Phật tử đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải phật tử nào cũng nắm rõ những điều không nên làm khi đến chùa lễ Phật.1. Trang phục không trang nghiêm Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa, đó là ăn mặc không trang nghiêm. Bởi việc mặc đồ kín đáo, lịch sự khi đến chùa cũng thể hiện văn hóa lịch sự, trình độ hiểu biết và đạo đức của mỗi người. Cụ thể, không nên mặc váy ngắn, áo hai dây, quần cộc, áo xuyên thấu, quần áo hở hang, quần áo bó sát người khi đến chùa. Bạn có thể chọn những bộ đồ màu sắc nhã nhặn, lịch sự để đến chùa làm lễ. Ý nghĩa Cầu an đầu năm 2. Tự tiện đặt lễ mặn trong chùa Phật điện là nơi thờ tự chính nên chúng ta không dâng cúng các đồ cúng thiếu sạch sẽ, hoặc thịt chúng sinh (lễ mặn). Trên hương án của chính điện chỉ nên dâng lễ chay, tịnh, trang nghiêm, thanh sạch. 3. Tiền công đức đặt không đúng chỗ Trong chùa sẽ có nơi đựng tiền công đức dễ nhìn thấy nhất. Nên nếu bạn muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử nên đặt vào các vị trí được chỉ dẫn. Không nhét tiền bừa bãi, rải tiền trên ban thờ, nhét tiền vào tay tôn tượng Phật, gây uế tạp sự linh thiêng của tôn tượng Phật đang được thờ tự. 4. Tự ý sử dụng và lấy đồ ở chùa Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần tránh là tự ý sử dụng hay lấy đồ ở chùa. Bởi các món đồ Pháp bảo, vật dụng ở chùa do thập phương bá tính phát tâm cúng dường để mong ước đem đến lợi lạc cho chúng sinh. Khi bạn tự ý lấy đồ ở chùa chính là đang bòn rút của cải của thập phương bá tính, đó là điều xấu ác. 5. Khạc nhổ bừa bãi, đi đứng hoặc nằm ngả ngốn trong không gian ngôi chùa Tránh tuyệt đối không được to giọng bình phẩm, nằm ngồi ngả ngốn hay khạc nhổ bừa bãi khi đi lễ chùa. Đây là hạnh động vô cùng bất kính, bất nhã mà chúng ta cần tránh khi đến thăm quan, viếng chùa. Thiện Minh (Tổng hợp)
Bạn đọc
5 điều phật tử không nên làm khi đến chùa
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Ngọn lửa sân hận từ vụ "phóng hỏa" ở đường Phạm Văn Đồng
Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: "Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật. Khi chúng ta nuôi dưỡng sân hận, chúng ta tự tạo ra một khổ đau vô tận cho chính mình."
-
Robot AI có thể đạt tới khả năng giác ngộ?
Robot có thể mô phỏng hành vi giác ngộ, nhưng đó chỉ là vỏ bọc trống rỗng, không chứa đựng bản chất chân thật. Do đó, giác ngộ mãi mãi thuộc về thế giới của tâm thức, ngoài tầm với của máy móc vô tri.
-
Phóng viên ảnh thời AI: Chính niệm trong sáng tạo hình ảnh
Phật giáo dạy rằng, người tu hành phải làm chủ tâm trí, không để ngoại cảnh chi phối. Người phóng viên ảnh cũng vậy: cần làm chủ AI như một công cụ, để nó hỗ trợ mình thay vì áp đảo sự sáng tạo cá nhân.
-
Tương lai kỹ năng viết trong kỷ nguyên AI
Bài viết của Paul Graham đã đặt ra một vấn đề đáng báo động trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão: Liệu chúng ta có đánh đổi khả năng tư duy của mình lấy sự tiện lợi từ AI?
-
Cù lao thú vị…
Giữa đêm trường, lời tâm sự của bậc chân tu cao niên, bên thềm lễ hội. Giữa không gian miền quê bao la, bao quanh sóng nước dập dềnh, một đêm trên một cù lao thú vị, đáng nhớ!
-
Bài hát “Mong về cõi A Mi Đà” theo điệu Disco rộn ràng
Nếu như có người muốn thấu rõ tất cả chư Phật mười phương ba đời, thì hãy quán sát tính pháp giới. Pháp giới là chân như thật quán, chỉ tâm thức quán. Tất cả hết thảy cảnh giới đều do tâm tạo ra.
Bình luận (0)