
Đố vui Phật học
Bộ câu hỏi về "ngũ trược"

"Ngũ" là 5, "trược" là những vẩn đục (như nước trong, lẫn đất bùn vào, thì nước mất trong sạch, đất mất ngăn ngại, hai bên lẫn lộn với nhau, thành ra nước đục. Ngũ trược nơi tự tâm cũng vậy, vẩn đục lọt vào làm mất sự thanh tịnh).
Ngũ trược chính là ám chỉ tới 5 thứ vẩn đục, ô uế ở cõi đời thế gian.
Ngũ trược gồm năm món:
(1). Kiếp trược: Là kiếp sống mê mờ, nhiều tội lỗi của chúng sinh, đặc biệt là tam độc tham, sân, si.
(2). Kiến trược: Cái thấy ô uế, nhiều định kiến, ác kiến, không thanh tịnh. Đời người có 5 ác kiến khiến con người khổ đau.
(3). Phiền não trược: Là sự vẩn đục bởi phiền não. Cụ thể phiền não đó chính là tam độc (tham, sân, si) và mạn (kiêu mạn), nghi (nghi ngờ). 5 thứ phiền não này là tâm sở bất thiện, chúng thường xuyên xuất hiện để làm rối loạn tâm chúng sinh.
(4). Chúng sinh trược: Là những chúng sinh cùng kiếp sống này với mình, cùng giống loài, vì nếu không cùng duyên nghiệp chung, sẽ không thể cùng sống với nhau trong 1 kiếp. Do 5 kiến trược và 5 phiền não trược cảm ứng với nhau, tương ưng về nhân, nghiệp mà tạo nên thân của từng loài, từng cá thể. Thân ngũ ấm có 1 hình hài nhìn được bên ngoài là sắc, còn lại nội tâm bên trong đều nhiễm vẩn đục của tà niệm.
(5). Mạng trược: Là cái thân mạng, cái xác mà ta đang mang là vẩn đục, không sạch sẽ. Thân mạng này còn ngắn ngủi, vô thường, không thể tự định đoạt cái chết, thường xuyên đau ốm (tứ đại không hài hoà).
5 thứ ác kiến gồm có: (1). Thân kiến - (2). Biên kiến - (3). Kiến thủ - (4). Giới cấm thủ - (5). Tà kiến
Thân kiến là cái thấy si mê chấp thân, cho rằng thân này là ta, là của ta, ái luyến cái thân, dục thân. Là sự chấp cho rằng thân mình cao quý hơn thân người khác, tốt đẹp hơn, xứng đáng được coi trọng hơn,... mà không biết rằng thân này do cha sinh, mẹ đẻ, do tứ đại hoà hợp (lửa, nước, gió, đất), do được nuôi dưỡng bởi thức ăn muôn loài, nước uống,… mới thành hình được. Thân này sinh - già - bệnh - chết, không thường hằng, bị hư hoại và thay đổi theo thời gian.
Thân chỉ nên quý trọng, không nên chấp thủ.
Là cái thấy chấp cực đoan vào 1 bên. Bên vĩnh hằng, thường hằng, có ngã (thường kiến); ví dụ người sinh ra là giai cấp bần tiện thì mãi mãi bần tiện, không có quyền chung sống với giai cấp cao hơn, chết đi rồi lại tái sinh làm giai cấp bần tiện. Còn một bên thì chấp vào đoạn diệt, chết là hết, không có quả báo, không có đời sau, chính vì cho rằng chết là hết nên không cần phải tu, tu không ích lợi gì, không có phước báu (đoạn kiến).
Giới cấm thủ là học theo giới luật một cách “thiếu hiểu biết”. Học giới, nhưng chỉ học ở mặt chữ, không hiểu lý do có giới, không hiểu bối cảnh, không hiểu cốt lõi, dẫn tới chấp thủ vào giới ở hình thức một cách mù quáng.
Một nhà sư nhìn thấy một cô gái đang đuối nước , nhà sư đó cứu cô gái lên bờ, nhờ đó mà cô gái còn sống, như vậy là đúng hay là sai? Và nếu giữ giới nam, nữ, nhà sư bỏ mặc cô gái đuối nước đó, thì có còn là từ bi hay không?
Giới nam nữ để tránh khởi tâm dục, chứ không phải bỏ mặc người gặp nguy nan, giữ giới để rèn tâm, thu phục tâm, không phải là bảo thủ chữ “giới”. Trong mọi hoàn cảnh cần phải quán xét trí tuệ về hoàn cảnh, về hành vi và tâm của mình.
Kết quả
0/0
0% người tham gia có số câu trả lời đúng giống bạn
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Bộ câu hỏi về "Ngũ uẩn"
Ngũ uẩn là một trong những khái niệm nổi bật trong giáo lý Phật giáo, để biết thuật ngữ này nói về điều gì, kính mời bạn đọc tìm hiểu cùng Tạp chí NCPH qua những câu hỏi bên dưới:
-
Bộ câu hỏi về "Thập nhị nhân duyên"
Thập nhị nhân duyên là một trong những cốt lõi giáo lý Phật giáo, kính mời bạn đọc cùng Tạp chí NCPH tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này qua những câu hỏi bên dưới:
-
Bộ câu hỏi giải thích "Thất giác chi"
Thất giác chi là một pháp môn quan trọng trong Phật giáo, mời bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về "Thất giác chi" qua bộ câu hỏi dưới đây:
-
Bộ câu hỏi về chủ đề "Phật A Di Đà"
Phật A Di Đà là một trong những nhân vật trung tâm của Phật giáo Đại thừa. Tại Việt Nam, niềm tin vào Ngài thấm sâu vào đời sống tâm linh, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Mời bạn đọc cùng Tạp chí tìm hiểu về đức Phật A Di Đà qua bộ câu hỏi dưới đây:
-
Bộ câu hỏi về chủ đề "Bồ tát"
Xét chung Phật giáo ngày nay, chúng ta dễ dàng tiếp cận tới rất nhiều hình ảnh các vị Bồ tát. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ khái niệm Bồ tát, nguồn gốc và biểu tượng sâu xa. Mời bạn đọc cùng Tạp chí tìm hiểu qua bộ câu hỏi dưới đây
-
Bộ câu hỏi cơ bản về giáo lý đạo Phật
Phật giáo được xem là con đường tới giác ngộ thông qua nhận thức đúng đắn và thực hành, tuy nhiên vẫn không ít người đặt câu hỏi về nền tảng cốt lõi của tinh thần Phật giáo. Vì vậy, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bộ câu hỏi dưới đây:
Bình luận (0)