Trang chủ Tự viện-Chùa Chùa Ba Vàng: Danh thắng lưng chừng núi Thành Đẳng

Chùa Ba Vàng: Danh thắng lưng chừng núi Thành Đẳng

Chùa Ba Vàng toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Chùa Ba Vàng toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.

Lịch sử chùa Ba Vàng

Theo nội dung khắc trên cây hương đá (thiên đài trụ) trước cửa chùa, thì chùa xưa được xây dựng năm Ất Dậu, khoảng năm 1706 dưới triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh, chùa đã được Tổ sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác – Hậu duệ của Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử kế nghiệp chư Tổ khai sơn, phục dựng am nhỏ với mái lá đơn sơ để tu hành, cứu chữa những người mắc bệnh hiểm nghèo.

Suốt 52 năm cứu đời, tiếp Tăng độ chúng, với đức hạnh cao cả, Sư Tổ Tuệ Bích đã khơi dậy sức sống mãnh liệt của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử góp phần phát triển những giá trị văn hóa bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Mãn duyên hóa độ, sư tổ Tuệ Bích Phổ Giác an nhiên về cõi Niết bàn năm 1757, trụ thế 100 tuổi.

Do thời gian, cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa đã trở thành phế tích. Năm 1988 chùa được trùng tu tôn tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.

Chinh dien cua ngoi chua Ba Vang cu tapchinghiencuuphathoc.vn

Chính điện của ngôi chùa Ba Vàng cũ.

Bia đá chùa Ba Vàng còn lưu dấu vị Thiền Tổ khai sáng cho chùa là Đại Thiền Sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tên ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn – Tuệ Bích Phổ Giác.

Nhận thấy đây là ngôi chùa cổ có giá trị về mặt lịch sử tâm linh cũng như giá trị văn hóa, nhân dân địa phương và phật tử cả nước cùng ủng hộ để sửa lại chùa ba vàng lần thứ nhất vào năm 1993, các lần tiếp vào năm 2007 và năm 2014.

Đến năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh đảm nhiệm chức vụ trụ trì, cũng năm đó, chùa Ba Vàng được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp tỉnh.

Tháng 1/2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp, ngôi chùa một lần nữa được khởi công xây dựng với quy mô to lớn khang trang.

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500m2), Lầu Chuông (112 m2), Lầu Trống (112 m2), Hành Lang La Hán (200m2), Nhà Bảo Tàng (700 m2), Thư Viện (700 m2), Khu Nhà Tăng (1600 m2), Thiền Đường (960 m2), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội và một số công trình phụ.

Ngày 9/3/2014 chùa Ba Vàng tổ chức Lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục “Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương”.

Quang canh chua Ba Vang ve dem

Quang cảnh chùa Ba Vàng về đêm.

Kiến trúc chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Tòa Đại hùng Bảo điện được thiết kế với kiến trúc 2 tầng, 8 mái, góc mái có các đầu đao cong vút, khắc nổi hình ảnh tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”, hệ thống tượng pháp, hoành phi câu đối đều được sơn son thiếp vàng.

Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam Bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.

Tầng 1 là khu Nhà khách và Trai đường, tầng 2 là tòa Chánh điện nơi thờ Tam Bảo. Hệ thống tượng pháp trong chùa được làm bằng gỗ có kích thước lớn, trong đó phải kể đến là tôn tượng A Di Đà bằng gỗ lớn nhất miền Bắc và chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Chua Ba Vang ngoi chua nguy nga trang le tren non thieng Thanh Dang

Chùa Ba Vàng – ngôi chùa nguy nga, tráng lệ trên non thiêng Thành Đẳng

Từ cổng tam quan ngoại, có hai đường dẫn vào trong chùa như bao bọc lấy ngôi Tam Bảo. Từ trên cao, trong quần thể hài hòa và mỹ thuật, Tôn tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên hiện lên oai nghi, từ bi, nhân hậu, lưng dựa núi Thành Đẳng, mặt hướng về dòng Bạch Đằng giang lịch sử.

Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.

Trên hồ Bán nguyệt, biểu tượng ngôi chùa Một cột được những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dựng lên tài tình như một đóa sen nở trên mặt nước.

Dọc hai bên hành lang chùa là lầu trống, gác chuông, hai gian La Hán đường với 18 tôn tượng La Hán được tạc bằng đá nguyên khối.

Khu Nội viện Tăng được xây dựng ở hướng đông nơi có “rồng chầu”, Khu Nội viện Ni được xây dựng ở hướng Tây nơi có “hổ phụng”.

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có nhiều hạng mục như: hòn non bộ, nhà bảo tàng, thư viện, thiền đường, nhà nội trú phục vụ hàng ngàn Phật tử về tham dự khóa tu.

Công trình Đại Bảo Tháp gồm 1 tháp chính và 4 tháp phụ được làm bằng đồng nguyên chất dát vàng sẽ được xây dựng trên đỉnh núi phía sau chùa, không chỉ tạo nên điểm nhấn kiến trúc độc đáo trong khu vực quần thể chùa, mà còn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn là cầu cho quốc thái dân an, chúng sanh an lạc, muôn dân được ấm no hạnh phúc, muôn loài được kết duyên lành với chính pháp của Phật.

Sau công cuộc đại trùng tu, ngôi chùa Ba Vàng ngày nay đã trở thành một điểm hẹn tâm linh nổi tiếng, một trung tâm văn hóa Phật giáo lớn của cả nước, một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, vừa có nét hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo nước nhà và văn hóa dân tộc.

Để có môi trường tu học tốt cho nhân dân Phật tử, chùa Ba Vàng đã tiếp tục xây dựng những công trình lớn như Đại giảng đường 12000m2, khu ở Phật tử 9000m2… đề phục vụ nhu cầu sinh hoạt tu tập cho Phật tử, nhân dân về chùa vào các buổi tu học thường kỳ.

Trụ trì chùa Ba Vàng

Dai duc Thich Truc Thai Minh tapchinghiencuuphathoc.vn

Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Từ năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Ba Vàng. Đại đức Thích Trúc Thái Minh thế danh là Vũ Minh Hiếu, sinh ngày 03/3/1967 tại Làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Đại đức Thích Trúc Thái Minh là người con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em. Sinh ra trong gia đình giáo dục, nề nếp, có truyền thống đạo Phật, nên ngay từ khi còn bé, Thầy đã bộc lộ bản chất thông minh, hiếu học, thiện lương.

Năm 2002, đại đức Thích Trúc Thái Minh được Hòa thượng Thích Thanh Từ cử ra Bắc để góp sức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây, đại đức Thích Trúc Thái Minh được giao làm Trưởng Ban Tri khách – nơi đón tiếp du khách, Phật tử khi đến chùa.

Thiện Minh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường