Trang chủ Văn hóa Chùa Vua (Hưng Khánh thiền tự) nơi thờ Đế Thích

Chùa Vua (Hưng Khánh thiền tự) nơi thờ Đế Thích

Chùa Vua là một di tích bao gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Trong các sách "Lĩnh ngoại đại đáp" của Chu Khứ Phi thời Tống và "An Nam chí lược" cho biết: vua nhà Lý cùng các bề tôi thường đi lễ chùa, đền Đế Thích vào ngày 30 tháng Chạp.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chùa Vua là một di tích bao gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Trong các sách “Lĩnh ngoại đại đáp” của Chu Khứ Phi thời Tống và “An Nam chí lược” cho biết: Vua nhà Lý cùng các bề tôi thường đi lễ chùa, đền Đế Thích vào ngày 30 tháng Chạp.

Thượng tọa Thích Thanh Phương
Trụ trì chùa Đại Dương Sùng Phúc

1. Mở đầu

Chùa Vua còn có tên chữ là chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế thờ thần Thiên Đế. Theo thần thoại thì Đế Thích là vua đánh cờ. Tương truyền có một ông hoàng hâm mộ tài đánh cờ của vua Đế Thích bèn lập một ngôi đền thờ ở Thịnh Yên, phía Đông đàn Nam Giao tức là chỗ chùa Vua hiện nay để thờ Đế Thích. Trước đó, nơi đây là cung Thừa Lương của nhà Lê, phía trước có hồ bán nguyệt, nước trong mát thường dành riêng cho các bà chúa đến tắm gội.

Đế Thích quán hay còn gọi là chùa Vua được xây dựng từ đầu thời Lê Sơ (thế kỉ 15), tên chữ Hưng Khánh Tự, dó có điện thờ Thiên Đế nên gọi là Đế Thích Quán. Hiện chùa nằm ở số 33 phố Thịnh Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chùa Vua là một di tích bao gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Trong các sách “Lĩnh ngoại đại đáp” của Chu Khứ Phi thời Tống và “An Nam chí lược” cho biết: vua nhà Lý cùng các bề tôi thường đi lễ chùa, đền Đế Thích vào ngày 30 tháng Chạp. Về sau vua Lê cũng thường đến cầu khấn ở đây nên gọi là chùa Vua.

Sử sách viết: “Vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương”. Từ đó về sau, Đế Thích quán đã trở thành trung tâm đấu cờ tướng hàng đầu của đất Thăng Long.

Đế Thích quán là một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đẹp đẽ và cầu kỳ. Cái độc đáo của quần thể kiến trúc này là có chùa và đình đều thờ vua Đế Thích. Hiện thời, chùa Vua là cụm di tích gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế.

Hiện nay có một số nơi thờ đế Thích có văn bia như ở miếu xã Cao Duệ tổng Thị Đức huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương; điện Thiên Đế thôn Đình Sơn xã Liêu Hạ tổng Liêu Xá huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên; chùa xã La Chàng huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Các văn bia ở đây ghi chép những người đóng góp tiền của trung tu tôn tạo nơi thờ đế Thích.

2. Truyền thuyết về Đế Thích

Theo từ điển Phật học cho biết: “(帝釋天) Đế Thích thiên là Thích ca đề hoàn nhân đà la. Gọi tắt: Thích đề hoàn nhân, Thích ca đề bà. Cũng gọi Thiên đế thích, Thiên chủ, Nhân đà la, Kiều thi ca, Sa bà bà, Thiên nhãn. Đây vốn là một vị thần của Ấn độ giáo. Ở Ấn độ đời xưa, thần này được gọi là Nhân đà la, sau khi du nhập Phật giáo, được gọi là trời Đế thích. Cứ theo các kinh luận nói, thì trời Đế thích vốn là người Bà la môn ở nước Ma già đà, nhờ phúc đức bố thí mà được sinh lên cõi Đao lợi, làm chủ 33 tầng trời. Truyền thuyết này đã có từ thời Phệ đà ở Ấn độ, đến thời đại Phật giáo thì thần cách Nhân đà la được cụ thể hóa mà thành. Trong Phật giáo, thần này là 1 trong 12 vị trời, ở trong thành Thiện kiến trên đỉnh núi Tu di, trấn thủ phương đông, chuyên hộ trì Phật pháp. Ở hai bên vị trời này có 10 Đại thiên tử đứng hầu. Vào 6 ngày trai mỗi tháng, vị trời này ra lệnh cho Tứ thiên vương, Thái tử, Thị giả… xem xét những điều tà chính, thiện ác trong cõi người. Nếu nghe chúng sinh ở nhân gian làm nhiều điều ác, như bất hiếu với cha mẹ, không kính sư trưởng, không tu trai giới, không giúp đỡ người nghèo khổ… thì vị trời này lo buồn vì như thế thì thiên chúng sẽ bị giảm tổn mà chúng A tu la tăng thêm. Còn nếu xét thấy có nhiều người siêng năng tu phúc, giữ gìn giới đức, thì trời này ra lệnh cho quan Tư mệnh tăng thêm tuổi thọ cho họ, nếu ngược lại thì sẽ chẳng giúp đỡ hộ trì mà còn có thể làm cho giảm thọ. Sau khi đức Thế tôn thành Phật, trời Đế thích trở thành thần thủ hộ của Ngài. Trong thời gian Ngài lên cung trời Đao lợi nói pháp cho thân mẫu nghe thì trời Đế thích cầm lọng báu theo hầu đức Phật. Hình tượng Đế thích thông thường là hình người trời cỡi voi trắng, tay phải cầm chày 3 chĩa, tay trái chống vào cạnh sườn ngang chỗ thắt lưng. Trong viện Ngoại kim cương trên Mạn đồ la Thai tạng giới Mật giáo thì hình Đế thích được tạo theo hình tượng các Thần vương.”

Tục thờ Đế Thích Thiên cho thấy rõ Hindu giáo đã xuất hiện ở miền Bắc Việt từ rất sớm. Thậm chí thần tích ghi từ thời… ông Bàn Cổ năm thứ 48. Vị thần ngự trị trên 33 tầng trời là thần Indra trong Ấn Độ giáo. Kinh đô của cõi trời này theo là Thiện Kiến thành, trong thần tích gọi là Thiện Tiên. Đây cũng chính là đỉnh núi Tu Di, ngọn núi thần thánh trong Phật giáo.

Trong một số bộ kinh có nói đến Đế Thích

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên nói: “Đế Thích đứng hầu bên trái, Phạm vương đứng hầu bên phải đức Phật”.

Kinh Phổ Diệu nói: “Phạm thiên đứng hầu bên phải, Đế Thích đứng hầu bên trái đức Phật.”

Kinh Tạo Tượng nói: “Phạm thiên cầm lọng trắng đứng hầu bên phải, Đế Thích cầm phất trần màu trắng đứng hầu bên trái đức Phật.

Đế thích là vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo với cương vị cai quản tầng trời. Việc xây đền thờ Đế Thích đã xuất hiện nhiều ở Ấn Độ và Campuchia (Angco Vat, Angco Thom). Ở nước ta, Đế Thích được thờ chung trong ngôi chùa Phật. Các di tích thờ vị thần này không nhiều, tiêu biểu như ở đền Đế Thích ở làng Liên Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và chùa Vua ở Thịnh Yên. Ngoài vị trí trong Ấn Độ giáo, Đế Thích còn được dân gian truyền tụng là một nhân vật rất cao cờ. Hằng năm, tại chùa Vua tổ chức hội thi cờ rất độc đáo, có quy chế chặt chẽ. Việc ghi tên những người đoạt giải cao lên trên tấm bia đá của chùa là một hình thức khuyến khích, biểu dương độc đáo và ít thấy trong các di tích truyền thống. Từ lâu, hội cờ chùa Vua đã trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của Thăng Long và của dân tộc ta.

3. Di văn Hán nôm tại chùa vua

Hoành phi trong điện Thiên đế. Qua khảo sát hiện nay trong điện còn một số hoành phi với nội dung ca ngợi sự linh ứng của Thiên đế. Bày tỏ sự ngưỡng vọng của người dân mong muốn Thiên đế che chở ban cho ân trạch.

天帝殿
Thiên đế điện
Điện thờ Thiên đế

求必應
Cầu tất ứng
Cầu ắt linh ứng

禱必靈
Đảo tất linh
Cầu ắt linh thiêng

恩霑萬古
Ân chiêm vạn cổ
Ân trạch thấm nhuần muôn đời

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 1

Trong văn bia Thịnh Yên phố tự điện bi ký, mặt sau bia Thiên tải lưu phương khắc bài minh ca ngợi nơi đây là nơi danh thắng, hàng năm đều tổ chức lễ hội cờ, bài minh rằng:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 2

“Hà Thành thắng địa
Thịnh Yên phố phường
Phạn vũ sảng khải
Thánh điện huy hoàng
Tự danh Hưng Khánh
Điện viết Thiên vương
Tứ thời phụng sự
Thiêm tắc hinh hương
Niên niên khai hội
Tất cử kỳ trường
Đoạt quán quân giả
Danh tính lưu phương
Viễn cận dương bá
Thiên trường địa cửu”.
Dịch nghĩa:
Hà Thành nơi thắng địa,
Phố phường đất Thịnh Yên.
Nhà cửa cao rộng rãi,
Chốn Thánh điện huy hoàng.
Chùa có tên Hưng Khánh,
Tên điện là Thiên Vương.
Bốn mùa phụng sự đủ,
Thêm những nén hương thơm.
Hàng năm thường mở hội,
Người tham gia cờ trường.
Đoạt được ngôi quán quân.
Tên họ được tiếng thơm,
Xa gần đều biết đến,
Sánh ngang cùng trời đất.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 3

Chùa Vua mở hội từ ngày 5 đến 9 tháng Giêng Âm lịch, lần đầu tiên năm 1900 (ảnh lưu tại chùa)

Câu đối:

Về hệ thống câu đối của chùa được trang trí từ ngoài cổng cho đến nội điện. Các câu đối ca ngợi công lao của bậc Thánh thần đối với nhân dân đất nước.

聖德難量八節匡扶國泰
神功莫側四時保佑民康

Thánh đức nan lượng bát tiết khuông phù quốc thái
Thần công mạc trắc tứ thời bảo hữu dân khang
Đức Thánh khó đo được tám tiết phù trì cho đất nước thái hòa
Công Thần chẳng đo đếm được bốn thời bảo vệ nhân dân mạnh khỏe

萬古仰洪庥帝德昭如日月
億年降祀典神威永振乾坤

Vạn cổ ngưỡng hồng hưu đế đức chiêu như nhật nguyệt
Ức niên giáng tự điển thần uy vĩnh chấn càn khôn
Muôn đời ngưỡng trông hồng ân đức của vua sáng cùng nhật nguyệt
Ngàn vạn năm còn ghi trong tự điển uy nghiêm của Thần mãi chấn động càn khôn

蕩蕩天宮默運神通洋在上
巍巍帝闕宣揚聖德仰彌高

Đãng đãng thiên cung mặc vận thần thông dương tại thượng
Nguy nguy đế khuyết tuyên dương Thánh đức ngưỡng di cao.
Cung trời mênh mông lặng yên vận hành thần thông uy nghi ở trên
Cung điện cao lớn tuyên dương đức Thánh nhìn lên càng thấy cao

Các câu đối liên quan đến Phật giáo được trang trí nhiều ở các cột trụ trong chùa, ngoài tam quan.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 4

Nhất lộ biểu niết bàn bách duyên cụ hội
Tam quan tiêu chính giác vạn thiện đồng quy
Một đường tiêu biểu cho cõi niết bàn muôn duyên đều đủ để hội ngộ
Tam quan nghiêm chỉnh vạn thiện đồng quy.

法印特開三寶地
名藍別占一壺天
Pháp ấn đặc khai Tam bảo địa
Danh lam biệt chiếm nhất hồ thiên
Pháp ấn đặc biệt khai nơi Tam bảo
Danh lam một cõi chốn thần tiên

Những tư liệu hoành phi câu đối không những chỉ là trang trí cho cảnh chùa mà còn là để ca ngợi ý nghĩa về lòng biết ơn, kính ngưỡng đối với các vị Thần, Phật, từ đó giáo dục truyền thống cho nhân dân hiểu thêm về những đạo lý của tiền nhân để lại.

4. Tạm kết

Ngày nay lễ hội chùa vua vẫn được nhà chùa và nhân dân nơi đây tổ chức, ngày lễ có phần lễ và phần hội thi đánh cờ. Lễ hội chùa Vua được tổ chức hàng năm vào các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng Giêng. Lễ hội khá hấp dẫn, ngoài phần nghi lễ như ở các đền, chùa khác, thì nội dung chính của ngày lễ là mở hội cờ. Ngày đầu khảo trịch (đấu loại), sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, các kỳ thủ sẽ chính thức so tài trong các ngày tiếp theo. Các cuộc thi được tổ chức theo thể thức loại trực tiếp. Ngày cuối cùng chỉ còn hai đấu thủ, ai giành được phần thắng chung kết, ấy là người phá giải cờ.

Mùng 9 là ngày chính hội. Ngay từ sáng sớm đã có nhiều người đến chùa mong cầu phúc, cầu tài, cầu bình an và cũng là để chọn một vị trí thích hợp để xem trận chung kết của giải cờ. Trận chung kết bắt đầu ngay sau lễ dâng hương của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở khắp các địa phương.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 5

Vườn tháp tổ trong chùa

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 6

Tam quan chùa

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 7

Bia Hưng Khánh thiền tự

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chua Vua noi tho De thich 8

Chuông đồng trong điện Đế Thích

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường