Trang chủ Đời sống ChatGPT và Phật giáo Dấn thân vào Xã hội (Phần II)

ChatGPT và Phật giáo Dấn thân vào Xã hội (Phần II)

ChatGPT của Open AI, Bard của Google và Bing của Microsoft, báo trước sự khởi đầu của một loạt thách thức hoàn toàn mới đối với khả năng nhận thức dựa trên giá trị.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

ChatGPT của Open AI, Bard của Google và Bing của Microsoft, báo trước sự khởi đầu của một loạt thách thức hoàn toàn mới đối với khả năng nhận thức dựa trên giá trị.

Tác giả: Dexter Cohen Bohn
Việt dịch: Thích Vân Phong

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội

Phần 1, chúng ta bắt đầu từ phần chúng ta dừng lại với “Kinh Kalama” (Đức Phật Dạy 10 Điều Đừng vội tin cũng đừng vội bài bác).

Trong kinh tạng Pali, còn được gọi là lời Kinh Phật thuyết cho người dân bản xứ Kesaputta, thường được gọi là người Kalama, bài kinh này, đức Phật kể lại cuộc gặp gỡ giữa những những người dân Kalama đang bối rối – cư dân sinh sống tại Kesaputta (nay là thị trấn Kesariya ở Bihar, Ấn Độ hiện đại) – và đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người dân Kalama bản xứ Kesaputta thành kính đảnh lễ thỉnh cầu đức Phật cho lời khuyên về cách nhận biết chân lý một cách đúng đắn, giữa tăng đoàn thanh tịnh hoà hợp vân du hoá duyên qua địa phương của họ, mỗi người đều tuyên bố đã tìm ra con đường chân chính, trong khi lại chê bai những con đường khác.

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội (II)

Sự hỗn loạn ở Quảng trường Thị trấn. Được tạo bởi BingAI

Đáp lời thỉnh cầu của họ, đức Phật đưa ra một nhận thức toàn diện, ánh sáng bao gồm quang phổ điện từ hồng ngoại đến gần cực tím, hoặc tất cả các bước sóng hữu ích cho sự sống thực vật hoặc động vật (toàn phổ; Full-spectrum), khuyến khích tuần tự sự ứng dụng khối óc, trái tim và trí thông minh thể chất vào nhiệm vụ tạo ra cảm giác mạch lạc. Bắt đầu từ tâm trí, người ta đưa ra lời kêu gọi chủ nghĩa kinh nghiệm hợp lý được đưa ra rằng, mặc dù rất quan trọng, nhưng lại thường được chọn lọc từ văn bản như bằng chứng khoa học làm nền tảng cho tư tưởng Phật giáo:

“Này người Kalama, các con có những nghi ngờ! Đương nhiên, này người Kalama, các con có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các con đương nhiên khởi lên phân vân.

Này người Kalama, các con chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần; chớ có tin chỉ vì đó là truyền thống; chớ có tin bởi vì đó là lời đồn; chớ có tin bởi vì điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng; chớ có tin bởi vì nó nghe có vẻ hợp lý; chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với một hệ thống triết lý, tư tưởng; chớ có tin bởi vì lý luận logic và suy diễn; chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với quan điểm của mình; chớ có tin bởi vì người nói điều đó có vẻ là người đáng tin; chớ có tin bởi vì người đó là thầy của mình.

Nhưng này, người Kalama, khi các con tự mình biết rằng, những hành động này là bất thiện, là đáng chê trách, bị người trí chỉ trích, những hành động này khi chấp nhận và thực hiện sẽ dẫn đến gây hại, bất hạnh và đau khổ, thì này người Kalama, các con hãy từ bỏ những hành động ấy”.

Ngay cả ở đây lưỡi trượt logic được yêu thích cũng được nhấn mạnh là không đủ cho nhiệm vụ thu thập kiến thức đích thực. Cần có những công cụ nhẹ nhàng hơn, tâm hồn giàu cảm xúc hơn để thu hẹp khoảng cách giữa khái niệm tư duy và cảm nhận thực tế, vì chỉ ở điểm giao thoa này, kiến thức mới thực sự phù hợp với chất lượng cuộc sống:

“Này người Kalama, các ngươi hoài nghi, hoang mang là phải, vì vấn đề ấy rất khả nghi. Hỏi người Kalama, đừng để bị lôi cuốn bởi những lời thuật lại, hay bởi truyền thuyết, hay bởi những lời đồn. Đừng để bị dắt dẫn bởi thẩm quyền kinh điển, hay bởi lý luận suy diễn, hay bởi những bề ngoài đáng tin, hoặc bởi lạc thú tư duy về các quan điểm, hay bởi những gì có vẻ hữu lý, hay bởi ý nghĩ: ‘Đây là thầy ta.’ Nhưng hỏi người Kalama, khi nào các ngươi tự mình biết một việc gì là bất thiện, sai, xấu, thì hãy dứt bỏ… và khi các ngươi tự mình biết một điều gì là thiện, tốt, thì hãy chấp nhận, đi theo”.

Dựa trên dựa trên các quy tắc đạo đức, nhằm mục đích không chỉ hùng dũng nói lên sự thật mà còn chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau, đức Phật đưa ra một quá trình sàng lọc thông tin, nhằm hướng dẫn nhận thức của một người thoát khỏi ảo ảnh và hòa nhập vào Diệu pháp Như Lai – hay quy luật tự nhiên.

Như vây, ‘tam độc’ tham, sân, si được viện dẫn như một đề mục thực tế để nhận biết rõ ràng thông tin nào là hữu ích và thông tin nào có hại:

Đức Phật lặp lại như vầy về những hành động không để tam độc tham, sân, si sai khiến:

“- Này người Kalama, các người nghĩ thế nào, khi không tham, không sân, không si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Khi có người không bị tham sân si chinh phục, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Các Ông nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

– Là thiện, bạch Thế Tôn.

– Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

– Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

– Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

– Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

– Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

– Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy chứng đạt và an trú! Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc”.

Theo dòng chảy tư duy này, tâm trí của một người thâm nhập vào lĩnh vực khái niệm tư duy, để trực tiếp tham gia vào cảm giác, nơi phân tích dựa trên tâm hồn, làm rõ những niềm tin và hành động, trợ duyên tốt nhất cho hạnh phúc cá nhân và tập thể.

Theo nghĩa này, rõ ràng cho thấy bài kinh đã bối cảnh hóa, cách tiếp cận chân lý của đạo Phật như một thực hành tâm linh, liên quan đến sự liên kết toàn diện của tư duy, cảm giác và hành vi, những thành quả mà chúng tôi đã xác nhận trong phòng thí nghiệm, của chính bản thân kinh nghiệm.

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội (II)

Tích hợp thông tin ổn định . Được tạo bởi BingAI.

Chúng ta cần trở thành người dân Kalamas hiện đại

Là sự giáo dục toàn diện cho sự nhận thức dựa trên giá trị, Diệu pháp âm của đức Phật với người dân Kalama ngày càng phù hợp với cuộc sống hiện đại, chúng ta đang chìm đắm trong một hệ sinh thái thông tin quá ô nhiễm, và khó hiểu đến mức phần lớn chúng ta đã cam chịu cái gọi là báo chí, truyền thông trong thời đại “hậu – sự thật“.

Các kỹ năng thực tế về nhận định đang nhanh chóng biến mất khi việc say mê các chế độ dinh dưỡng theo yêu cầu với “nội dung” được điều chỉnh tinh vi, đang tiêu hao nhận thức của chúng ta.

Lượng thông tin tràn ngập mỗi ngày khiến chúng ta khó phân loại thông tin đáng tin cậy từ nhiều nguồn thông tin bịa đặt, mà sự nhồn nhét bản thân chúng ta với sở thích thiêng liêng – vấn đề duy nhất là chúng ta không thực sự lựa chọn thông tin mình tiếp nhận, khả năng hiểu biết trí tuệ nhân tạo.

Các thuật toán giữ cho nhãn cầu của chúng ta dán chặt vào nguồn cung cấp tin tức vô tận, biết rõ nỗi sợ hãi, hy vọng và khúc mắc của chúng ta hơn bất kỳ nhà trị liệu tâm lý hoặc chuyên gia nào. Nhưng thay vì xoa dịu căng thẳng hoặc hướng chúng ta đến cái nhìn sâu sắc, những người bạn tâm tình trở nên nghẹt thở này lại có nhiệm vụ khuếch đại sự thèm muốn khiến chúng ta không còn hứng thú.

Các nền tảng như TikTok, Instagram và Twitter được thiết kế có chủ ý, nhằm giúp chúng ta làm chuyển động những cuộn giấy gói kẹo cây gậy (candy cane) vô tận của ý thức có nền tảng, những khung cảnh phản chiếu của nhưng ‘cái tôi’ méo mó đang tái sinh sau mỗi lần vuốt ngón tay cái.

Nhắc lại sự hỗn loạn ở Kesaputta, địa phương của người Kalama, chúng ta phải tích cực đặt câu hỏi về những nhóm kỳ lạ gồm những ‘giáo viên’ hay ‘những kẻ lừa đảo’ lôi cuốn, những người hiện đang lộn xộn quanh quảng trường thị trấn ảo của chúng ta và phát ra những ‘sự thật’ phức tạp đến mức khiến trái đất trở nên bằng phẳng và toàn bộ lịch sử quốc gia bị xoá bỏ và phải chép lại.*

Đây chỉ là phương tiện truyền thông xã hội, tiếp xúc lần đầu tiên của nhân loại với trí tuệ nhân tạo AI trên quy mô lớn.

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội (II)

Sự phân biệt trong thời đại hậu sự thật. Được tạo bởi BingAI

Sự nhận thức rõ trong thời đại AI

Năm nay, 2023, đánh dấu tiếp xúc lần thứ hai của chúng tôi, nhưng giờ đây chúng tôi đang chơi một trò chơi khác. Sự phát triển nhanh chóng của các mô hình ngôn ngữ lớn (Arge language model; LLM) tiên tiến, chẳng hạn như ChatGPT của Open AI, Bard của Google và Bing của Microsoft, báo trước sự khởi đầu của một loạt thách thức hoàn toàn mới đối với khả năng nhận thức dựa trên giá trị.

Arge language model (LLM), hay còn gọi là mô hình ngôn ngữ lớn, có nghĩa là một loại mô hình ngôn ngữ được đào tạo bằng cách sử dụng kỹ thuật học sâu trên các tập dữ liệu văn bản rất lớn. Những mô hình này có khả năng tạo ra văn bản tự nhiên giống với cách con người viết và thực hiện các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên khác nhau.

Cho đến thời điểm này, các thuật toán điều khiển phương tiện truyền thông xã hội chỉ chịu trách nhiệm phổ biến dữ liệu – tức là bộ lọc và ưu tiên nội dung cho người dùng trên bất kỳ nền tảng nhất định nào.

Hiện nay sở hữu các công thức và tập dữ liệu để hiểu hợp lý, ngữ pháp và theo ngữ cảnh, trí tuệ nhân tạo có khả năng xây dựng dữ liệu – nghĩa là khả năng tập hợp các điểm dữ liệu khác nhau theo cách mới, phong phú và ý nghĩa liên quan có thể được gợi ra nhanh chóng.

Ngoài công cụ tìm kiếm quen thuộc chỉ đưa ra các điểm dữ liệu có liên quan mà tâm viên ý mã (monkey minds) của chúng ta cần phải cùng nhau giải đố, Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), là những cỗ máy tường thuật được trang bị khả năng sắp xếp mớ dữ liệu đó thành các gói ngôn ngữ mạch lạc, bắt chước quá trình nhận thức của chính chúng ta.

Các phản hồi phức tạp được tạo ra bởi các công cụ ChatGPT có thể khiến nhiệm vụ phân biệt chính xác trở nên dễ dàng hơn nhiều hoặc gần như không thể thực hiện được, sự lựa chọn tuỳ vào chúng ta.

Chúng ta sẽ khám phá câu hỏi này sâu hơn, nhưng hiện tạo chúng ta hãy quay lại bài kinh kể chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước để có một số bài học thực tế.

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội (II)

Lướt sóng kỹ thuật số. Được tạo bởi BingAI

Ba lời giáo huấn của đức Phật để tạo khả năng cảm thụ kỹ thuật số

Đang theo đuổi sự dấn thân giáo hoá của đức Phật cách nay 2.600 năm, chúng ta phải nhận ra rằng việc Khả năng cảm thụ (Sense making) có nghĩa là thu hẹp những khoảng trống trong nhận thức của chúng ta. Những khoảng cách này được điều hoà bởi các phương thức liên quan đến thế giới theo thói quen, cho dù đó là thông qua phân tích trí tuệ hay cảm xúc mạnh mẽ, thông qua việc liên tục củng cố các sở thích của bản thân, chúng ta bắt đầu chuyển từ “hoàn hảo (good) đến “tồi tệ (bad) với ít sự ổn định.

Dòng chảy tràn ngập bởi phương tiện kỹ thuật số mà chúng ta sử dụng hàng ngày tiếp thêm động lực cho quá trình này, thường cuốn chúng ta xuôi dòng trước khi chúng ta có thể thực hiện sự hấp thụ được những gì được tiêu thụ. Nhận thấy mô hình này là bước đầu tiên để lấy lại sự ổn định nhưng nó đòi hỏi sự siêng năng và chú ý cẩn thận để duy trì nền tảng:

* Chú ý đến dục vọng làm chuyển động, ngay lập tức nhận ra sự khao khát của các bạn để biết thêm thông tin và đảm nhiệm các vị trí khác nhau của nó. Lòng tham lam không đáy nhiều hơn chính là tốc độ khiến cho toàn bộ lượng vòng này trị giá hàng tỷ đô la.

* Ngay cả việc nghỉ ngơi thêm năm giây trên một bài đăng mà lẽ ra các bạn sẽ lướt qua cũng là một cách thực hành có giá trị để tăng cường sự hiện diện trong lĩnh vực kỹ thuật số. Hãy nhớ rằng: người chia sẻ cảm thấy nó quan trọng đối với họ và rốt cuộc đây là ‘thân hữu’ của các bạn, phải không?

2. Các bạn cảm giác thế nào (tâm hồn)

* Thông tin này đã khơi dậy sự tức giận, sợ hãi, ghen tỵ, cảm hứng không?

* Những cảm giác này hỗ trợ sức khoẻ của các bạn như thế nào?

* Phương tiện truyền thông xã hội có chủ ý kích thích chúng ta bằng những cảm xúc mãnh liệt vì đây là cách đáng tin cậy nhất để duy trì nhận thức của chúng ta.

* Hãy theo kịp làn sóng cảm xúc đang dâng trào này khi các bạn thực hiện, đây là cơ hội tuyệt vời để khám phá bản thân qua lăng kính của một thuật toán.

3. Tôi có làm như thế không? (Bàn tay)

* Những giá trị nào đang được diễn ở đây? Họ có phù hợp với của riêng tôi?

* Lời nhắc nhở thiết thực này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về ý nghĩa thực sự nằm ở đâu đối với bạn, thay vì làm mất đi cốt truyện trong dự đoán của người khác.

Những mũi nhọn này được cung cấp dưới dạng các bộ lọc được đề xuất mà người ta có thể thử nghiệm trong chuyến hành trình tiếp theo qua đám mây. Lấy cảm hứng từ bài kinh kể chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta, người ta hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều học viên sẽ chân thành dấn thân vào nhiệm vụ ngày càng khó khăn là tạo ra những điều tốt đẹp, chân thành trong thời đại thuật toán này.

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội (II)

Sự rõ ràng của phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Được tạo bởi BingAI

Chú thích: * Lịch sử được viết lại: Thông tin sai lệch kỹ thuật số đang bóp méo sự thật ở Philippines (IRI) như thế nào.

Tác giả: Dexter Cohen Bohn
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 佛門網

ChatGPT và Phật giáo dấn thân vào xã hội (I)

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường