Trang chủ Bạn đọc Âm hưởng triết lý Phật giáo qua bài thơ “Cát bụi” của Trịnh Công Sơn

Âm hưởng triết lý Phật giáo qua bài thơ “Cát bụi” của Trịnh Công Sơn

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Phạm Thị Nguyệt Hằng (Pháp danh: Từ Hằng)
Học viên Học viện PGVN tại Tp.HCM

1. Trịnh Công Sơn và âm hưởng đạo Phật trong lúc sáng tác

Trịnh Công Sơn đã làm mê hoặc hàng triệu con tim bằng sự ưu tư đầy Phật tính trong các ca khúc của mình. Hàng triệu con tim yêu thích nhạc của ông, vì nhạc ông đi vào lòng người, ăn sâu vào máu tim người nghe, nó rất thực tế ăn sâu vào tâm con người, văn không cầu kỳ, hoa mỹ. Thế nhưng ông làm hạt bụi để lại cho đời một tài sản rất lớn. Sự ra đi của ông xoáy vào tâm hồn người nghe một vết thương nhớ khôn nguôi, muôn thuở kiếp người. Với dòng nhạc Trịnh Công Sơn đạo Phật là hơi thở, là sức sống mảnh liệt, bài ca cất lên làm cho con người lắng đọng lại, cảnh vật hiện ra trước mắt đi vào như xoáy vào tim vào óc lòng yêu đất nước Việt Nam. Mỗi khi nhạc trỗi lên làm con người ta hăng hái say mê làm việc yêu đời chứ không thờ ơ lãng quên cuộc sống với mọi người . Mỗi người phải tự nỗ lực để xây dựng cho mình bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân mình thành một tượng đài vững chắc.

Trong bài “Để gió cuốn đi”, hay bài hát “Sống trong đời cần có một tấm lòng/Để làm gì em biết không/Để gió cuốn đi/để gió cuốn đi” và trong bài “Ru em” “Yêu em thêm tình phụ/Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ.” Đây là thái độ phá chấp của một con người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như bông hoa nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa là kẻ chiến thắng, vừa là kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa ta đến những đấu trường – nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn đã thênh thang một cõi đi về. Cái mà ông để lại là hơi ấm tâm linh, niềm an ủi dặn dò của một Phật tử, dành cho bao người đã đến và sẽ đến trần gian này..

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Am huong triet ly PG qua bai Cat Bui cua Trinh Cong Son 1

2. Tư tưởng Phật học của tác giả qua bài thơ

– Thắm đượm triết lý nhân sinh của Phật giáo và quy luật tự nhiên sinh, lão, bệnh, tử là lẽ vô thường. Con người ai cũng vậy buối sáng đến quán cà phê nghe một bản nhạc Trịnh để thư giản tâm hồn. Hơn nữa nhạc ông lại gần gủi con người, thêm dăm ba người bạn ngồi thưởng thức nghỉ ôi thôi quá tuyệt vời.

– Đại diện cho cuộc sống với nhiều mảnh ghép nhiều màu sắc khác nhau, với 2 mảng sáng và tối. Có người quá nghèo, người thì giàu, người thì tật quyền, ai ai cũng thích nghe nhạc sau những buổi làm việc quá căng thẳng. Con người theo quy luật vô thường nhân sinh vũ trụ. Một nắm cát vo tròn vẫn rớt, cuộc sống con người vẫn khổ, chúng ta phải đối diện với nó, sống với nó và sẽ thấy an lạc hạnh phúc.

Trịnh Công Sơn thường ưu tư khắc khoải về thân phận con người. Mình là ai? Từ đâu đến, Đi về đâu? Đấy là câu hỏi không biết bao nhiêu người đặt ra trong đó có học viên . Thì ra trong cuộc sống này không ai nói trước được cuộc đời này nó ra làm sau, nhưng chúng ta có thể nhìn cuộc sống ngày hôm nay là tương lai ngày hôm sau. Để rồi một ngày nào đó hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, nhận ra thân phận mình từ bụi đất, mang kiếp sống mong manh vắn vỏi. Hạt bụi nhỏ bé trong vũ trụ bao la, bất lực trước định luật tự nhiên của tạo hóa, bị lôi cuốn theo con tạo xoay dần. Chúng ta chỉ là hạt bụi chứ không là gì cả, mình biết là vậy nên tránh bớt cái ngã, cái sân si, cái ngạo mạn.

– Rồi một mai vươn hình hài lớn dậy?

Để kiếp sống cát bụi phù du tạm bợ, dù muốn hay không, chấp nhận hay chống đối, hạt bụi cũng rũ áo ra đi về với thân phận đất của mình.

– Để một mai tôi về làm cát bụi?

Thế là hết xong một kiếp người. Vẫn biết bụi đất một mai sẽ trở về với cát bụi. Vẫn biết nơi đến, vẫn biết chốn về nơi đâu. Tất cả chỉ là phù du vô nghĩa.

3. Những thành tựu của Trịnh Công Sơn qua tác phẩm

Đang mong chờ điều gì đó thâm sâu hơn, cao quý hơn những gì tầm thường, đang cuốn hút hạt bụi xoay vòng trong cơn lốc đảo điên. Hình như đôi tai, tâm hồn ông đã nghe được lời mời gọi thiêng liêng nào đó. À thì ra cát bụi mệt nhoài sau những chuỗi ngày “mặt trời soi một kiếp rong chơi” sau những tháng năm hòa mình vào những tiếng động “gõ nhịp khôn nguôi” của cuộc đời. Sau “bao nhiêu năm làm kiếp con người” bỗng chợt nhận ra thiếu vắng một cái gì đó trong cuộc sống. Hạt bụi nhỏ bé như pha lê được mặt trời soi sáng để rồi trái tim khát khao tin yêu thổn thức “xin úp mặt bùi ngùi từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.”

– Là tin vui gì?

Ai có thể đem cho đất trời tin vui bất diệt? Mỗi hạt bụi trong vũ trụ bao la đang chờ đợi một tin vui khác nhau. Có hạt được chiếu sáng lấp lánh dù là hư ảo chớp nhoáng. Hạt được tích lũy thêm những lớp đất cát phù du, dù bụi chẳng mang được “một mai về làm cát bụi”. Hạt cát chỉ biết rong chơi dưới ánh mặt trời. Hạt này chỉ biết hưởng thụ bỏ kiếp phù sinh rắn rỏi. Mặt khác có hạt thích nâng đỡ những bụi khác mỏng manh hơn để “vươn hình hài lớn dậy” Ôi cát bụi tuyệt vời! Cuộc sống dần trôi với bao cay đắng chất đầy lên đôi vai gầy, mà ý nghĩa cuộc đời vẫn biệt tăm, ông buông một tiếng thở dài chán chường “Ôi cát bụi mệt nhoài” tiếp tục cho cuộc hành trình con người sắp đến đích mà không biết đến đâu. Một hôm “chợt một chiều tóc trắng như vôi” mới giật mình nhìn lại mình thì chao ơi! mãi đi tìm ý nghĩa trong cuộc sống rong ruổi khắp nơi khi mà lá úa trên cao rụng đầy.

Cụm rừng nào lá xác xơ cây?

Lòng học viên chùn xuống, băn khoăn hỏi lòng mình,

Chiếc lá vàng kia về đâu?

Phận con người có gì hơn chiếc lá vàng kia một hạt bụi “trăm năm vào chết một ngày” đời người ky cóp, chắt chiu, một ngày xuôi tay nhắm mắt.

4. Cảm nhận của tác giả trước sinh tử qua lăng kính Phật giáo

Trong thế giới rộng lớn và vô hạn này con người chỉ là hữu học. Tu ở kiếp trước chỉ là một hạt bụi vô danh trong vũ trụ, rồi tái sinh làm kiếp con người mang hình hài và số phận. Để rồi được sống, được yêu thương của gia đình và lớn lên trong xã hội, trưởng thành từng ngày. Thế rồi một ngày kia mái đầu xanh bây giờ đã tóc trắng như vôi. Đời người như cành mai sớm nở tối tàn, như mây như khói và rồi con người cũng trở về với cát bụi. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi”, ca khúc thoại đầu nghe thấy day dứt, băn khoăn về kiếp người ngắn ngũi qua hình ảnh cát bụi nhưng nghe nhiều lần ta lại trải nghiệm ra và vỡ òa đồng cảm và có chút rung động, nhẹ nhàng bởi ca khúc không chỉ có nỗi buồn khắc khoải mà còn toát lên niềm hạnh phúc nho nhỏ trử tình vì có người đã sống đời sống ý nghĩa. Bởi lẽ cát bụi không chỉ đơn giản là cát bụi mà còn đại diện cho cuộc sống với nhiều mảnh ghép nhiều màu sắc khác nhau với hai mảng sáng và tối đặc trưng. Chính chúng ta là người lựa chọn mảng màu tươi sáng để chúng ta trở về cát bụi kết thúc vòng luân hồi, và hãnh diện cuộc đời đã từng sống như chính tác giả.

Nhận ra những được mất của cuộc đời. Đời người như trò chơi nắm cát, nắm càng chặt thì tuột càng nhanh có nhiều hạt bụi thích rong chơi, thích dục vọng.

Có hạt làm tươi thắm cho cuộc đời bằng những hạt ghép ly ty vào nhau, in ấn màu đất tươi mát, in dấu cuộc đời tốt đẹp cho mai sau.

– Thuyết tứ đế: Cái khổ ta thấy nó, nhận diện được nó, đối diện với nó theo quy luật sinh già, bệnh, chết nhưng hạt bụi tuyệt vời làm cho những hạt cát những đóng góp in ấn giản dị, chân thành có ý nghĩa gắn với chuẩn mực xã hội, đạo lý dân tộc, hạnh phúc an vui.

– Thuyết nhân quả: Cho đi nhận điều tốt lành như bông hoa tươi thắm biết sẽ héo tàn, nhưng mỗi ngày được có ích cho người ngắm xem… biết sắp rụng… nhưng vẫn đẹp đem lại hạnh phúc người ngắm tức là biết có sinh có diệt nhưng vẫn sống có ích cho đời.

– Thuyết luân hồi: Con chim bay đi đến đâu rồi cũng về nơi tổ chim của nó, con cá vẫn lội trong nước không ở yên một chổ cũng theo biển về nguồn. Người khách trọ đến rồi ra đi về với cát bụi, như hạt sương mai như chiếc bóng vỡ tan…vẫn theo bánh xe luân hồi.Trinh Công Sơn không bi quan cuộc sống, dầu ngắn ngủi, cuộc sống cần có ý nghĩa, sống tích cực để làm hạt bụi tuyệt vời. “Ta thấy em trong tiền kiếp”… Thấy được quá khứ, hiện tại. Nếu nói rằng đời ngắn ngũi như giấc mộng thì “Cát bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ta thấy nó dường như rất ngắn, chỉ một thoáng vui, một vòng dạo chơi chỗ vô thường. “Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một ngày”. Cả một đời làm kiếp con người theo đuổi những dục vọng và mộng tưởng, để rồi quay đi ngoảnh lại thấy mình già yếu như lá úa trên cao sắp rụng cái chết đến trong gang tấc những câu hát nhẹ nhàng, lãng đảng như hơi thở nhưng lại vô cùng sâu lắng in vào tâm khảm con người.

5. Những triết lý sâu sắc về nhạc Trịnh Công Sơn để lại cho cuộc đời

– Khi nghe Cát bụi nhận ra có những trải lòng thật chân thực với đời mà ngẫm tới những được mất và rồi thấy đời như nắm cát, nắm càng chặt thì tuột càng nhanh. Trong những giây phút lắng đọng để chiêm nghiệm, ta chợt giật mình trăn trở, cuộc đời thân người là đau khổ. Nhưng cuộc sống vẫn phải sống, phải làm sao tìm con đường an lạc cho chính mình.

– Cát bụi mà Trịnh Công Sơn được hát lên bởi thế hệ tiếp nối trong vòng quay vĩnh hằng của đời người. Biết cống hiến cho đời những tài sản âm nhạc, những cảm xúc thăng hoa cùng trải nghiệm.

– Trịnh Công Sơn còn chứa biết bao những triết lý sâu sắc về tình yêu, về nhân sinh cuộc sống và con người. Nhạc Trịnh Công Sơn bắt đầu bằng những bài ca yêu lẽ sống trong cuộc đời. Về con người sinh ra và lớn lên già đi rồi mất. Đạo Phật và quy luật Sinh lão của con người. Cát bụi cảm nhận được tâm tư đó. Con người chỉ là hạt bụi vô danh lơ lững trong vũ trụ, tái sinh thành kiếp con người mang hình hài và số phận. Chúng ta sống trong vòng tay yêu thương của người thân, bạn bè, lớn lên trong xã hội, học tập, phấn đấu và trưởng thành.

– Thoắt đi một cái qua rất nhanh con người chỉ là hạt bụi hóa thân thành kiếp nhân sinh, sớm muộn cũng tàn theo thời gian. Do đó nỗi khắc khoải ngoài đời của con người là tìm kiếm sự hiện hữu, ý nghĩa đau khổ được giải thoát. Trịnh Công Sơn không bi quan cuộc sống, ông chỉ nói lên cảm nhận của mình về sự mong manh một kiếp người. Nếu ta biết sống, biết trân trọng, quí mến và thương yêu mọi người thì cuộc đời sẽ đẹp biết dường nào đó là nhân quả, là qui luật trong cuộc sống cũng như đóa hoa, biết sắp tàn rụng cánh hoa, nếu ta biết nâng niu bông hoa sẽ đẹp, và biết sự sống nay còn mai mất nên mình phải biết trân quí cái mình có được. Xét cho cùng, đã là con người ở đời, mặc dầu sống lâu trăm tuổi, vẫy vùng khắp nơi rồi cuối cùng cũng về tro bụi. Nhưng mình phải sống thực tế, nhìn nhận và đối diện với nó, cũng chính nó đem đến cho mình một cuộc sống hữu ích tốt đẹp.

Con người theo quy luật tuần hoàn, biết mình, tự thân chỉ là “Cát Bụi” nhưng là “Cát bụi tuyệt vời”. Ánh sáng vẫn ở phía trước hãy đem tình thương lan tỏa khắp nơi. Nơi ấy sẽ là hướng đi đến nơi mà ai ai cũng hạnh phúc tràn đầy. Ánh sáng ấy mãi mãi vẫn làm niềm vui cho cuộc đời…

Tác giả: Phạm Thị Nguyệt Hằng (Pháp danh: Từ Hằng)
Học viên Học viện PGVN tại Tp.HCM

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường