Trang chủ Tự viện-Chùa Chùa Kim Liên – bông sen vàng tâm linh Hồ Tây

Chùa Kim Liên – bông sen vàng tâm linh Hồ Tây

Chùa Kim Liên (Tên chữ: 金蓮寺 – Kim Liên tự) là ngôi chùa nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Chùa Kim Liên (Tên chữ: 金蓮寺 – Kim Liên tự) là ngôi chùa nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Vị trí chùa nhìn được ra Hồ Tây thơ mộng, kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền khiến ngôi chùa này được mệnh danh là “bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”.

Tác giả: Diệu Linh

Chùa Kim Liên (Tên chữ: 金蓮寺 – Kim Liên tự) là ngôi chùa nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Vị trí chùa nhìn được ra Hồ Tây thơ mộng, kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền khiến ngôi chùa này được mệnh danh là “bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”.

Screenshot 359

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Kim Liên được ghi lại rằng: Trước đây vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên Từ Hoa. Từ Hoa công chúa, con gái vua Lý Thần Tông cùng các cung nữ đã trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải tại đây. Khi công chúa qua đời, tại nền cũ của cung điện được dựng lên một ngôi chùa.

Đến Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên, ngôi chùa này cũng được mang tên là Đống Long. Sang thời Lê, chùa đổi tên thành Đại Bi. Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ: “năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi”.

Năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng, chùa được tu bổ trên quy mô lớn và được đổi thành Kim Liên Tự (chùa Kim Liên).

Năm 1792 đời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại một số hạng mục. Sau 1 năm thì hoàn thiện với diện mạo cơ bản giống như hiện nay.

Phong cách kiến trúc chùa ảnh hưởng từ nguồn cội là một cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên mang nhiều dáng vẻ của một cung đình.

Screenshot 364

Cổng Tam quan chùa Kim Liên được đánh giá là bề thế và độc đáo so với những cổng chùa khác cùng thời. Kiến trúc Tam quan nổi bật lên những hình chạm nổi với hình rồng, hình hoa lá tinh tế trên mặt gỗ. Tổng thể gồm một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đầu đao có gắn hình tứ linh bằng gốm nung tinh xảo. Chính giữa cửa chùa là ba chữ sơn son “Kim Liên Tự” nghĩa là chùa Kim Liên.

Bố cục các hạng mục từ ngoài vào trong được sắp xếp đối xứng nhau qua trục ở chính giữa. Bước qua cổng Tam quan, Phật tử được tham quan chiêm ngưỡng những tấm bia đá tại khuôn viên chùa. Bia đá chùa Kim Liên có kích cỡ khoảng 0,8×1,2m, bề mặt có nhiều hình chạm nổi. Theo các nhà nghiên cứu, tấm bia chùa nằm tại phía bên phải cổng chùa được dựng vào đời vua Lê Nhân Tông (năm 1443). Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội cho đến hiện nay.

Đối diện cổng Tam quan là chính điện gồm ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ “tam”. Ba nếp chùa lần lượt là chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng Tây và chùa Thượng quay mặt về phía Đông, được liên kết với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật. Mỗi chùa đều gồm hai tầng tám mái kiểu chồng diêm, ngói vảy, đầu đao bằng gỗ mềm mại, chạm khắc tinh xảo. Giữa các nếp chùa có một khoảng trống để ánh sáng tự nhiên chiếu rọi vào.

tapchinghiencuuphathoc chua kim lien 1

Tượng Phật tại chùa Kim Liên

Bên trong chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội hiện còn lưu giữ rất nhiều pho tượng quý. Các pho tượng tại chùa đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ 18-19, mang nhiều điểm giống chùa Tây Phương (Hà Tây).

Phật điện tại hậu cung được bài trí các pho tượng Phật thành hai lớp. Trên cùng gồm: bộ Tam thế, tượng A Di Đà, tượng Quan Thế Âm và tượng Đại thế Chí ngồi hai bên, tượng A Nan Đà và Ca Diếp đứng chắp tay. Lớp dưới là tượng Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Ngọc Hoàng và tòa Cửu Long. Bên trái là ban thờ tượng Quan Âm Tống Tử.

Trong chùa còn có một pho tượng Tôn Ngộ Không, nhìn từ phía nào cũng thấy hình như không đứng im. Ngoài ra, chùa Kim Liên còn có tượng Tĩnh đô vương Trịnh Sâm có hình dạng như một người trung niên, râu ba chòm, mình mặc áo cà sa, tay cầm hốt, đầu lại đội mũ miện. Ngài là người đã cấp tiền hưng công và tu tạo chùa vào năm 1771. Nhưng cũng có người cho rằng đó là tượng của một vị Hòa thượng coi giữ chùa nguyên là nội thị trong phủ chúa Trịnh.

Tác giả: Diệu Linh (th)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường