Trang chủ Bạn đọc Cá nhân, tổ chức nào có khả năng công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”?(*)

Cá nhân, tổ chức nào có khả năng công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”?(*)

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sự thành đạo của đức Phật đã mở ra cánh cửa bất tử cho các chúng sinh phàm phu, đã xua tan màn vô minh đen tối và đã mang lại tuệ giác cho sự sống. Cuộc đời của đức Phật vô cùng vĩ đại. Tâm hành của đức Phật vượt khỏi logic và ngôn ngữ.

Tác giả: Phật tử An Tường Anh

Thời gian gần đây, chúng ta thấy dư luận đã nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của một vị Thượng tọa về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.

Việc đề xuất này có thật sự hợp lý và đúng với chức năng nhiệm vụ của tổ chức UNESCO hay không, chúng ta hãy cùng phân tích dựa trên những lý giải sau đây:

1. Sự giác ngộ của đức Phật là gì?

Theo nghĩa Hán Việt, giác ngộ chính là sự thức tỉnh và hiểu rõ ra một chân lý nào đó. Hay nói cách khác, giác ngộ là sự hiểu biết không chỉ bằng lý luận, tri thức mà còn cả kinh nghiệm sống thực tế và cảm nhận sâu xa. Vì thế giác ngộ còn được gọi là tuệ giác. Tuy nhiên, để giải thích đơn giản hơn nữa. Giác ngộ chính là khi ta từ bỏ đi những thói xấu của mình để hướng tới lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là sự giác ngộ của đạo Phật. Bởi trong đạo Phật, giác ngộ là sự thấu hiểu sự thật về con người từ thuở ban sơ cho đến cuối cùng và ngộ ra điều từ xưa đến giờ con người chưa từng biết, chưa từng đạt tới.

Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vào ngày mùng 8 tháng Chạp, sự Giác ngộ của Phật là tối tôn, tối thắng, tối thượng…là bất khả tư nghì.

Sự giác ngộ của đức Phật được phân tích dưới sự vận dụng các giá trị thực tiễn từ kinh nghiệm thành đạt của đức Phật vào đời sống thường nhật, dưới đây là 5 điểm chính về sự giác ngộ của đức Phật được lý giải như sau:

Thứ nhất, sự giác ngộ của đức Phật là kết quả của một quá trình huấn luyện một cách toàn hảo về đời sống đạo đức, thực hành thiền định và phát huy trí tuệ. Ở đây, hoàn toàn không có yếu tố tha lực hay siêu nhiên hoá. Sự kiện đó cho thấy con đường giác ngộ mà đức Phật tự mình đã đi qua và truyền lại cho chúng sinh từ bao thế kỷ nay là con đường mà bất kỳ con người nào cũng có thể thực hiện được, bất luận vị trí xã hội, giới tính, tuổi tác, chủng tộc và màu da của người đó.

Thứ hai, sự giác ngộ của đức Phật được mô tả như là sự chiến thắng các đội ma quân “nội tâm” hơn là các ma quỷ bên ngoài. Bọn ma quân đó chính là các phiền não, lậu hoặc và các căn bản bất thiện. Chính nhờ sự vượt qua các quân ma nội tâm này mà Bồ-Tát Tất-Đạt-Đa đã trở thành bậc giác ngộ viên mãn đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Thứ ba, với tư cách là người giác ngộ, là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã khám phá ra con đường giác ngộ, đức Phật thường được mô tả như là “bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, bậc khai đạo và bậc thiện xảo về đạo” hay là bậc vĩ nhân, là người kỳ diệu có một không hai trong lịch sử nhân loại: “người đã dựng lại những gì đã bị ngã, lật ngửa lên những gì đã bị úp xuống, soi ánh sáng vào những chỗ tối tăm.” Điều này hàm ý rằng đức Phật sẽ không thể ban tặng thành quả giác ngộ và giải thoát cho ai. Để giác ngộ như đức Phật, những người con Phật hôm nay và mai sau phải tự mình vững bước trên con đường giác ngộ mà đức Phật đã khai sáng. Mọi hành vi cầu khẩn, lạy lục, van xin ơn cứu rỗi của đức Phật không chỉ phản ánh thái độ yếu đuối của bản thân, mà nguy hiểm hơn còn góp phần làm cho con người hiểu sai lời dạy cao quý của đức Phật về nguyên lý nhân quả.

Thứ tư, các bài viết cũng còn gặp nhau ở một điểm nữa là tất cả đều vận dụng các giá trị thực tiễn từ kinh nghiệm thành đạt đạo quả giác ngộ vô thượng của đức Phật vào đời sống thường nhật, dưới nhiều góc độ khác nhau, cũng như sự ứng dụng giáo pháp vào các ngành học hiện đại như đạo đức học, tâm lý học, triết học, xã hội học, chính trị học, sinh thái học v.v. . .Có như vậy sự tưởng niệm sẽ trở nên thiết thực và đầy ý nghĩa của giải thoát.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Ca Nhan To Chuc Nao Co Kha Nang Cong Nhan Su Giac Ngo Cua Duc Phat 1

Thứ năm, điểm gặp nhau khác của các bài viết là phần lớn các tác giả đều không nhìn đức Phật là người thị hiện của chư Phật trong quá khứ, như các nhà Phật học Trung Hoa đã từng quan niệm. Nói cách khác, theo các tác giả, cách tiếp cận và giải thích sự kiện đức Phật thành đạo từ một phàm phu do nỗ lực thiền định đúng cách, sẽ mang lại nhiều giá trị đạo đức, hơn là cách giải thích đức Phật đã thành đạo từ vô lượng kiếp về trước (Kinh Pháp Hoa) hay sự thành đạo của đức Phật ở hiện tại chỉ là một sự thị hiện để độ chúng sinh ở cõi Ta-bà này.

Sự thành đạo của đức Phật đã mở ra cánh cửa bất tử cho các chúng sinh phàm phu, đã xua tan màn vô minh đen tối và đã mang lại tuệ giác cho sự sống. Cuộc đời của đức Phật vô cùng vĩ đại. Tâm hành của đức Phật vượt khỏi logic và ngôn ngữ. Do đó, sự tìm hiểu và giải thích về đức Phật và đạo Phật cứ nghiễm nhiên diễn ra bất tận.

Đức Phật chứng đắc giác ngộ tối thượng từ một con người phàm, nhờ vào các phương pháp thiền định chân chính. Đức Phật thành đạo là một quá trình chuyển hoá tâm linh từ phàm phu thành thánh nhân. Đức Phật đã trải qua sự tu tập của Nhân thừa, rồi đến Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ-tát thừa để chứng được Phật quả.

Con đường giác ngộ của đức Phật bắt nguồn từ sự phát tâm của một phàm phu hướng đến quả vị giác ngộ mà ta thường gọi là phát tâm Bồ-đề, trải qua 52 chặng đường của các cấp độ tu tập Bồ-tát hạnh, kết thúc ở quả vị giác ngộ tối thượng chính đẳng chính giác. Nói cách khác, con đường giác ngộ theo kinh Hoa Nghiêm là con đường dấn thân của một vị Bồ-tát vào đời khổ đau để chuyển hoá các đau khổ của chúng sinh thành hạnh phúc.

Giác ngộ là tuệ tri, ba minh, tứ diệu đế, lý nhân quả, lý duyên khởi, vô thường và vô ngã, tính không của mọi hiện hữu, hàng phục ma quân tham sân si, bản chất như thị của các pháp. Với trí tuệ về tám điều quan trọng này, một hành giả được xem là một bậc giác ngộ, sống vượt lên trên và giải thoát khỏi mọi trói buộc ở đời. Con đường giác ngộ được trình bày trong bài viết này là con đường thánh gồm tám yếu tố hoặc còn được gọi là con đường trung đạo, xa lìa và vượt lên trên các phương thức nhị nguyên cực đoan. Người học Phật không nên xem kinh điển là những bản nhạc hát lên khi hứng khởi mà là ánh sáng soi đường thực nghiệm tu tập. Do đó, người học Phật phải là người tu Phật, thoát khỏi các phiêu lưu tri thức, thoả mãn hiếu kỳ hay tranh luận khoái khẩu.

Bài nghiên cứu “Quả Vị Giác Ngộ dưới Cội Bồ Đề” của Đại đức Thích Nguyên Hiền đã đề cập đến bốn vấn đề mấu chốt của giác ngộ trong đạo Phật.

Thứ nhất, đứng trên lập trường tuyệt đối luận, tác giả đã lý giải “giác ngộ là một cái gì tối hậu, tuyệt trù, chỉ có người giác ngộ mới hiểu hết chiều sâu của nó.” Thứ hai, theo tác giả ba minh và sáu thông là một trong những kinh nghiệm giác ngộ mà đức Phật đã đạt được như dấu hiệu chỉ cho sự trở thành toàn giác của Ngài. Tác giả cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về các học thuyết này trong nguồn văn học A-hàm, rất đáng cho độc giả lưu tâm. Thứ ba, tác giả đã trở về tương đối luận khi kết luận rằng giác ngộ là sự diệt trừ toàn vẹn dòng vô minh. Ngoài ra, tác giả còn đề cập sơ lược về ý nghĩa vốn-giác-ngộ (bản giác) và mới-giác-ngộ (thủy giác) của Phật giáo Đại thừa nhằm lý giải về bản chất giác ngộ của Phật.

2. Đối với Tổ chức UNESCO

Được thành lập năm 1945 tại Pháp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), hoạt động với mục đích “góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng những nội dung cơ bản về chức năng hoạt động của tổ chức UNESCO là công nhận những yếu tố mang tính “di sản” mà di sản là một hình thức tài sản được để lại có giá trị vật thể hoặc phi vật thể, mang tính sở hữu và ứng dụng từ thực tiễn, là sản phẩm tinh thần gắn với cá nhân hoặc cộng đồng, “vật thể” và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, được tái tạo qua nhiều thời kỳ và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản có thể về mặt vật chất hoặc tinh thần, sự lưu giữ và truyền đạt di sản ở góc độ hữu hạn còn sự giác ngộ của đức Phật mang tính vô lậu, là “Ngũ Uẩn Giai Không”. Vô lậu có nghĩa vượt lên mọi chi phối của phiền não, không còn rơi rớt trong thế gian, không còn khuyết điểm sai sót gì nữa, mọi phiền não đã được diệt sạch. Vô lậu thuộc pháp xuất thế gian.

Từ những điều trên, chúng ta thấy đề xuất của vị Thượng tọa nêu trên về việc đề nghị UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”, khi xét về quá trình hình thành và đặc tính thì sự giác ngộ của đức Phật đã vượt ra khỏi phạm vi và chức năng hoạt động của UNESCO, điều đó cho thấy UNESCO chưa phải là tổ chức có đủ yếu tố để công nhận đặc tính liên quan đến sự giác ngộ của đức Phật và phạm vi các tôn giáo khác bởi tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới hiện thực vào đầu óc con người, giải thích theo cách duy tâm, là hệ thống các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức…liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh thần bí, những thực tại xã hội mà con người đang gặp phải.

Vì vậy, tôn giáo mang tính chất duy tâm, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học và sự giác ngộ của triết lý Phật giáo mang tính thực chứng.

Phật tử An Tường Anh

* Bài viết có sử dụng một số thông tin tư liệu từ “Tuyển tập Phật thành đạo” (Bản chất con đường giác ngộ và các vấn đề thời đại), nguồn Tu viện Quảng Đức.

Chú thích: (*): Bài viết thể hiện quan điểm, cách tư duy, văn phong và ngôn ngữ riêng của tác giả, một phật tử sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

4 bình luận

Phật pháp nhiệm mầu.

Tâm Diệu 31/03/2024 - 10:45

Mặc dù đọc qua cũng chưa hiểu hết ý nghĩa bài viết nhưng tôi cũng nghĩ sự giác ngộ của Đức Phật là không ai có thể đủ năng lực công nhận. Cảm ơn TG. Mô Phật!,

Trả lời

kẻ lang thang tìm đọc

kẻ lang thang 30/03/2024 - 15:24

Ôi trời…cho đăng bài phản bác, rồi lại cho dăng bình luận chửi tác giả, ban biên tập này thật đáng sơ, thấy tội cho bạn tác giả này, xông xáo bảo vệ phật pháp là công đức nhưng mong bạn sớm giác ngộ, nhìn ra chân tướng những kẻ đang dùng bạn để làm con cờ, chúc tác giả ATA trí tuệ hơn, sớm nhìn ra người tốt kẻ xấu, nhìn ra được người lợi dụng chơi xấu mình mà dụng tâm cho đúng chỗ.

Trả lời

Tỉnh mê do ý thức mỗi người

Hoa Binh Jacy 30/03/2024 - 12:05

Bài này thấy năm 2023 mà nay thấy có người share bài viết lên Facebook để người ta vào đọc. Trả lời cho bình luận ở bên trên. thân ái.

Trả lời

Bình luận khiếm nhã và thiếu duy lý

Nhã Thanh 30/03/2024 - 08:14

Đạo Phật cốt lõi vẫn là Đạo Phật không có phân chia Đạo Phật mê tín và Đạo Phật giác ngộ bạn nhé. Mê tín hay giác ngộ là do ông thầy đang dẫn dắt bạn và do ý thức của bạn. Ý tưởng của ai thì cũng là ý kiến cá nhân, người khác không cần phải có sự công nhận của ai mới được giác ngộ, nên đừng bắt ép ai cũng phải tung hô. Tks.

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường