Trang chủ Đời sống Ảnh hưởng cộng sinh với những “thách thức” của Robot

Ảnh hưởng cộng sinh với những “thách thức” của Robot

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sự phát triển của công nghệ đã góp phần to lớn vào việc cải thiện điều kiện sống của nhân loại, thay thế sức lao động chân tay bằng máy móc và mở rộng năng lực trí óc bằng quá trình tự động hóa.

Tác giả: Tiến sĩ Ernest Chi-Hin Ng
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Anh Huong Cong Sinh Voi Nhung Thach Thuc Robot 1

Lịch sử phát triển của công nghệ, chúng ta cũng đã thấy, công nghệ có thể mang tính hủy diệt cũng như mang tính sáng tạo. Công nghệ tạo ra việc làm mới nhưng nó cũng đang phá hủy một số việc làm cũ thậm chí còn nhanh hơn.

Trong chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ, nhà kinh tế chính trị người Áo, Joseph Schumpeter (1883-1950) đã đặt ra cụm từ “sự hủy diệt và sáng tạo” hoặc “sự sáng tạo mang tính hủy diệt” để mô tả quá trình mà các nhà cách tân phá vỡ hoặc lật đổ các hệ thống cũ, gây áp lực cạnh tranh lên các công ty hiện tại, cuối cùng làm cho chúng trở nên lỗi thời với các mô hình mới.

Lực lượng hủy diệt này đang cường thịnh trong nhiều khía cạnh của xã hội hiện đại.

Ví dụ, sự phổ biến ngày càng tăng của bán lẻ trực tuyến đã gây áp lực rất lớn lên sự tồn tại của mô hình bán lẻ truyền thống “doanh nghiệp ‘gạch vữa’” (Brick and Mortar).

Tương tự như thế, công nghệ di động và Internet đã cho phép mọi người kết nối từ xa, nhưng cũng đã chuyển hướng sự chú ý của chúng ta khỏi những người ngồi ngay bên cạnh vào thời điểm hiện tại.

Nền kinh tế thị trường đo lường sản xuất mới, đầu tư, và tiêu dùng về cách họ thúc đẩy sản xuất “thực tế”. Tuy nhiên, trong kinh tế học Phật giáo, chúng “chỉ là được thực hiện những thay đổi trạng thái. . . những tiếp thị chuyển đổi này đòi hỏi phải sáng tạo ra một trạng thái mới bằng cách xóa trạng thái cũ, có thể là hoạt động kinh tế hữu ích cũng như phi sản xuất.” (Payutto, 52)

Nói cách khác, sản xuất mới, đầu tư, và tiêu dùng, các thế hệ tương lai hoặc hệ sinh thái của chúng ta, không nhất thiết dẫn đến tiến bộ hoặc phúc lợi thực sự cho con người. Thật vậy, một trong những nhà sử học vĩ đại nhất về tư tưởng kinh tế, Joseph Schumpeter, người làm nổi bật vai trò của nhà doanh nghiệp viết cuốn “Capitalism, socialism and democracy” (chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ) (1942). Ông tuyên bố rằng chủ nghĩa tư bản là một hệ thống đã bị kết án, và chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ nối tiếp nó. Ông đã đặt câu hỏi liệu một số đối tác chính và các yếu tố hỗ trợ của chủ nghĩa tư bản cũng bị hủy diệt trong quá trình sáng tạo mang tính hủy diệt này hay không. Rajan và Zingales (2003, 19) có cùng mối quan tâm rằng “cho thấy không thể coi sự đồng thuận chính trị ủng hộ thị trường tự do là điều hiển nhiên.” Dựa trên những phân tích của họ, nền kinh tế thị trường vốn không ổn định bởi vì những lực lượng phá hủy sáng tạo này, vốn làm cho nền kinh tế thị trường rất thành công, có thể gặp phải sự kháng cự có ý nghĩa từ cả những nhóm lợi ích đương nhiệm và những nhóm bị gạt ra bên lề.

Một trong những nhà sử học vĩ đại nhất về tư tưởng kinh tế, Joseph Schumpeter lập luận rằng kinh tế học Phật giáo nhấn mạnh vai trò của con người “như thế là quan trong bởi đa số dân chúng”. Nền kinh tế phải phục vụ con người và môi trường. Việc áp dụng công nghệ phải “thích hợp”.

Chúng ta tích cực hơn nữa trong sự tham gia vào công việc và sự sáng tạo. Không có trí tuệ, công nghệ chỉ tập trung nhiều hơn về sức mạnh kinh tế, và bạo lực đối với môi trường. Công nghệ có thể có thể tăng suất, nhưng chưa hẵn đã là góp phần cho sự an lạc và hạnh phúc của chúng ta.

Trong kinh tế học, hậu quả tiêu cực không hạch toán trực tiếp trong giao dịch, nhưng do các bên thứ ba khác (xã hội, thế hệ tương lai, hệ sinh thái, v.v.) gánh chịu, được gọi là ngoại ứng tiêu cực (Negative Externalities).

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Anh Huong Cong Sinh Voi Nhung Thach Thuc Robot 2

Ví dụ, nhà sản xuất và người tiêu dùng robot sẽ không tính đến chi phí xã hội do thất nghiệp và đào tạo lại trong cấu trúc chi phí của họ. Tương tự như thế, không ai có thể tưởng tượng được rằng, tại Hà Lan toàn bộ trong quá trình sản xuất một tách cà phê lại cần tới 140 lít nước. (Chapagain và Hoekstra 2003, 7). Mặc dù một tách cà phê ở Hồng Kông không rẻ, nhưng chắc chắn nó không tính đến toàn bộ vhi phí cần thiết để sản xuất một tách cà phê.

Một số ngoại ứng tiêu cực (Negative Externalities) này có thể được giải quyết thông qua thế và phụ phí.

Ví dụ, ở một số khu vực việc áp dụng pháp lý thuế ô tô đã chi trả một số chi phí xây dựng và bảo trì cầu đường. Thuế carbon đã được áp dụng ở một số quốc gia để trang trải chi phí môi trường. Hồng Kông đã áp đặt thuế môi trường đối với túi mua sắm bằng đồ nhựa và đang đánh giá phí chất thải rắn sinh hoạt để khuyến khích giảm thiểu chất thải. Các loại thuế và phí này được áp dụng với mục đích sắp xếp lại các chi phí và lợi ích xã hội, cũng như đưa ra các khuyến khích hoặc không khuyến khích để tác động đến các hành vi.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, Bill Gates đã thảo luận về một ý tưởng kích thích tư duy về việc đánh thuế robot.

Ông gợi ý rằng người máy có thể bị đánh thuế dựa trên mức thu nhập tương tự mà người lao động đã bị thay thế bởi người máy kiếm được. Mặc dù robot giúp tăng năng suất trong một số lĩnh vực, nhưng vẫn có những lĩnh vực khác – chẳng hạn như chăm sóc người già và làm việc với trẻ em – nơi cần nhiều nguồn lực tài chính và sự tương tác của con người hơn. Thuế robot cũng có thể được sử dụng để tài trợ cho các lĩnh vực này và hỗ trợ đào tạo lại. Quan trọng nhất, việc tăng thuế có thể cho phép một số linh hoạt trong tỷ lệ áp dụng công nghệ, và giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan đến có thể gây ra cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Tác giả: Tiến sĩ Ernest Chi-Hin Ng
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Clip video: Bill Gates thinks we should tax the robot that takes your job

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường