Trang chủ Lịch sử - Triết học Chuẩn bị cho cái chết ngay trong lúc đang sống

Chuẩn bị cho cái chết ngay trong lúc đang sống

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đức ĐẠT-LAI-LẠT-MA đề tựa cho cuốn ‘The Tibetan Book of Living and Dying’ 
Dịch: Huyền Cương Lê Trọng Cường

Chết là một phần tất yếu của cuộc sống mà tất cả chúng ta, sớm hay muộn, chắc chắn ai cũng phải đối mặt với nó. Theo ý tôi, có hai cách giải quyết đối với cái chết trong khi chúng ta đang sống. Chúng ta có thể hoặc phớt lờ nó đi, hoặc chúng ta có thể nhìn thẳng viễn cảnh cái chết của chính mình; và bằng cách xem xét nó một cách đầy đủ, chúng ta cố gắng làm giảm bớt những nỗi đau khổ mà cái chết có thể mang lại. Tuy vậy, thật ra chẳng có cách nào trong hai cách đó có thể giúp ta tránh khỏi cái chết cả.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chuan bi cho cai chet khi dang song 1

Là một người theo pháp Bụt, tôi coi cái chết như là một quá trình bình thường, một thực tế mà tôi chấp nhận sẽ xảy ra chừng nào tôi còn ở lại cuộc sống trần gian này. Biết mình không thể thoát khỏi cái chết, tôi chẳng có gì phải buồn rầu và lo lắng về nó cả. Tôi có xu hướng nghĩ về cái chết diễn ra như thay áo khi cái áo đã cũ rách, hơn là như một sự kết thúc. Tuy nhiên người ta không thể đoán trước được cái chết: chúng ta không biết được nó sẽ xảy ra như thế nào và vào lúc nào. Cho nên việc phòng ngừa đôi chút trước khi nó thật sự xảy ra cũng là một điều hợp lí.

Đương nhiên hầu hết chúng ta đều mong sẽ có một cái chết êm đềm, nhưng cũng rõ ràng là chúng ta không thể hi vọng chết êm đềm nếu như cuộc đời chúng ta đầy rẫy bạo lực, hoặc nếu tâm trí chúng ta phần lớn bị khuấy động bởi những cảm xúc, như giận hờn, âu lo hoặc bịn rịn. Vậy thì nếu chúng ta muốn chết một cách tốt lành, chúng ta phải sống sao cho cao đẹp. Trong khi chờ đợi một cái chết êm đềm, chúng ta cần vun bồi sự yên lành trong nếp nghĩ cũng như trong lối sống hằng ngày của chúng ta.

Từ góc nhìn của pháp Bụt thì kinh nghiệm thực tế về cái chết rất quan trọng. Tuy nói chung tái sinh như thế nào và ở đâu là tuỳ thuộc vào nghiệp lực, nhưng trạng thái tâm trí lúc lìa đời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tái sinh sắp tới. Vậy mặc dù ta đã tích chứa rất nhiều loại định nghiệp khác nhau, nhưng nếu lúc từ giã cuộc đời ta thực hiện một nỗ lực đặc biệt để tạo ra một tâm thái yên lành và tỉnh táo, ta có thể củng cố và kích hoạt một nghiệp lành; và như thế có thể sẽ đưa ta đến một cuộc tái sinh may mắn hơn.

Tại điểm chết thật sự cũng là lúc có thể diễn ra những trải nghiệm tâm linh tốt lành và sâu kín nhất. Nhờ lặp lại nhiều lần việc làm quen với quá trình chết trong khi trau dồi tâm trí, một người tu thiền thành công cũng có thể dùng cái chết thật sự của mình để đạt tới sự nhận rõ tâm linh lớn (Hán-Việt: Đại Liễu Ngộ). Đó là lí do tại sao những người tu thiền từng trải thường tham thiền giống như họ đã khuất núi. Một dấu hiệu thành tựu của họ là cho tới một thời gian dài sau khi chết lâm sàng thân thể của họ vẫn chưa bắt đầu tan rã.

Việc giúp đỡ những người khác được suôn sẻ trong lúc lâm sàng cũng không kém phần quan trọng so với việc chuẩn bị cho cái chết của chính mình. Mỗi người chúng ta không thể tự lo liệu được khi mới chào đời, và nếu như người đó không nhận được sự quan tâm chăm sóc ân cần từ người khác thì hẳn là người đó không thể tồn tại được. Do những người đang hấp hối cũng không thể tự giúp mình được, chúng ta nên giúp đỡ họ bằng cách an ủi họ cho họ có thể vơi bớt đi nỗi băn khoăn, lo lắng và tuỳ theo khả năng của mình giúp họ yên lòng từ giã cõi đời.

Điều quan trọng nhất ở đây chính là tránh bất kì điều gì có thể gây ra thêm xao động trong tâm trí người đang hấp hối có lẽ đã sẵn nhiều lo âu rồi. Mục tiêu hàng đầu của chúng ta trong việc giúp đỡ những người đang hấp hối là làm cho họ thanh thản ra đi, và có nhiều cách để làm việc này. Một người đang hấp hối từng quen với việc luyện tập tâm linh có thể được động viên và cổ vũ nếu như họ được gợi nhớ tới việc đó, chỉ riêng sự ân cần an ủi từ phía chúng ta thôi cũng đủ tạo ra trong tâm trí người đang hấp hối một phản ứng êm dịu và yên lành rồi vậy.

Tác giả: Đức ĐẠT-LAI-LẠT-MA đề tựa cho cuốn ‘The Tibetan Book of Living and Dying’ 
Dịch: Huyền Cương Lê Trọng Cường

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường