Trang chủ Bài viết nổi bật ChatGPT và danh hiệu của vị Phật tiếp theo?

ChatGPT và danh hiệu của vị Phật tiếp theo?

ChatGPT là một "chatbot" trí tuệ nhân tạo, cách tổ chức các cuộc giao lưu giữa con người với "phần mềm chatbot". Bây giờ, cụ thể Thiền (Zen) thì ChatGPT sẽ đưa kết quả gì khi chúng tôi đưa ra những Công án hay những câu Thoại đầu?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

ChatGPT là một “chatbot” trí tuệ nhân tạo, cách tổ chức các cuộc giao lưu giữa con người với “phần mềm chatbot”. Bây giờ, cụ thể Thiền (Zen) thì ChatGPT sẽ đưa kết quả gì khi chúng tôi đưa ra những Công án hay những câu Thoại đầu?

Tác giả: Thiền giả Martin Goodson
Việt dịch: Truyền Phước
Nguồn: The Zen Gateway

Đây có phải là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI revolution), nó sẽ giải phóng nhân loại hay bắt nhân loại nô lệ nó? Hoặc có thể đây là vị Phật tiếp theo? Hãy tìm hiểu bài viết:

Nếu các bạn theo dõi tin tức công nghệ thì các bạn không thể bỏ lỡ sự cải tiến mới nhất đang tạo nên sự tuần hoàn, đó là ChatGPT.

ChatGPT là một “chatbot” trí tuệ nhân tạo, được phát hành vào tháng 11 năm 2022. Bất kỳ ai viết blog, podcast hoặc bài viết trực tuyến hay đăng ký các hoạt động trên không gian mạng, đều có thể ứng dụng chatGPT.

Các bạn muốn có sách hướng dẫn một loại sóng điện từ của các bạn sẽ như thế nào, nếu nó được viết theo phong cách của Tiểu thuyết gia người Anh, Jane Austen (1775 – 1817) hay không? Hãy đăng ký một tài khoản và các bạn có thể yêu cầu ChatGPT làm việc đó.

Dường như không có vấn đề gì khi công nghệ giúp con người khai thác nó để lấy giá trị theo cách của mình.

Lý do khiến các bạn có thể hỏi nó bất cứ điều gì là bởi nó giống như một công cụ tìm kiếm, trên thực tế, nó có thể thay thế các tìm kiếm phổ biến hơn trên Google hoặc Bing mà chúng ta đều biết và dựa vào.

Do đó, ChatGPT khai thác dữ liệu từ Internet để tạo ra nội dung: Hãy để nó lắng xuống trong giây lát, toàn bộ nội dung trên Internet bao gồm các bài đăng trên Facebook, các phương tiện truyền thông xã hội khác cũng như các thư viện trên thế giới, cơ sở dữ liệu, bài viết video và âm thanh, âm nhạc và kiến thức từ mọi trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên!

Tap chi Nghien cuu Phat hoc ChatGPT co phai la danh hieu Phat tiep theo 1

Vì thế, chúng tôi chắc chắn phải tham gia vào hành động này và tri ân Nick Julius vì đã thực hiện công việc chân tay này để xem liệu ChatGPT có thể phục chế một số tác phẩm kinh điển Phật giáo cho chúng ta không?

Mời các bạn hãy cùng xem ChatGPT đã suy diễn ra điều gì. . .

Ghi lại một số câu Kinh Pháp cú (Dhammapada) – những câu kệ tuyệt diệu của đạo Phật.

Tâm trí là tiền thân của tất cả các trạng thái,Với một tâm trí thuần khiết,
người ta có thể chinh phục bất kỳ số phận nào.
Như người ta nghĩ, vì vậy người ta trở thành,Do đó,
số phận của một người không bao giờ được hoàn tác.

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

Ok, tôi có thể thấy cái này được dỡ bỏ từ đâu. Đó là sự trùng tuyên lại Kinh Pháp Cú 01 – Phẩm Song Yếu. Tôi không tin về ‘số phận’ (fate) đó là một khái niệm không có trong Phật giáo, nhưng có lẽ tôi không khắt khe, tôi chắc chắn đã thấy những cách dịch tệ hơn (worse) như những danh từ ‘tội lỗi’ (sin) hay ‘tà ác’ (evil) trong các bản dịch Thánh điển Phật giáo từ tiếng Anh.

Hãy làm thử lần nữa nhé!

The fool who thinks he knows it all,
Will surely stumble and fall.
But the wise who’s always keen to learn,
Will grow and evolve at every turn.

Kẻ ngu xuẩn nghĩ rằng mình hiểu biết
Chắc chắn sẽ mắc phải sự sai lầm và sự suy sụp
Nhưng người sáng suốt luôn ham học hỏi,
Sẽ dần dần đổi hướng phát triển và tiến hoá.

Có thể với những gieo âm vận vần điệu? Có lẽ ChatGPT cho rằng Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có thể được hưởng lợi với một số ý kiến đóng góp từ Pam Ayres. Với cái này, tôi không ấn tượng lắm bởi nó mang lại mạnh mẽ cho tôi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc ChatGPT co phai la danh hieu Phat tiep theo 3

Được rồi – Hãy chuyển sang thứ khác.

Phần tiếp theo này dành cho những người đam mê liên tôn, các bạn biết đấy, về việc những người tiếp tục yêu thích tất cả các tôn giáo về cơ bản đều nói những điều giống nhau…

Hãy tưởng tượng đức Chúa Giêsu và đức Phật cùng bên nhau ấm trà thắm tình bạn đạo Từ bi, Bác ái, ăn bánh và thảo luận về Thần học. Viết kịch bản dưới dạng giao lưu tâm tình mà các Ngài có thể dẫn lộ đến giác ngộ và tự do.

Bối cảnh: Một khu vườn cảnh trí nên thơ. Đức Chúa Giêsu và Đức Phật ngồi đối diện nhau trên một chiếc bàn nhỏ và bên nhau thắm tình đạo hữu, cùng thưởng trà ăn bánh ngọt.

Đức Chúa Giêsu: (với nụ cười tươi) Rất hân hạnh được gặp Ngài, Sakya Muni Buddha.

Đức Phật: (Mỉm cười đáp lại) vâng, mến chào Chúa Giêsu.

Đức Chúa Giêsu: (Rót trà) mời và hỏi rằng, Ngài dẫn lộ đến giác ngộ như thế nào?

Đức Phật: Con đường đưa đến giác ngộ là Bát Thánh đạo, bao gồm Chánh kiến (Right View), Chánh Tư duy (Right Thought), Chánh ngữ (Right Speech), Chánh nghiệp (Right Action), Chánh mạng (Right Livelihood), Chánb Tinh tấn (Right Effort), Chánh niệm (Right Mindfulness) và Chánh định (Right concentration).

Đức Chúa Giêsu: (Gật đầu) Điều đó nghe rất giống với lời giảng dạy tại Vương quốc Thiên đường của Đức Chúa Trời, bao gồm việc kính yêu Đức Chúa Trời và yêu người lân cận như chính mình.

Đức Phật (nhấp một ngụm trà tươi mát): Đúng vậy, cả hai lộ trình đều nhấn mạnh tầm quan trọng của Từ bi tâm, lòng Bác ái và Chánh niệm. Không có lòng bi mẫn, chúng ta không thể trau dồi trí tuệ cần thiết cho sự giác ngộ.

Đức Chúa Giêsu (ăn bánh): Tôi không thể bằng lòng nhiều hơn được. Trong lời rao giảng của tôi, lòng Bác ái là trọng tâm của tất cả những gì chúng tôi làm. Và bằng cách yêu thương những người xung quanh như chính mình, chúng ta nuôi dưỡng lòng Bác ái và phá vỡ rào cản ngăn cách giữa chúng ta.

Đức Phật (mỉm cười hoan hỷ): Đúng vậy, tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau và hành động của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Đức Chúa Giêsu (gật đầu): Cũng vậy, hành động của chúng ta có thể đưa chúng ta đến gần với đức Chúa Trời hoặc xa cách Ngài hơn. Chúng ta phải cố gắng sống một cuộc sống đẹp lòng đức Chúa Trời.

Đức Phật (rót thêm trà): Thật vậy, chúng ta phải nỗ lực với cuộc sống ung dung trong ràng buộc vì thấy rõ không có cái gì là không ràng buộc và tự tại giữa những nỗi khổ niềm đau. Điều quan trong là tách mình ra khỏi những dục vọng thấp hèn, bởi nó vốn là gốc rễ của mọi khổ đau.

Đức Chúa Giêsu (nhấp một ngụm trà): Tôi hiểu rồi. Trong những lời tuyên thuyết Diệu pháp Như Lai, tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gột rửa những dục vọng trần tục và tập trung vào cuộc sống vĩnh cửu với đức Chúa Trời.

Đức Phật (mỉm cười): Vâng, cả hai chúng ta đều cùng chỉ ra Sự thật (Chân lý) – rằng sự Tự do, Bình đẳng, Giác ngộ thực sự đến việc chuyển hóa cái tôi cá nhân ích kỷ thành Vô ngã vị tha và phó thác bản thân cho một quyền năng cao cả hơn.

Đức Chúa Giêsu (mỉm cười đáp lại): Amen về điều này. Chúng tôi có thể với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả hai chúng ta đều tìm cách dẫn dắt mọi người đến cuộc sống bình yên, vui tươi và hạnh phúc hơn.

Đức Phật (gật đầu): Quả thực, cả hai chúng ta đều là Sứ giả cùng một Chân lý phổ quát.

(Hai vị đồng nêu cao chủ nghĩa Từ bi, Bác ái tiếp tục thưởng Trà đạo và bánh trong thiền định, mỗi người đều trong Chính Tư duy, Chính niệm của riêng mình, thống nhất trong sự hiểu biết chung về con đường dẫn đến Giác ngộ, Tự do, Bình đẳng). . . .

Tuyệt vời, thưa các bạn, ai biết rằng đức Phật và đức Chúa Giêsu bên nhau ấm trà thắm tình đạo vị và trò tâm sự với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh hay tiếng nói của quốc gia nào đó!

Các bạn đừng hiểu lầm tôi, tôi và nhiều bạn bè của tôi không có thành kiến.v.v. . . Tôi nghĩ điều đó thật đơn giản.

Đây là một cuộc giao lưu tâm tình đạo hữu, nói đúng những từ khóa nhưng tôi không có ấn tượng rằng các bề trên đang nói chuyện với nhau? Các bạn có không?

Dù sao đi nữa, thực sự tôi rất vui khi đức Phật và đức Chúa Giêsu cùng bên nhau ấm trà thắm tình đạo hữu, cùng ăn bánh trong vườn Thiên đường, toả ngát hương Từ bi, Trí tuệ.

Bây giờ hãy cụ thể Thiền (Zen). ChatGPT sẽ đưa kết quả gì khi chúng tôi đưa ra những Công án hay những câu Thoại đầu?

Viết một số Công án hay câu Thoại đầu nguyên bản theo phong cách Vô Môn quan. Sau đó, đưa ra sự trắc nghiệm sở ngộ của thiền sinh.

Một vị tăng sĩ hỏi: Thế nào là lộ trình giải thoát?

Đáp: Giải thoát không phải ở lộ trình, nhưng là một sự giải thoát. Đó là giải thoát hết mọi ràng buộc và khái niệm, luôn an trú trong hiện tại mà không chấp thủ hay buông xả bất cứ điều gì.

Câu hỏi rất công bằng và có một số công án mà người ta thắc mắc một câu như thế này, cho đến nay vẫn chưa thoả đáng. Tuy nhiên, câu trả lời thì vô nghĩa và trình bày quá nhiều cho một công án. Đó là một lời dạy nhưng điều này tôi không thể thấy sớm được đưa vào tác phẩm “Vô Môn Quan” (Mumonkan) hoặc tác phẩm “Bích Nham Lục” (Blue Cliff Record).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc ChatGPT co phai la danh hieu Phat tiep theo 4

Hãy thử một vài câu hỏi khác:

Một vị tăng sĩ hỏi: Thế nào là bản chất của Thiền?

Đáp: Cốt tuỷ của Thiền giống như ngọn lửa trí tuệ. Bởi nó không phải là một học thuyết hay một triết lý, mà là sự trực nhận về bản chất thực sự của con người, vượt thoát mọi sự phân biệt và nhị nguyên. Nhận ra Thiền là Thiền, sự hiện diện trọn vẹn và tham gia vào từng khoảnh khắc, không bám víu hay trốn tránh bất cứ điều gì.

Một lần nữa, câu hỏi rất hay và nghi tình về bản chất của Phật giáo, Phật là tiêu chuẩn trong nhiều công án Thiền. Khối nghi tình phá vỡ liền hoát nhiên chứng ngộ ý chỉ của Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma, trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật qua bài kệ bốn câu:

敎 外 別 傳
不 立 文 字
直 指 人 心
見 性 成 佛

Giáo ngoại biệt truyền,
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến Tính thành Phật.

Dịch:

Giáo ngoại biệt truyền đạo tự nhiên,
Chẳng dùng văn tự để tương truyền,
Tâm người trực chỉ vào đáy thẳm,
Kiến tính thành Phật. (Phật tính hiện lên)

Hãy đối chiếu điều này với một công án thực sự khi một vị tăng sĩ hỏi Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897):

Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang?

Triệu Châu đáp: Cây bách ở trước sân.

Thiền công án, tham thoại đầu có tác dụng làm ngưng lại dòng tâm ý thức (thường lưu) trôi chảy liên tục trong tâm con người từ thời vô thủy.

Lịch đại Tổ sư Thiền tông dùng cơ xảo để làm cho đương cơ bật ngược lại, vượt qua bức màn vô minh từ thời vô thủy, vượt qua luôn bờ bên kia của vô thủy vô minh, hoàn toàn giác ngộ, như vàng đã tôi luyện, loại bỏ hết tạp chất. Loại phản ứng đặc biệt này không có trong các công án do trí tuệ nhân tạo (AI) kiến tạo.

Vì thế, ở đây chúng ta biết, quan điểm của tôi đó là về ChatGPT. Đó là một công cụ thông minh. Tuy nhiên, không chắc đức Phật sẽ sớm trao truyền y bát của Ngài cho chatbot này hay không.

Các bạn nghĩ sao?

Tác giả: Thiền giả Martin Goodson
Việt dịch: Truyền Phước
Nguồn: The Zen Gateway

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường