Tác giả:  SMU City Perspectives team

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: SMU City Perspectives

Góc nhìn

Vẫn là câu bỏ ngõ, làm thế nào để chúng ta tích hợp các toà nhà và công trình di sản văn hoá, thường được kiến tạo vào thời đại khác nhau và cho cách chức năng khác nhau, vào kết cấu của các thành phố Đông Nam Á đang đang không ngừng phát triển?

Bản tóm tắt

Trong khi di sản văn hoá là một phần không thể thiếu trong bản sắc và lịch sử của một thành phố, nhưng việc bảo tồn chúng vẫn là một thách thức. Những người hoạch định chính sách (toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chính sách) và ra quyết định thường phải lựa chọn giữa việc bảo vệ các tài sản và di sản đô thị, đáp ứng nhu cầu của môi trường đang phát triển nhanh chóng.

Số hóa được xem là bước phát triển cao của lưu trữ và lưu truyền di sản văn hóa. Số hóa di sản văn hóa là quá trình chuyển đổi thông tin (âm thanh, hình ảnh) sang tín hiệu nhị phân, được thực hiện bởi các thiết bị điện tử như máy ảnh, camera, ghi âm, máy scan, và được lưu trữ trên máy tính. Quan trọng hơn, đây là quá trình chuyển đổi thông tin để chúng ta có thể nhận biết và khai thác thông tin về di sản văn hóa qua các hình thức và phương tiện như CSDL số, sản phẩm 3D về di sản, bảo vật 3d, website, email, ảnh KTS, phim, DVD, MP3 và nhiều hơn nữa.

Số hoá là một giải pháp thay thế đầy triển vọng cho việc bảo tồn truyền thống. Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR), ảnh sinh trắc và mô hình hoá, in 3D, cũng như công nghệ chụp ảnh 360 độ (Virtual Reality) là một số công cụ kỹ thuật số cho phép các thế hệ hiện tại và tương lai tương tác với các tài sản và di sản theo những cách có ý nghĩa.

Tại Đông Nam Á, nơi nguồn tài trợ chính còn hạn chế, Quan hệ đối tác công - tư (Public Private Partnership - PPP) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì di sản của mỗi quốc gia. Với phương cách trao cho các toà nhà và công trình lịch sử những vai trò mới một cách phù hợp, việc bảo tồn di sản văn hoá có thể được thực hiện hiệu quả và bền vững.

Giữa những thập niên 2012-2017, Đài tưởng niệm José Rizal tại công viên Luneta, một trong nhiều địa danh lịch sử giữa lòng Manila là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của Philippines, tôn vinh anh hùng dân tộc José Rizal. Công trình này không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước mà còn nhắc nhở về sự hy sinh của Rizal cho sự tự do và độc lập của đất nước.

Di tích lịch sử này đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về tầm quan trọng của việc bảo tồn và tôn trọng di sản của mỗi người. Sự việc xây dựng một chung cư cao tầng ngay phía sau Đài tưởng niệm José Rizal đã gây nên sự phẫn nộ trong công chúng, coi nó không những chỉ là chướng tai gai mắt mà còn là hành động ô nhục đối với một nhân vật anh hùng dân tộc tôn kính. Sau một thời gian dài tố tụng, toà án đã ra phán quyết có lượi cho các nhà phát triển chung cư, trước sự thất vọng của các nhà hoạt động văn hoá Philippines.

Mặc dù di sản văn hoá là một phần không thể thiếu trong bản sắc và lịch sử của thành phố, nhưng việc bảo tồn chúng vẫn là một thách thức khó khăn với rất ít giải pháp đơn giản. Theo Tiến sĩ  David Ocón - Trợ lý Giáo sư về quản lý văn hóa và nghệ thuật Đại học quản lý Singapore (SMU) giải thích rằng, đây là một thách thức hóc búa mà nhiều mà hiện nay nhiều thành phố ở Đông Nam Á phải đối mặt. Với quy mô dân số lớn và thiếu không gian, việc điều chỉnh nhu cầu của thành phố về đường mới, phát triển dân cư và cơ sở hạ tầng cơ bản khác với nhu cầu bảo tồn văn hóa không phải là điều dễ dàng.

Bảo tồn văn hóa kỹ thuật số

Tiến sĩ  David Ocón nhấn mạnh rằng, nếu có thể, việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể luôn được ưu tiên vì không có công cụ kỹ thuật số hoặc trải nghiệm thực tế ảo nào có thể thay thế hoàn toàn chuyến tham quan trực tiếp đến một địa điểm di sản văn hoá. Tuy nhiên, Phó giáo sư David Ocón thuyết minh rằng số hoá mang đến giải pháp thay thế cho những thách thức mà hiện nay một số thành phố châu Á gặp phải.

Tiến sĩ  David Ocón chia sẻ rằng “Với mức độ nào đó, làn sóng số hoá hiện đại mới, với các công cụ chụp ảnh thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), lập mô hình và in 3D cũng như công nghệ chụp ảnh 360 độ, đại diện cho ‘cấp độ tiếp theo’ của một xu hướng đã bắt đầu từ lâu”. Theo Phó giáo sư David Ocón, gần đây có hai lợi thế mà các công cụ kỹ thuật số có thể mang lại mà trước đây không thể có được.

Đầu tiên là tính tương tác. Những công nghệ mới này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tài sản và di sản, cho phép chúng tôi đến viếng thăm chúng theo những cách toàn diện và tích hợp. Ví dụ: các công cụ chụp ảnh thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) có thể khiến người ta cảm thấy như thể họ đang ở chính khu di sản, ngay cả khi nó cách xa hàng nghìn km hoặc không còn tồn tại. Điều này có giá trị không chỉ đối với tài sản hữu hình mà còn đối với tài sản và di sản phi vật thể như truyền thống, câu chuyện và truyện kể. 

Những công cụ này cũng mang lại những khả năng mới trong giáo dục. Số hoá cho phép truy cập từ xa vào các tài sản và di sản bị hạn chế trước đây, cho phép nhiều đối tượng hơn có thể trải nghiệm và tìm hiểu chúng. Ví dụ: Với cách kết hợp các yếu tố tương tác hoặc trình bày di sản dưới dạng trò chơi giáo dục, những nội dung này trở nên phù hợp hơn với thế hệ hiểu biết về kỹ thuật số. Trong khi khả năng di chuyển bị hạn chế do đại dịch Covid-19 gây ra đã dẫn đến sự thúc đẩy theo hướng này. Phó giáo sư David Ocón hy vọng sẽ thấy nhiều sáng kiến kỹ thuật số như thế xuất hiện như một giải pháp thay thế cho việc bảo tồn truyền thống.

Thêm ví dụ về nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa được số hóa ở châu Á
Thêm ví dụ về nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa được số hóa ở châu Á

Bốn ví dụ về nỗ lực bảo tồn di sản văn hoá ở châu Á được số hoá

Tái tạo kỹ thuật số 3D của toà lâu đài Shuri-jō (首里城, Thủ Lý thành), thành phố Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

Các công cụ kỹ thuật số được sử dụng: Công nghệ thực tế ảo VR 360 độ, Mô hình 3D và Phép quang trắc (Photogrammetry - sự thực hành việc xác định các thuộc tính hình học của các vật thể từ các hình nhiếp ảnh/ảnh chụp).

Hỏa hoạn lớn khiến lâu đài Shuri-jō (首里城, Thủ Lý thành), thành phố Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa, Nhật Bản, di sản thế giới có tuổi đời hơn 600 năm, bị phá hủy hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu, các sinh viên và kỹ sư đã hợp lực để tái tạo hầu như yếu tố thiết yếu này của di sản văn hóa Okinawa. Họ đã tạo ra dự án ‘Our Shuri-jō’ một bản tái tạo kỹ thuật số 3D về hình dạng và kết cấu của lâu đài Shuri-jō bằng cách sử dụng công nghệ mô hình 3D và Phép quang trắc (Photogrammetry).

Chính quyền tỉnh Okinawa đã cộng tác với trung tâm Văn hóa & Nghệ thuật của Google, nhằm làm nổi bật di sản của lâu đài Shuri-jō thông qua dự án kỹ thuật số Tái thiết lâu đài di sản thế giới. Dự án tổng hợp các tài liệu bao gồm các chuyến tham quan quan 360 độ và các bản ghi âm, đoạn phim có chức năng giúp cho người xem có cái nhìn nhanh, tổng thể đầy đủ về 1 vật thể nào đó (flying through) do phương tiện bay không người lái (UAV) và phía trên công viên lâu đài thực hiện.

Công nghệ Triển lãm thực tế ảo có tuyển chuyển về di sản Phật giáo được sử dụng (Ấn Độ)

Các công cụ kỹ thuật số được sử dụng: Phép quang trắc (Photogrammetry).

Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ đã khai mạc Triển lãm thực tế ảo SCO về di sản Phật giáo được sử dụng, trưng bày 400 bản sao kỹ thuật số của các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo quý hiếm và các sự kiện cơ bản của cuộc đời đức Phật.

Các bảo tàng và tổ chức tham gia đã cung cấp các đồ vật và đồ tạo tác được chụp ảnh 3D, đồng thời đội ngũ quản lý của Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ đã tích hợp chúng vào một triển lãm kỹ thuật số tập thể nhằm tái tạo một bản trình bày vật lý.

Mặc dù đây là một bước đi tốt để bảo tồn những hiện vật Phật giáo này nhưng Triển lãm thực tế ảo SCO cũng có những sai sót: thời gian tải chậm, một số không gian ảo được tạo ra còn thô sơ và có sự khác biệt đáng chú ý khi truy cập tài nguyên của các quốcg gia khác nhau.

Hãy tham quan du lịch thực tế ảo tại đây.

Hành trình thăm lại chiến trường xưa, tour du lịch qua Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại bằng Tai nghe In-ear (Việt Nam)

Công cụ kỹ thuật số được sử dụng: Podcast

Một phương pháp khác để tương tác kỹ thuật số với các di sản văn hoá là nghe những podcast Travel mang đến cho du khách thưởng ngoạn Du lịch thực tế ảo (Virtual Reality Tourism - VRT), những trải nghiệm du lịch bằng thính giác sâu sắc.

Du lịch thính giác (Auditory travel) cũng được sử dụng để khám phá văn hoá xã hội, quê hương đất nước, con người. Điều này mang đến một hình thức du lịch bền vững hơn, nơi du khách có thể đón nhận sự phong phú, đa dạng của một quê hương, đất nước, con người qua những bức tranh, hình ảnh đẹp.

Khi tận dụng vai trò của những người du mục kỹ thuật số trong việc kích hoạt du lịch kỹ thuật số, các Kênh Podcast kể lại những suy nghĩ của họ, về sự tương tác của họ với cộng đồng xã hội địa phương cũng tạo nên chuyến du lịch thính giác (Auditory travel).

* Bấm vào đây để thưởng ngoạn các Kênh Podcast Tập du lịch của Armchair Explorer có tựa đề ‘Đường mòn Hồ Chí Minh bằng xe máy’, tác giả du lịch Antonia Bolingbroke-Kent.

https://open.spotify.com/episode/4R4w9gG7iEDxFOz4WOVYxusi=OgginTukRAm6i2mjLlJWIg&nd=1&dlsi=351b2841437a486c

Thành phố trong thời gian: Trải nghiệm nâng cao trong thời gian thực (Hồng Kông)

Công cụ kỹ thuật số được sử dụng: Thực tế tăng cường (AR)

Công cụ kỹ thuật số được sử dụng: Thực tế tăng cường (AR) là trải nghiệm tương tác trong môi trường thế giới thực, nơi các vật thể trong thế giới thực được nâng cao nhờ thông tin nhận thức do máy tính tạo ra, đôi khi qua nhiều phương thức cảm giác. Không giống như Thực tế ảo (VR), tạo ra môi trường mạng riêng, Thực tế ảo (VR) bổ sung vào thế giới thực và cho phép người dùng tương tác với nó.

Tại Hồng Kông, dự án du lịch mới ‘City in Time, 时光之城’ Thực tế tăng cường (AR) cho người dùng điện thoại thông minh tận hưởng cái nhìn toàn cảnh về Hồng Kông trước đây. Công chúng có thể tải xuống ứng dụng điện thoại di động của dự án và quét các điểm đánh dấu được cài đặt các địa điểm được chỉ định xung quanh thị trấn để xem các thắng cảnh lịch sử.

Xem qua trải nghiệm Thực tế tăng cường (AR) (phiên bản web) tại đây:

https://www-cityintime-hk.translate.goog/en/spot/central-002/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc

Bảo tồn di sản văn hóa - Trách nhiệm của ai?

Nhiều người cho rằng nhiệm vụ bảo tồn văn hoá nằm trong tay các quốc gia giàu có hơn và/hoặc cam kết như Nhật Bản hoặc các tổ chức quốc tế như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (Unesco) có đủ nguồn lực và chuyên môn để bảo vệ nền văn hóa và di sản thế giới.

Tiến sĩ  David Ocón - Trợ lý Giáo sư về quản lý văn hóa và nghệ thuật Đại học quản lý Singapore (SMU) chia sẻ, mặc dù họ đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp kinh phí, thực hiện chiến lược và đào tạo những người thực nghiệm di sản và văn hoá trong nhiều thập kỷ, nhưng việc chỉ dựa vào họ để bảo tồn di sản văn hóa vẫn đặt ra một số hạn chế.

Ở Đông Nam Á, Asean đã có những nỗ lực khiêm tốn để bảo tồn các hiện vật thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như sáng kiến Lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN (ACHDA) được đưa vào năm 2020. Hiện tại, thật không may, những nỗ lực của khối này đã mang lại ít kết quả và dự án vẫn đang trong tình trạng bế tắc. Do đó, các chính phủ và các bên liên quan khác ở mỗi quốc gia cần phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo tồn di sản văn hoá của họ.

Tiến sĩ  David Ocón nói rằng: “Ở Đông Nam Á, nơi nguồn tài trợ còn hạn chế, quan hệ đối tác là điều bắt buộc. Các nhóm xã hội dân sự, các trường đại học và cơ sở giáo dục, công ty và cơ quan chính phủ cần hợp tác để đảm bảo việc bảo tồn tài sản và di sản văn hoá”. Tiến sĩ  David Ocón trích dẫn ví dụ về dự án Nizamuddin Basti ở New Delhi, thông qua việc sử dụng hình thức Đối tác Công-Tư (PPP) đổi mới đã bảo tồn hơn 20 di tích lịch sử, đồng thời khôi phục các nghề thủ công địa phương, cải thiện môi trường đô thị và tạo việc làm mới tại cùng một lúc.

Với công cụ kỹ thuật số như quay phim và chụp ảnh 360 độ và Máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle, UAV), phép chụp ảnh mô hình 3D ngày càng trở nên dễ tiếp cận và giá cả phải chăng hơn bao giờ hết, Tiến sĩ David Ocón tin rằng cơ hội đã được mở ra cho các tác nhân mới tham gia một cách có ý nghĩa vào việc bảo tồn di sản văn hoá.

Bản thân Tiến sĩ  David Ocón đã dẫn đầu nền tảng Di sản Văn hoá Kỹ thuật số Châu Á để cung cấp cho nhiều đối tượng hơn quyền truy cập vào các bảo sao kỹ thuật số về “vùng tắc di sản văn hoá - cultural heritage blind spots“ có nguy cơ biến mất. Dự án đầu tiên của họ, "Kubor Kassim" ở Siglap, được tạo ra hoàn toàn bằng cách sử dụng nguồn lực ngân sách quá thấp, chứng minh rằng với các công cụ kỹ thuật số phù hợp, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào việc bảo tồn di sản văn hóa ngày nay.

Phát triển bền vững

Mặc dù bản thân việc bảo tồn di sản là một nguyên nhân quan trọng, nhưng Tiến sĩ  David Ocón cảnh báo rằng cần có sự thận trọng nhất định. Ông nói rằng: “Việc gìn giữ vì mục đích bảo tồn có thể không phải là sự lựa chọn tốt nhất để xử một tài sản hoặc một không gian. Ví dụ, khi nghĩ về các dự án tốn kém và tốn thời gian, đòi hỏi phải bảo tồn một thứ gì đó ít liên quan đến xã hội ngày nay, và sau khi cải tạo sẽ không phù hợp để thực hiện bất kỳ vai trò liên quan nào, trong đó một cách hiệu quả và bền vững”.

Tiến sĩ  David Ocón ví dụ về Nhà thờ St. Joseph trên đường Bras Basah ở Singapore, vào cuối những năm 1990, cơ sở tôn giáo này đã trở thành Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (Singapore Art Museum, SAM), nhưng đã gặp khó khăn trong việc phù hợp với cấu trúc được thiết kế để trở thành một trường học và đã đóng cửa từ năm 2019, bị nhấn chìm trong một đợt được xây dựng lại lần thứ hai đồ sộ.

Trong nghiên cứu riêng cá nhân, Tiến sĩ  David Ocón đang xem xét chức năng của các nghĩa trang ở các thành phố có không gian hạn chế như Singapore và Hồng Kông, những thành phố có xu hướng hy sinh lịch sử, ký ức và bản sắc của xã hội để đổi lấy sự tăng trưởng và phát triển.

Ông nói thêm: “Hiện tôi đang khám phá khả năng tích hợp các nghĩa trang còn lại, bao gồm cả thiên nhiên xung quanh thường xanh tươi và độc đáo, vào cơ cấu của thành phố, cho phép chúng phát triển và đóng những vai trò mới trong thành phố. Ví dụ: vườn hoa, công viên hoặc không gian cộng đồng cho phứp họ tồn tại trong khi đóng những vai trò mới trong thành phố đang phát triển. Sự phối hợp giữa thiên nhiên và văn hóa có thể mở ra các mô hình bảo tồn di sản văn hoá bền vững mới cho các thành phố châu Á".

Tác giả:  SMU City Perspectives team

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: SMU City Perspectives