Trang chủ Quốc tế Ảnh hưởng tôn giáo đến nền “nghệ thuật Hàn Quốc”

Ảnh hưởng tôn giáo đến nền “nghệ thuật Hàn Quốc”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195
1 Tranh phong canh cua hoa si chinh thuc vao thoi ky dau Trieu dai Joseon An Kien

Tranh phong cảnh của họa sĩ chính thức vào thời kỳ đầu Triều đại Joseon, An Kiên. Ảnh: Bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.

Tranh phong cảnh, cũng được biết đến như là nghệ thuật phong cảnh, là sự miêu tả khung cảnh thiên nhiên, như núi, thung lũng, cỏ cây, sông và rừng, đặc biệt khi chủ thể chính là một cái nhìn rộng – với các yếu tố của nó được sắp xếp thành một bố cục của đời sống nghệ thuật.

Tại Hàn Quốc, tranh phong cảnh “chứ không phải tranh vẽ hoặc tranh lịch sử như ở thế giới phương Tây” đã trở thành hình thức ưu việt bởi bản thân thiên nhiên đã được coi là linh thiêng. Thiên nhiên được xem như một thực thể sống. Nó tượng trưng cho một phần không thể thiếu trong cuộc sống, quan niệm về tự nhiên như vậy cũng được chia sẻ trong nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản, với mỗi nền văn hoá phát triển các tiếp biến riêng về tư duy triết học, và các nghi lễ liên quan.

Một lý do khác khiến tranh phong cảnh trở thành loại hình nghệ thuật cao cấp ở Hàn Quốc, là sự thống trị của Nho giáo và tân Nho giáo, được tiếp cận từ Trung Hoa. Triết lý này quy định, trong số những điều khác, được trao dồi trí tuệ và sự khiêm tốn. Được dịch sang nghệ thuật, có nghĩa là những bức tranh về nhân vật “cơ thể vật chất, những hoạt động trần tục của con người, thậm chí cả những giai đoạn lịch sử tập trung vào hoạt động hoặc thành tựu của con người” chỉ là thứ yếu. Thay vào đó, tranh phong cảnh nổi lên như một phương tiện để khám phá, thể hiện trí tuệ và thế giới rộng lớn bên ngoài con người.

Tại Hàn Quốc, những bức tranh miêu tả phong cảnh sớm nhất, từ thời Thời đại Tam Quốc Triều Tiên (삼국시대, các vương quốc Triều Tiên cổ đại là Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La, đã thống trị bán đảo Triều Tiên, 57 trước Tl-668 sau TL), xuất hiện như những yếu tố nền thô sơ, không phải là một thể loại hội họa độc lập. Ví dụ, vào thế kỷ thứ 5 các bức vẽ trên tường trang trí các Lăng mộ, chúng ta thấy những ngọn núi hoặc thảo mộc biệt lập, được miêu tả xung quanh các nhân vật đang hoạt động, ví dụ như săn bắn. Các hình người và cảnh vật kết hợp nhau tạo thành tổng thể tương tác nghệ thuật đời sống hiện sinh.

Vào Triều đại Goryeo (918-1392), tranh phong cảnh ‘hội họa’ đã nhanh chóng nở rộ như một loại hình nghệ thuật đúng nghĩa của nó. Sự tiến hóa này song song với những phát triển vào thời Tống Trung Hoa (960-1279). Năm 962, Triều đại Goryeo bắt đầu thiết lập quan hệ với triều đại nhà Tống, từ đó hai nước chia sẻ mối quan hệ thân thiết, thường xuyên trao đổi văn hóa và ngoại giao. Giống như các bức tranh của Bắc Tống, bức tranh phong cảnh hoành tráng ‘những bức tranh miêu tả ngọn núi khổng lồ, và truyền tải cảm giác kinh ngạc về thiên nhiên’ đã trở nên phổ biến ở Goryeo. Thật chẳng may, tương đối ít ví dụ về tranh phong cảnh từ thời kỳ này còn tồn tại, ngày nay điều này khiến chúng ta khó đánh giá đầy đủ về sự phát triển và thành tựu của nó.

2 Buc tranh phong canh Mong Du Dao Nguyen Do hoa si An Kien ve tang Hoang tu An Binh Dai Quan Ly Dung

Bức tranh phong cảnh Mộng Du Đào Nguyên Đồ họa sĩ An Kiên vẽ tặng Hoàng tử An Bình Đại Quân Lý Dung

Triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm từ 1392 đến 1910, nguồn tài nguyên tranh phong cảnh này càng ngày mở rộng. Ngoài ra còn có nhiều ví dụ bởi sự tồn tại khác. Hai trường phái vẽ phong cảnh có tầm quan trọng đặc biệt vào thời Joseon. Một do họa sĩ chính thức vào thời kỳ đầu Triều đại Joseon, An Kiên (안견, 安堅), ông phục vụ với tư cách là một thành viên của Học viện Hội họa Hoàng gia Hàn Quốc (도화서, 圖畵署); Năm 1447 ông vẽ một bức tranh phong cảnh cho Hoàng tử An Bình Đại Quân Lý Dung (안평대군 이용, 安平大君李) với chủ đề “Mộng Du Đào Nguyên Đồ” (몽유도원도, 夢遊桃源圖). Các bức tranh phong cảnh của ông đã mô phỏng và chuyển đổi các yếu tố phong cách và khái niệm của phong cảnh Bắc Tống cũ và hoàn thiện một phong cách độc đáo. Ông vân du lã lướt với những tác phẩm sáng tạo và nổi bật, thách thức các quan niệm thông thường về không gian và thời gian trong hội họa. Những nét vẽ đặt biệt của ông đã được sao chép, và điều chỉnh bởi những người học trò của ông, những người vẫn tiếp tục truyền thống này ngay cả sau thời của ông.

3 Tranh phong canh True View cua hoa si Trinh Thien Anh K Auction

Tranh phong cảnh “True View” của họa sĩ Trịnh Thiện Ảnh: K Auction

Trường phái hay chính phong cách vẽ tranh phong cảnh khác xuất hiện vào thế kỷ XVIII, do nghệ sĩ bậc thầy đứng đầu Trịnh Thiện (정선, 鄭歚, 1676-1759). Phong cách tranh phong cảnh “True View” của ông đã cách mạng hóa toàn bộ khái niệm về tranh phong cảnh ở Hàn Quốc. Cho đến lúc đó, tranh phong cảnh là khái niệm trừu tượng: thường được miêu tả phong cảnh là không phải là phong cảnh thực tế, thậm chí là phản ứng cá nhân hoặc cảm xúc của nghệ sĩ đối với phong cảnh hiện có, mà là tự nhiên nó được hình thành trong tâm trí của nghệ sĩ. Các bức tranh của họa sĩ Trịnh Thiện miêu tả phong cảnh nổi tiếng ở Hàn Quốc ‘cả những địa điểm được vẽ trước đây như núi Kim Cương (금강산) và các địa điểm khác, không phải là đối tượng của tranh phong cảnh’ và đồng thời cá nhân cao quý, làm như thế cách thể hiện phong cảnh như thật. Thành tựu của tranh phong cảnh “True-View” nằm ở khả năng gợi lên bản chất của cả phong cảnh bản địa và sự nhạy cảm bản địa.

Đạo Phật và nghệ thuật Phật giáo tại Hàn Quốc

Phật giáo, xuất xứ từ Ấn Độ, đã truyền sang qua toàn bộ châu lục địa Châu Á và vào thế kỷ XX, đến phần còn lại của thế giới’ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những người có tôn giáo hay chưa có niềm tin tôn giáo. Nhiều cách khác nhau mà nó đã được tiếp biến bởi các nền văn hóa và xã hội khác nhau, chứng thực cả tính linh hoạt của tôn giáo, cũng như sự hấp dẫn của các nguyên tắc cơ bản của tôn giáo.

Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc và vương quốc đầu tiên trong thời kỳ ba vương quốc được truyền bá Phật giáo là Goguryo (삼국시대, 37 trước Tl-668 sau Tl) năm 372, tiếp đến là vương triều Baekje (18 trước Tl -660 sau Tl) vào năm 384 và cuối cùng là vương triều Shilla (57 trước Tl -935 sau Tl) năm 527. Có thể nói, con đường du nhập của Phật giáo vào Hàn Quốc trong thời kỳ Tam quốc đó là một trình tự tự nhiên bởi vị trí địa lý của các vương quốc này. Trong thời kỳ đầu, sự tiếp nhận Phật giáo ở Goguryo và Baekje rất tích cực, đây là điều kiện để Phật giáo phát triển rực rỡ ở hai vương quốc này. Ngược lại, tại Shilla, thời gian đầu Phật giáo còn bị từ chối tiếp nhận, xong, cuối cùng, Phật giáo lại hưng thịnh ở vương triều Shilla. Phật giáo Shilla không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất nước mà còn truyền nguồn cảm hứng vào cuộc sống tri thức, nghiên cứu học thuật và nghệ thuật sáng tạo của con người. Các vị Thiền sư Thuận Đạo, Ma Ra Nan Ta, Ngã Đạo là những người có công to lớn trong việc truyền bá và hoằng dương đạo Phật ở Hàn Quốc thời kỳ Tam quốc.

Khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8, điển hình Hàn Quốc đại diện cho một nghiên cứu về sự phát triển ban đầu và sau đó bởi sự hưng thịnh của Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo. Đặc biệt, sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo soi sáng những thay đổi trong triết học và thị hiếu.

Các ví dụ trong quần thể Phật giáo ban đầu (từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6) của các pho tượng Phật và các vị Bồ tát, bằng chứng gần gũi với các mối quan hệ về mặt hình tượng và phong cách với các mô hình Trung Hoa của họ: trung tâm tư thế khuôn mặt thon dài, các đường nét trên khuôn mặt nghiêm nghị, nếp gấp tuyến tính của quần áo, cứng. Trong giai đoạn đầu phát triển Phật giáo, việc áp dụng các mô hình Trung Hoa này là điều không thể tránh khỏi/các biểu tượng Phật giáo tại Hàn Quốc và cũng là bản chất của tôn giáo, quy định sự tuân thủ các nguyên mẫu hiện có. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 7 và 8, nghệ thuật điêu khắc Phật giáo đã trưởng thành cả về mặt khái niệm và phong cách. Một số “vẻ mặt tươi cười” nổi tiếng trên các pho tượng Phật nhỏ của Vương quốc Bách Tế, các hình tượng thanh lịch và cá tính của các pho tượng Phật từ thế kỷ thứ 7 đang ngồi thiền (hoặc trầm tư), và một số tác phẩm điêu khắc vượt trội về mặt kỷ thuật, và trong số những ví dụ nổi bật nhất về sự bề rộng bởi phát triển của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo bản địa vào thế kỷ thứ 8, phong cách trong Thạch Quật Am (석굴암, 石窟庵) ở Gyeongju, Hàn Quốc. Đặc biệt, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tại Thạch Quật Am, đã thể hiện sự khéo léo trong thẩm mỹ của người Hàn Quốc và bản chất của phong cách Hàn Quốc trong nghệ thuật Phật giáo. Thạch Quật Am, được kiến tạo như một sự cống hiến cho tổ tiên của một chính trị gia lỗi lạc vào thế kỷ thứ 8, là hiện thân của kiến trúc thiên tài và những phép tính toán học phức tạp. Pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại ngôi chính điện, và các bức chạm khắc các vị Phật và Bồ tát trên tường, biểu hiện sự kết hợp lý tưởng giữa Phật Thánh và con người; một điều hiếm có trong các pho tượng đối với Phật giáo Trung Hoa và Nhật Bản đương đại.

4 Pho tuong cua Duc Phat Thich Ca Mau Ni tai ngoi chinh dien Thach Quat Am

Pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ tát tại ngôi chính điện Thạch Quật Am

04 Pho tuong cua Duc Phat Thich Ca Mau Ni tai ngoi chinh dien Thach Quat Am

Nên nhớ rằng nghệ thuật Phật giáo tại Hàn Quốc, cũng như nghệ thuật tôn giáo trong nhiều xã hội cổ đại, không chỉ đơn thuần là sự phô diễn thẩm mỹ. Nó cũng đại diện cho cả tâm nhiệt thành tôn giáo, và tham vọng chính trị của giai cấp thống trị vào thời đó. Đối với giới thượng lưu, Phật giáo không chỉ là một niềm tin tôn giáo, một hướng dẫn thiết thực cho cuộc sống, và một phương tiện thiện xảo để trang bị cho đời sau tốt đẹp hơn, mà còn là một cách để khẳng định quyền lực chính trị, và phục hồi xã hội dưới quyền lực của thời đại đó. Những cơ sở tự viện Phật giáo, và những pho tượng chư Phật, Bồ tát, thiện thần Hộ pháp mang tính biểu tượng, đã tạo điều kiện cho giới thượng lưu trưng bày trước công chúng về sự hiện diện, và ảnh hưởng chính trị của họ, cũng như một phương tiện truyền bá và kiểm soát tôn giáo của quần chúng nhân dân. Điều này không có nghĩa là Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo là lĩnh vực duy nhất của tầng lớp chính trị.

Đạo Phật đã phổ biến đến hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội, và các đồ vật văn hóa tín ngưỡng thờ cúng như bức tượng Phật, Bồ tát đã trở nên dễ tiếp cận với nhiều tầng lớp người dân khác nhau (dưới dạng các cơ sở tự viện Phật giáo tại khu vực, hoặc địa phương có tượng thờ kèm theo hoặc các điện thờ hoặc biểu tượng nhỏ, cá nhân tại tư gia).

Sau vài thế kỷ đạo Nho trở thành Quốc giáo, vào thời Joson (1392-1910) đạo Phật đã bị thay thế bởi tân Nho giáo. Triết lý sau này là một triết lý dựa trên những lời dạy của Khổng Tử nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc Trung Hoa cổ đại, chứ không phải là một tôn giáo, mà là một triết lý có ảnh hưởng rộng rãi trong mọi khía cạnh của đời sống công và tư của xã hội thời Joson. Việc tín ngưỡng Phật giáo, cũng như việc sản xuất các biểu tượng Phật giáo vẫn còn tồn tại ở các tỉnh thành, xa thủ đô Hàn Quốc. Ngày nay, Phật giáo tiếp tục lôi cuốn được công chúng, nhưng với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các tôn giáo khác, cả cổ xưa và hiện đại, bao gồm cả Cơ Đốc giáo.

Thể loại hội họa vào thế kỷ XVIII tại Hàn Quốc

Vào thời Joson (1392-1910) thể loại hội họa phát triển bởi hai hướng. Một bức tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trưng cho văn hóa, phong tục xã hội thời Joson, và hoạt động như những bức tranh được quốc doanh hóa để làm quà tặng cho các chức sắc ngoại quốc (đặc biệt là người Trung Hoa triều đại nhà Thanh). Bắt đầu vào thế kỷ XVII, một nhánh khác của thể loại hội họa, miêu tả liên quan đến việc hoạt động hàng ngày của các cộng đồng nông thôn. Những tác phẩm nghệ thuật tranh hội họa của nhóm thứ hai, dựa trên thực tế những quan sát, và miêu tả những hoạt động trần tục như những người nông dân làm việc trên cánh đồng, thợ gốm làm chậu và phụ nữ may vá.

5 Buc tranh cua hoa si Kim Hoang Dao 1776 Bao vat Quoc gia so 139 Anh Wikipedia

Bức tranh của họa sĩ Kim Hoằng Đạo (1776) Bảo vật Quốc gia số 139. Ảnh: Wikipedia

06 Buc tranh cua hoa si Kim Hoang Dao

Bức tranh của họa sĩ Kim Hoằng Đạo

Thể loại dòng tranh này tiếp tục phát triển, và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII. Những vị tiền bối tầm cỡ trong thế giới nghệ thuật như Kim Hoằng Đạo (김홍도, 金弘道), 1745-1806) đã hoàn thiện thể loại hội họa, và nâng cao vị trí của nó điển hình trong nghệ thuật. Các tác phẩm của nghệ nhân Kim Hoằng Đạo thể hiện những người bình thường, nam và nữ, già và trẻ, tham gia vào công việc hoặc giải trí hàng ngày. Các hình ảnh thường được đặt trên nền trống hoặc đơn giản hóa, sao đó là cho nét mặt và thể chất của các hình ảnh thật linh động, cùng với hoạt động hiện tại trở thành tiêu điểm của bức tranh qua hình ảnh ‘thường liên quan đến lớp học, thể thao công cộng hoặc giải trí lành mạnh, một số lao động chân tay’. Trong thời gian các bức tranh thể hiện một khoảnh khắc, bị đóng băng, nhưng vẫn hoàn toàn sống động với tất cả các âm thanh, hành động và cảm xúc. Các bức tranh của nghệ sĩ Kim Hoằng Đạo cũng thường khôi hài ‘chẳng hạn như cảnh một cậu bé bị giáo viên quát mắng, trong khi các bạn cùng trường lại cười khúc khích ở hậu cảnh’ nêu bật khía cạnh nhẹ nhàng và vui tươi của cuộc sống.

Một vị tiền bối nghệ sĩ tầm cỡ khác của thể loại hội họa là Giáp Nhuận Phúc (신윤복, 申潤福, 1758-1800). Không giống như nghệ sĩ Kim Hoằng Đạo, họa sĩ Giáp Nhuận Phúc vẽ cảnh các học giả quý tộc tham gia vào các hoạt động nhàn nhã, chẳng hạn như chèo thuyền hoặc thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc. Ngoài ra, ông còn được biết đến với những bức tranh về các nam thanh niên (được gọi là kỹ sinh kỹ sinh (기생) ở Hàn Quốc). Nhiều bức tranh của họa sĩ Giáp Nhuận Phúc liên quan đến một nhóm đàn ông đi chơi với các cô giái điếm, phụ nữ bán khỏa thân đang tắm hoặc giặt giũ dưới suối, hoặc những đôi tình nhân có cuộc hẹn bí mật, và khiêu dâm một cách tinh tế hoặc công khai. Về cả chủ đề và giọng điệu khiêu dâm, chúng rõ ràng khác với các tác phẩm của nghệ sĩ Kim Hoằng Đạo, và khá nguy hiểm trong bối cảnh xã hội của thời đại Joson quá khắc khe về đạo đức.

Tranh cua hoa si Giap Nhuan Phuc

Tranh của họa sĩ Giáp Nhuận Phúc

Không phải ngẫu nhiên và cũng không phải là điều kỳ lạ, vào cuối triều đại Joson khi sự phổ biến của thể loại hội họa song song với sự trỗi dậy của tranh phong cảnh hiện thực, và tập trung vào bản địa (tranh phong cảnh Trus View). Cả hai phong trào nghệ thuật đều nhấn mạnh vào quan sát thực tế, cảnh hoặc phong cảnh thực, và tập trung vào con người hoặc phong cảnh của vùng đất bản địa. Vào thế kỷ thứ 8 của triều đại Joson, Hàn Quốc đã thoát khỏi sự dòm ngó của Trung Hoa, sau đó xứ Kim Chi đã thoát khỏi sự kìm kẹp bởi sự “man rợ” của người Mãn Châu (triều đại nhà Thanh, Trung Hoa) và họ tự coi mình là trung tâm văn hóa mới của Đông Á. Thái độ này cho phép người Hàn Quốc tự do hơn trong việc kiểm tra, và đánh giá cao các truyền thống bản địa của họ. Hơn nữa, phổ biến một trào lưu triết học mới, được gọi là phong trào cải cách xã hội “Thật học” (실학, 實學), hoặc thực tế trong học tập và nghiên cứu, đã thúc đẩy trí thức và nghệ sĩ khám phá những khía cạnh thực tế của cuộc sống. Những yếu tố này đã góp phần vào sự phát triển của các xu hướng đa dạng trong nghệ thuật và khuyến khích nhiều hình thức biểu đạt nghệ thuật hơn, cả về chủ đề và phong cách.

Tranh của họa sĩ Giáp Nhuận Phúc: https://www.youtube.com/watch?v=hXeC1Y6ixYA
Tác giả Lý Tố Vĩnh (이소영)
Biên dịch: Thích Vân Phong (Nguồn: Asia Society)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường