta đã được hơn 2000 năm, kéo theo đó là sự xuất hiện của ngôi chùa Việt. Qua hàng ngàn năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, kiến trúc ngôi chùa Việt cũng nằm trong dòng chảy chung của kiến trúc dân gian truyền thống Việt; nó mang dấu ấn thời đại sản sinh nền kiến trúc ấy đồng thời thể hiện nét riêng của mỗi vùng miền và cũng chính điều đó đã góp phần làm nên sự thống nhất trong đa dạng của kiến trúc ngôi chùa Việt. Ngày nay, ngôi chùa Việt đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước nhưng những ngôi chùa còn giữ được kiến trúc cổ xưa nhất thì đều tập trung ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ.

Với những giá trị về nhiều mặt, những ngôi chùa đều lần lượt được xếp hạng di tích cấp Tỉnh/thành rồi cấp Quốc gia và kể từ đợt xếp hạng di tích Quốc gia Đặc biệt lần thứ nhất (năm 2009), đến nay có hàng chục ngôi chùa có giá trị đặc biệt về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, tôn giáo được xếp hạng di tích Quốc gia Đặc biệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc ngôi chùa Việt.

Những ngôi chùa được xếp hạng Quốc gia Đặc biệt ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ rất đa dạng về niên đại xây dựng, vị trí cảnh quan, kết cấu kiến trúc và đã phần nào khẳng định được giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi chùa Việt.

2. Vị trí cảnh quan, mặt bằng tổng thể

Những ngôi chùa xếp hạng Quốc gia Đặc biệt đều được chọn dựng trên thế đất đẹp, vị trí cao ráo, thoáng đãng, có không gian xung quanh rộng, không xa mà cũng không gần khu dân cư, thuận tiện về giao thông. Đó là thế đất linh thiêng, nhiều ngôi chùa thường được chọn dựng trên đỉnh đồi cao hoặc lưng chừng núi, đứng từ chùa có thể phóng tầm mắt ra xung quanh trong một không gian thoáng đãng, như chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Đọi Sơn (Hà Nam). Nhiều ngôi chùa được chọn đặt ở thế tựa sơn – hướng thủy, phía trước thường hướng ra sông, hồ, phía sau tựa lưng vào núi, đồi với cảnh quan hài hòa với thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, như chùa Hương, chùa Thầy (Hà Nội), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Côn Sơn (Hải Dương)…

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 1 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 2 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 3

Những ngôi chùa ở khu vực đồng bằng, như chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)… thì cũng đều được chọn đặt ở vị trí thoáng đãng, rìa làng, không quá xa dân mà cũng không quá gần dân; hoặc những ngôi chùa được bao bọc bởi khu dân cư xung quanh, như chùa Giám (Hải Dương), chùa Thái Lạc (Hưng Yên)…

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 4 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 5

Các ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đều có mặt bằng tổng thể khá đồ sộ với nhiều hạng mục dàn trải. Hầu hết những ngôi chùa này đều được bố cục theo mặt bằng “Nội công – ngoại quốc”, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Thầy (Hà Nội), chùa Giám (Hải Dương), hoặc “Nội nhị công – ngoại quốc”, như chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo (Nam Định), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)…. Với mặt bằng như vậy cho thấy những ngôi chùa này đều thuộc hàng đại danh lam, được sự quan tâm xây dựng, trùng tu của cả tầng lớp thượng lưu và thứ dân từ hàng trăm năm qua. Bên cạnh đó, cũng có những dạng mặt bằng tổng thể “chữ Tam” (như chùa Tây Phương – Hà Nội), “Nội đinh – ngoại quốc (chùa Bổ Đà – Bắc Giang, chùa Đọi Sơn – Hà Nam…) hoặc “Nội vương – ngoại quốc” (chùa Dâu – Bắc Ninh). Tất cả tạo nên sự đa dạng trong bố cục mặt bằng tổng thể những ngôi chùa xếp hạng Quốc gia đặc biệt.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 6 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 7

Hệ thống thờ tự của những ngôi chùa này cũng khá đa dạng. Có chùa chỉ thờ Phật và các vị sư tổ; có chùa thờ Phật kết hợp thờ Thánh hoặc thờ các vị Thần theo tín ngưỡng bản địa. Chính sự đa dạng đó của đối tượng thờ phần nào quyết định đến mặt bằng kiến trúc công trình. Những chùa vừa thờ Phật, vừa thờ Thần sẽ tạo ra mặt bẳng kiến trúc kiển Tiền Thần – Hậu Phật, tức điện thờ Thần ở phía trước còn khu thờ Phật ở phía sau (chùa Dâu – Bắc Ninh, chùa Thái Lạc – Hưng Yên). Ngược lại, những chùa vừa thờ Phật, vừa thờ Thánh sẽ tạo ra mô hình mặt bằng kiến trúc kiểu Tiền Phật – Hậu Thánh, tức khu thờ Phật ở phía trước, khu thờ Thánh ở phía sau, như chùa Keo (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình), chùa Thầy (Hà Nội) và có chùa có tới hai lớp Tam Quan nội/ngoại.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 8

Trên mặt bằng tổng thể những ngôi chùa được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, may mắn chúng ta còn bảo lưu được hai cây tháp thờ Phật có niên đại từ thời Trần (thế kỷ 14), là tháp Bình Sơn (thuộc chùa Vĩnh Khánh – Vĩnh Phúc), cao 16,5m và tháp Phổ Minh (thuộc chùa Phổ Minh – Nam Định) cao khoảng 20m. Đây là những cây tháp Phật giáo có niên đại cổ xưa nhất, những kiến trúc cao tầng cổ xưa nhất hiện còn ở Bắc Bộ, xứng đáng là những báu vật của di sản Phật giáo Việt Nam.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 9

3. Đặc điểm kiến trúc

Nền các công trình thường được tôn hơn mặt sân phía trước từ 0,5 đến 0,7m. Những ngôi chùa khởi dựng sớm, như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Thái Lạc (Hưng Yên) có cấp nền Thượng điện cao hơn mặt sân tới gần 1m. Trên mặt bằng đó sẽ phân chia thành các công trình với chức năng riêng (như Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện). Mỗi một công trình lại được chia thành các gian, chái (3 gian, 2 chái; 5 gian 2 chái; 7 gian 2 chái…); mỗi gian rộng trên dưới 3m. Cá biệt có gian giữa Thượng điện chùa Thầy rộng hơn 6m, rất hiếm gặp trong kiến trúc ngôi chùa Việt ở khu vực Bắc bộ. Nền chùa thường được lát gạch bát. Riêng chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) vẫn còn giữ được nền bằng đất nện cũng rất hiếm thấy trong các ngôi chùa Việt nói chung.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 10

Những ngôi chùa được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, cũng như nhiều kiến trúc dân gian truyền thống Việt, đều được dựng lên bằng bộ khung gỗ. Nhiều ngôi chùa còn giữ được những cây cột gỗ từ thế kỷ 17, 18 với đường kính và kích thước khá lớn, như chùa Thầy (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình). Các cột đều được kê trên chân tảng đá vôi xanh hoặc đá sa thạch. Nhiều chân tảng ở chùa còn được chạm khắc, trang trí các cánh hoa sen rất đẹp và mang dấu ấn đương thời. Chùa Dâu (Bắc Ninh) còn giữ được những chân tảng hoa sen từ thời Trần (thế kỷ 14), chùa Keo (Thái Bình), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) còn những chân tảng hoa sen thế kỷ 17, chùa Tây Phương (Hà Nội) còn những chân tảng hoa sen thế kỷ 18, v.v… Đó đều là những hiện vật kiến trúc rất có giá trị, góp phần phản ánh lịch sử ra đời, trùng tu của mỗi ngôi chùa. Cũng vì sử dụng bộ khung gỗ nên khoảng cách giữa hai hàng cột cái thường chỉ 3 đến 4m. Cá biệt ở Thượng điện chùa Thầy, khoảng cách giữa cột cái với cột quân liền kề cũng chỉ trên dưới 2m nhưng khoảng cách giữa hai cột cái lên tới 5,8m.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 11 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 12

Các bộ vì nóc trong các ngôi chùa xếp hạng Quốc gia đặc biệt được liên kết theo các kiểu cơ bản sau:

– Kiểu vì giá chiêng, trong số những ngôi chùa được xếp hạng quốc gia đặc biệt thì chùa Thái Lạc (Hưng Yên) và chùa Dâu (Bắc Ninh) là còn giữ được những bộ vì cổ nhất (niên đại thế kỷ 14), góp phần tạo nên giá trị kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa. Bộ vì nóc của những ngôi chùa này đều được dựng trên một câu đầu mập khoẻ nối hai đầu cột cái qua hai đấu vuông thót đáy lớn. Trên câu đầu đỡ hai trụ trốn, đỉnh trụ đội một con tường bụng lợn (rường hơi cong, thót nhẹ ở hai đầu); giữa hai trụ trốn là một ván lá đề lớn. Cũng là kiểu vì giá chiêng với ván lá đề lồng trong lòng giá chiêng, nhưng ở chùa Giám (Hải Dương), niên đại thế kỷ 17 khoảng các giữa hai trụ trốn đã hơn và kích thước lá đề cũng rộng hơn.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 13

– Kiểu vì nóc thứ hai là kiểu chồng rường, gồm những con rường chồng lên nhau qua các đấu vuông thót đáy (chùa Keo – Thái Bình) hoặc qua các đấu sen (chùa Tây Phương – Hà Nội, hay Tiền đường chùa Thầy – Hà Nội)… Đó đều là những bộ vì nóc chồng rường niên đại từ thế kỷ 17, 18 còn bảo tồn đến ngày nay. Các con rường ngắn dần khi lên cao theo chiều dốc mái…

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 14

– Kiểu vì thứ ba là biến thể giữa giá chiêng và chồng rường. Kiểu vì này xuất hiện trong một số ngôi chùa như chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) với vì nóc kiểu giá chiêng – chồng rường – con nhị; hay như ở Tiền đường chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)  với vì nóc kiểu giá chiêng – chồng rường… Trong số những ngôi chùa xếp hạng Quốc gia đặc biệt, có vì nóc ở Điện Thánh chùa Thầy (Hà Nội) kết cấu kiểu giá chiêng kép để đưa mái lên cao và mở rộng lòng nhà hơn. Do kết cấu như vậy, các kẻ góc đã chạy thẳng tới đầu cột trốn thay vì chạy tới đầu cột cái.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 15

– Kiểu thứ 4 là kiểu vì kèo, chỉ đơn giản gồm hai thanh kèo đặt xuôi theo chiều dốc mái, một đầu giao nhau nơi nóc mái, đỡ Thượng lương, đầu kia ăn mộng xuống đầu cột. Kiểu vì này có niên đại khá muộn, thường chỉ vào thế kỷ 19, 20 và được làm ở các công trình phụ trợ, như Hành lang các chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Phổ Minh (Nam Định), chùa Dâu (Bắc Ninh)…

– Kiểu thứ năm là kiểu vì ván mê cũng có niên đại khá muộn, thường ở vị trí tòa Thiêu hương, như ở chùa Bổ Đà (Bắc Giang). Kiểu vì này, kê trên câu đầu là một ván bưng hình tam giác, hai mặt ván mê là diện để thể hiện các đề tài chạm khắc, trang trí…

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 16

Nếu vì nóc được làm giữa hai hàng cột cái thì vì nách lại được tạo giữa cột cái với cột quân liền kề. Về cơ bản cũng có những kiểu liên kết vì nách tương tự như liên kết vì nóc. Những ngôi chùa còn giữ được các vì nách cổ xưa, có giá trị có thể kể đến như bộ vì chồng rường ở Thượng điện chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Keo (Thái Bình)… có niên đại từ thế kỷ 17. Nối giằng các cột là hệ xà dọc, gồm có xà dọc cột cái, xà dọc cột quân…

Để giảm sự thô cứng, các cấu kiện gỗ đỡ mái thường được nghệ nhân chạm khắc, trang trí những họa tiết hoa văn đặc sắc và mang dấu ấn đương thời. Những chạm khắc trang trí có giá trị nhất phải kể đến như ở ván lá đề trên Thượng điện chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Thái Lạc (Hưng Yên) với các hoa văn rồng, phượng, tiên nữ, phỗng mang phong cách nghệ thuật thời Trần (thế kỷ 14), có thể coi như những tác phẩm điêu khắc gỗ cổ nhất hiện còn trên kiến trúc ngôi chùa Việt.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 17

Ngoài chùa Dâu, chùa Thái Lạc, những ngôi chùa khác như chùa Thầy (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo (Nam Định), chùa Giám (Hải Dương), chùa Bổ Đà (Bắc Giang), chùa Tây Phương (Hà Nội) cũng đều lưu giữ các hoa văn chạm khắc trên cấu kiện gỗ với niên đại từ thế kỷ 17 – 18. Đó là những hình rồng, hình vân mây, hoa sen, mặt trời, đao mác…

Bao che quanh chùa nguyên xưa đều là các ván bưng bằng gỗ. Ngày nay, nhiều ngôi chùa vẫn còn giữ được hệ ván bưng bằng gỗ như chùa Thầy (Hà Nội), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hay thượng điện chùa Dâu (Bắc Ninh)…  Nhiều chùa hiện đã xây tường gạch bao che.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 18

Mái chùa thường lợp ngói mũi hài hoặc ngói di loại nhỏ. Các đầu đao đắp hình rồng, phượng và được tạo uốn cong… Trên chính giữa bờ nóc của Tiền đường (Tam Bảo) thường đặt bức Đại tự ghi tên chùa, bông sen, bánh xe chuyển Pháp luân hoặc hồ lô… Đáng chú ý trên hệ mái chùa Thầy (Hà Nội) còn giữ được nhiều viên ngói mũi cổ có niên đại từ thế kỷ 17 – 18.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Tham Luan Hoi Thao Kien Truc Dac Diem Kien Truc Mot So Ngoi Chua Di Tich Quoc Gia Dac Biet 19

3. Lời kết

Khu vực Bắc Bộ là nơi còn lưu giữ số lượng chùa được xếp hạng Quốc gia Đặc biệt nhiều nhất cả nước. Có những ngôi chùa nằm trong quần thể di tích danh thắng như chùa Hương (trong quần thể danh thắng Hương Sơn – Hà Nội), chùa Bảo Sơn (trong quần thể khu di tích Cổ Loa  – Hà Nội), chùa Đồng Nhân (trong quần thể di tích đình – đền – chùa Hai Bà Trưng – Hà Nội), hay quần thể di tích danh thắng Yên Tử (Đông Triều – Quảng Ninh); có những ngôi chùa tự thân nó là một công trình kiến trúc độc lập, như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Giang), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh),v.v… Có những ngôi chùa được xếp trong loại hình di tích lịch sử, văn hóa, hoặc danh lam thắng cảnh nhưng chiếm số lượng nhiều hơn cả là những ngôi chùa thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.

Trong số những ngôi chùa đó, ta có thể thấy được sự phong phú, đa dạng về niên đại khởi dựng, về bố cục mặt bằng, kiểu dáng kiến trúc cũng như cách thức bài trí không gian thờ tự. Nhưng tựu chung đó đều là những ngôi chùa lớn, với quy mô tổng thể gồm nhiều hạng mục. Kiến trúc của những ngôi chùa được xếp hạng Quốc gia đặc biệt ở khu vực Bắc bộ có niên đại trải dài, liên tục qua nhiều thế kỷ chính nó đã góp phần phản anh lịch sử kiến trúc truyền thống Việt.

Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, nhiều ngôi chùa còn giữ được những di sản văn hóa rất có giá trị, như pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, bộ tượng Di đà Tam tôn chùa Thầy,… Đó đều là những bảo vật Phật giáo Việt Nam, thậm chí còn được đưa vào danh mục bảo vật quốc gia nên rất cần chúng ta phải trân trọng, bảo tồn cho thế hệ mai sau.

ThS. KTS. Nguyễn Thị Hương Mai
Viện Bảo tồn di tích – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tham luận Hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng, ngày 15/4/2023 tại hội trường Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường