Trang chủ Chuyên đề Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Vu Lan nhớ mẹ ở trại phong

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Vu Lan nhớ mẹ ở trại phong

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2016 Cuoc thi sang tac cac tac pham ve Dao hieu Vu lan nho me o trai phong 1

Đó là những dòng tâm sự của người bạn cùng đoàn, trong chuyến đi thiện nguyện năm ấy khi về trại phong Sóc Sơn, Hà Nội. Lá thư đã theo tâm trí tôi ám ảnh và thôi thúc tôi viết lên câu chuyện đó, để tất cả chúng ta hãy luôn biết trân trọng những gì mà chúng ta đang có, quý trọng từng ngày còn được hạnh phúc khi phụng dưỡng và chăm sóc mẹ cha.

Đọc những dòng chữ này trong cơn mưa ngâu chiều rả rích, tôi cảm thấy cay cay nơi sống mũi: “Những sai lầm mà tôi mắc phải, sự hối lỗi, ăn năn của tôi giờ đây là muộn màng khi người mẹ thân yêu đã xa rời tôi mãi mãi. Nhưng tôi mong những điều tôi chia sẻ dưới đây sẽ như một lời thức tỉnh dành cho những bạn trẻ, những người con còn đang thờ ơ với cha mẹ, đang mải miết cuốn theo dòng đời. Những tưởng, cha mẹ vẫn đủ sức đứng sau dõi theo và che chở cho mình. Nhưng hỡi ôi! Khi quay đầu nhìn lại thì cha mẹ không còn! Lúc đó hối hận đã muộn màng, dòng lệ có tuôn rơi cùng cơn mưa ngâu chiều tháng 7, nhạt nhòa trong màn mưa, thì tất cả cũng chỉ là những ký ức nhung nhớ về mẹ… và mẹ đã đi xa.

Bước chân đến chùa, cài lên ngực áo là bông hồng trắng. Quỳ trước di ảnh mẹ, thắp nén tâm hương dâng lên Tam bảo và chư Phật tôi cầu mong linh hồn mẹ có thể được siêu thoát, sớm vãng sinh về cảnh giới an lành, cầu cho những người bị bệnh phong cùi sẽ chóng khỏi bệnh và sớm hòa nhập vào cộng đồng, nhất là những ông bố bà mẹ làng phong ngày ấy sẽ hoàn thành nguyện ước “ăn bữa cơm đoàn viên” bên con cháu.

Tôi không phải là một đứa con ngỗ nghịch nhưng những gì mà tôi đã “không làm” trong suốt thời gian mẹ mắc bệnh phong thì khó lòng có thể tha thứ được.
Nhắc đến mẹ, nhắc đến quãng thời gian mẹ mang trong mình căn bệnh quái ác, chịu sự hắt hủi và kỳ thị của dân làng của người thân và sự thờ ơ của người con như tôi, tôi cảm thấy lòng đau như cắt!

Mặc dù không nói ra, nhưng tôi vẫn cảm thấy mình thật bất hạnh khi có mẹ bị mắc bệnh phong. Ngày trước tôi vẫn thường hay hậm hực trong lòng: Tại sao các bạn luôn có mẹ ở bên chăm sóc và lo lắng; còn mẹ không những không giúp gì mà còn làm cho tôi khổ (vì phải mang danh là có “mẹ hủi”)?

Càng trưởng thành tôi lại càng trở nên xa cách với mẹ hơn. Một phần vì bị cuốn vào guồng quay của công việc, của những toan tính và dự định cho tương lai, một phần tôi cũng không muốn những người bạn mới biết tôi có mẹ bị cùi. Những cuộc điện thoại vì thế mà thưa dần, rồi những lần về thăm cũng ít hơn…

Tôi nhớ lần cuối cùng tôi đến thăm, mẹ tiễn tôi ra về vào lúc xế chiều, khi bóng tối bắt đầu buông xuống. Từ xa, tôi nhìn thấy cơ thể nhỏ bé của mẹ khuất dần trong ánh điện lập lòe, chỉ còn mái tóc bạc phơ vẫn ẩn hiện.

Mãi về sau, hình ảnh mẹ vẫn ngồi đó trong căn phòng rộng 10 m². Một mình… luôn làm tôi day dứt và ám ảnh…

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2016 Cuoc thi sang tac cac tac pham ve Dao hieu Vu lan nho me o trai phong 2

Nhiều khi không phải có những hành động ngỗ nghịch mới là bất hiếu mà có những điều đáng ra dung dị với lẽ sống trong đời như những lời nói, những cử chỉ và hành động của người con dành cho đấng sinh thành mà chúng ta “không và chưa làm được” cũng là điều bất hiếu.

Nhiều người kể lại với tôi rằng: “Mẹ đã sống trong sự trông ngóng khôn nguôi bóng dáng của người con gái thân yêu về thăm, dù chỉ là vội vã, để có thể yên tâm rời bỏ cuộc đời này”. Vậy mà…

Thật đáng trách biết bao, những gì mà tôi không thể làm cho mẹ, dù điều đó thật đơn giản và nhỏ nhoi như là về ăn bữa cơm cùng với mẹ!

Người ta vẫn mong nhận lại về mình nhiều hơn sự cho đi. Và tôi mong mẹ cho mình nhiều hơn những thứ mà tôi phải đáp đền. Khi nhận ra điều này, thì cũng là lúc tôi mất mẹ mãi mãi!

Có lẽ nỗi đau về thể xác, những thiếu thốn về vật chất chẳng thấm vào đâu so với nỗi đau về tinh thần, sự xa lìa người thân và thiếu thốn tình yêu thương mà mẹ đã phải chịu đựng. Trong thẳm sâu đôi mắt mẹ, tôi nhận thấy một nỗi buồn mênh mang mặc dù mẹ đã cố che giấu bằng nụ cười yêu thương mỗi dịp đón tôi về!

Hiếu kính đâu chỉ có một ngày, hay một giờ, một phút mà đó là tình yêu thương trong từng khoảnh khắc của cuộc đời… Vậy mà tôi đã bỏ quên điều đó, để chờ đến một ngày tôi về thăm thì mẹ đã xa tôi một lớp đất mất rồi!

Ngày hiếu ân người ta nhắc chuyện hiếu đạo, còn tôi “Nhớ mẹ ở trại phong” với nỗi ân hận của người con “bất hiếu”!”

Tác giả: Hồng Yến, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ghi theo câu chuyện có thật về cảm xúc của một người bạn khi có mẹ mắc bệnh phong và mất tại trại phong.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/201615

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường