Khoảng ở đoạn đồng tử THIỆN TÀI đi cầu học đạo tới vị Thiện tri thức thứ 43: VISHVAMITRA  (Đồng Tử Sư BIẾN HỮU) có viết:

“Đồng tử nói:

Này Thiện nam tử ! Ta được Bồ tát giải thoát môn tên là “THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ”.

Ta hằng xướng trì những TỰ MẪU  này:

Lúc xướng chữ “A”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là Bồ-tát-oai-lực nhập vô-sai-biệt cảnh-giới.

Lúc xướng chữ “RA”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là vô-biên-sai-biệt-môn.

Lúc xướng chữ “BA”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-chiếu-pháp-giới.

Lúc xướng chữ “GIẢ”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-luân-đoạn-sai-biệt.

Lúc xướng chữ “NA”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là đắc-vô-y-vô-thượng.

Lúc xướng chữ “LÔ, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là y-chỉ-vô-cấu.

Lúc xướng chữ “ĐẢ”, thì nhập bát  nhã ba-la-mật-môn tên là bất-thối-chuyển-phương-tiện.

Lúc xướng chữ “BÀ”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là kim-cang-tràng.

Lúc xướng chữ  “ĐỒ”, thì nhập bát  nhã ba-la-mật-môn tên là nhật-phổ-luân.

Lúc xướng chữ “SA”, thì nhập bát  nhã ba-la-mật-môn tên là hải-tạng.

Lúc xướng chữ PHƯỢC, thì nhập bát   nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-sinh-an-trụ.

Lúc xướng chữ ĐÁ, thì nhập bát  nhã ba-la-mật-môn tên là viên-mãn-quang.

Lúc xướng chữ DÃ, thì nhập bát  nhã ba-la-mật-môn tên là sai-biệt-tích-tụ.

Lúc xướng chữ “SẮC-TRA”, thì nhập bát nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-quang-minh-tức-phiền-não.

Lúc xướng chữ CA, thì nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là Vô-sai-biệt-vân.

Lúc xướng chữ SA, thì nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là giáng-chú-đại-vũ.

Lúc xướng chữ MẠ, thì nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đại-lưu-thoan-khích-chúng-phong-tề-trĩ.

Lúc xướng chữ GIÀ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là phổ-an-lập.

Lúc xướng chữ THA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là chơn-như-bình-đẳng-tạng.

Lúc xướng chữ XÃ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhập-thế-gian-hải-thanh-tịnh.

Lúc xướng chữ TOẢ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là niệm-nhất-thiết-phật-trang-nghiêm.

Lúc xướng chữ ĐÀ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát-giản-trạch-nhất-thiết-pháp-tụ.

Lúc xướng chữ XA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thuận-nhất-thiết-phật-giáo-luân-quang-minh.

Lúc xướng chữ KHƯ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-nhơn-địa-trí-huệ-tạng.

Lúc xướng chữ XOA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tức-chư-nghiệp-hải-tạng.

Lúc xướng chữ TA-ĐA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quyên-chư-hoặc-chướng-khai-tịnh-quang-minh.

Lúc xướng chữ NHƯƠNG, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tác-thế-gian-trí-huệ-môn.

Lúc xướng chữ HẠT-LÃ-ĐA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là sinh-tử-cảnh-giới-trí-huệ-luân.

Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết-trí-cung-điện-viên-mãn-trang-nghiêm.

Lúc xướng chữ XA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-phương-tiện-tạng-các-biệt-viên-mãn.

Lúc xướng chữ SA-MA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thập-phương-hiện-kiến-chư-phật.

Lúc xướng chữ HA-BÀ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát nhất-thiết vô-duyên chúng-sinh phương-tiện nhiếp-thọ linh xuất-sinh vô-ngại-lực.

Lúc xướng chữ THA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-xu-nhập-nhất-thiết-công-đức-hải.

Lúc xướng chữ GIÀ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là trì-nhất thiết-pháp-vân-kiên-cố-hải-tạng.

Lúc xướng chữ TRA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-nguyện-phổ-kiến-thập-phương-chư-Phật.

Lúc xướng chữ NÃ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát tự-luân hữu vô-tận chư ức tự.

Lúc xướng chữ TA-PHÃ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là hóa-chúng-sinh-cứu-cánh-xứ.

Lúc xướng chữ SA-CA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quảng-đại-tạng-vô-ngại-biện-quang-minh-luân-biến-chiếu.

Lúc xướng chữ DÃ-TA, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tuyên-thuyết nhất-thiết-Phật-pháp cảnh-giới.

Lúc xướng chữ “THẤT GIẢ”, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết chúng-sinh-giới pháp-lôi biến-hống.

Lúc xướng chữ SÁ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là dĩ vô-ngã-pháp khai-hiểu chúng-sinh.

Lúc xướng chữ ĐÀ, thì nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là Nhất-thiết pháp-luân sai-biệt-tạng.
Này Thiện nam tử ! Lúc ta xướng những tự-mẫu như vậy, thì trước tiên ta nhập bốn mươi hai môn Bát nhã Ba la mật đây, cùng với vô lượng vô số môn Bát nhã Ba la mật.

Này Thiện nam tử ! Ta chỉ biết môn giải thoát BỒ TÁT THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ này.

Như chư đại Bồ Tát có thể đối với pháp thiện xảo thế gian và xuất thế gian dùng trí thông đạt đến bỉ ngạn. 

Những phương pháp lạ, những nghề nghiệp khéo đều thấu đáo không sót. 

Hiểu rành những văn tự toán số, Y-phương, chú-thuật, trị lành bệnh tật.

Lại biết rành những chỗ sản xuất vàng, bạc, châu, ngọc, san-hô, lưu-ly, ma-ni, xa-cừ, tất cả kho tàng bửu  vật, những phẩm loại, những giá  trị.

Những xóm làng thành ấp, cung điện vườn tược, núi, rừng, suối, ao… phàm những chỗ ở của tất cả nhân chúng, Bồ Tát đều có thể phương tiện nhiếp thọ.

Bồ Tát lại khéo quán sát thiên văn, địa lý, tướng người tốt xấu, tiếng của chim thú, mây ráng khí hậu, trúng mùa, thất thu, quốc độ an nguy, tất cả kỹ nghệ thế gian, Bồ Tát đều rành rẽ, tận nguyên bản tất cả.

Bồ Tát lại có thể phân biệt pháp xuất thế, chính-danh biện-nghĩa quán-sát thể tướng, tùy thuận tu hành, trí nhập trong đó, không nghi ngại, không ngu tối, không ngoan độn, không ưu-não, không trầm một, đều hiện chứng tất cả. 

Ta thế nào biết được, nói được Công-Đức-Hạnh đó.

(~Phẩm 39: ” Nhập Pháp giới”, kinh Hoa Nghiêm, tập 4,  trang 652, Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH dịch, nhà xuất bản Tôn Giáo, năm 2022).
--
Hòa thượng TUYÊN HÓA trong bài  giảng về “ĐẠO TRÀNG HOA NGHIÊM, HOA NGHIÊM HẢI HỘI” có nói về “42 TỰ MẪU HOA NGHIÊM” này.

Hòa Thượng TUYÊN HÓA giảng vào tối Chủ Nhật, ngày 16 tháng chín năm 1973, trong buổi giảng Kinh HOA NGHIÊM, Phẩm “Thế Chủ Diệu Nghiêm”, tại San Francisco:

“Tuần sau (Thứ Ba và thứ Năm) pháp sư Huệ Tăng sẽ đến dạy quý vị những nghi thức và các bài tụng dành cho việc thỉnh pháp, các buổi giảng Kinh. 

Tuy nhiên, các nghi lễ không có gì nhất định. 

Pháp sư sẽ cho quý vị biết nghi thức được thực hành ở Trung Hoa như thế nào nhưng chúng ta hiện giờ đang ở Mỹ. 

Và cách thức ở Mỹ không cần phải giống như ở Trung Hoa. 

Nhưng vì vị ấy đến để dạy, quý vị có thể học và quý vị xem có cách nào để áp dụng nghi thức Trung Hoa cho nước Mỹ. 

Thầy Huệ Tăng cũng muốn dạy cho quý vị “HOA NGHIÊM TỰ MẪU” (42 AVATAMSAKA  SYLLABARY).

Đây là điều quý vị cần cẩn trọng học hỏi.

Có rất ít người xuất gia ở Trung Hoa biết thực hành nghi lễ này.

Nó là phương thức rất là huyền bí và kỳ diệu trong Phật pháp. 

Tụng “HOA NGHIÊM TỰ MẪU” sẽ đem lại rất nhiều CÔNG ĐỨC.

Nếu quý vị xướng tụng hay, thì Ngài THIỆN TÀI đồng tử sẽ đến và rất vui mừng, nhảy nhót như một đứa bé.

Ngài THIỆN TÀI đồng tử đã đến đạo tràng của chúng ta nhiều lần lắm rồi. 

Những ai đã khai nhãn (Thiên Nhãn Thông) thì có thấy Ngài THIỆN TÀI hát, múa ở đây. 

Và Ngài rất hoan hỷ. 

Những người khác thì không thấy và cũng không biết. 

Có vài lần Ngài đến vào lúc giảng Kinh.

Ngài rất vui mừng với những gì Ngài nghe. 

Đạo tràng của chúng ta là “ĐẠO TRÀNG HOA NGHIÊM” (Avatamsaka Way- Place), là “HOA NGHIÊM HẢI HỘI” (the HUA YEN “SEA ASSEMBLY”). 

Chư Phật, chư Bồ Tát mười phương đều đến ủng hộ Đạo tràng chúng ta.

Lý do mà tôi thường nói cho quý vị biết là sẽ không có trận động đất lớn nào ở San Francisco, là vì chúng ta có “ĐẠO TRÀNG HOA NGHIÊM”, nơi đang thuyết giảng “Đại Pháp HOA NGHIÊM”.

Cho nên thành phố San Francisco chắc chắn là bình an. 

Phần lớn người dân vùng Vịnh này không hề biết cuộc sống của họ bình an là nhờ những buổi thuyết pháp của chúng ta về KINH HOA NGHIÊM… “

Trích từ:

https://www.dharmasite.net/DaoTrangHoaNghiemHoaNghiemHaiHoi.htm

Và: https://www.drbachinese.org/vbs/publish/270/vbs270p001.htm

-Hòa thượng TUYÊN HÓA giảng trong phẩm 39:” Nhập Pháp Giới”, (phần 14), kinh Hoa Nghiêm ( Thích Minh Định dịch):

Ta hằng xướng trì những tự-mẫu này:

~HT. TUYÊN HÓA GIẢNG: 

Thiện Tri Chúng Nghệ nói: 

Ta luôn luôn xướng niệm tu trì “BỐN MƯƠI HAI TỰ MẪU HOA NGHIÊM”.

Trong Trí Luận có nói: 

“Các Đà La Ni đều từ phân biệt lời mà sinh ra.

Bốn mươi hai tự (chữ) là căn bản của tất cả chữ. 

Do chữ mà có lời.  Do lời mà có tên. Do tên mà có nghĩa.

Nếu Bồ Tát nghe chữ, cho đến hiểu nghĩa. Chữ đó bắt đầu chữ A, sau Đà, trong có bốn mươi. Đắc được chữ Đà La Ni đó, thì thành tựu được nhiều LỢI ÍCH”.

*XƯỚNG NIỆM “42 TỰ MẪU HOA NGHIÊM”, CÓ LỢI ÍCH GÌ? 

-Có sự DIỆU DỤNG vô cùng tận. 

Có thể TIÊU TRỪ TỘI NGHIỆP hết sạch. 

Sức oai lực không thể nghĩ bàn. 

Tóm lại, có nghĩ cũng nghĩ không đến được. Có nói cũng nói không ra. 

Cho nên, nói không thể nghĩ bàn. 

*VẬY, TU TRÌ NHƯ THẾ NÀO?

Trong “Du Già Nghĩa Quy Sớ Sao” có nói rằng:

“Ai muốn sớm vào một thừa, thì tu tập quán thân TỲ LÔ GIÁ NA Như Lai (Vairocana -Tathāgata).. 

Trước hết, nên phát khởi HẠNH, NGUYỆN vi diệu của Bồ Tát PHỔ HIỀN. 

Còn phải dùng ba mật gia trì thân- tâm.

Liền có thể ngộ nhập biển đại trí huệ của Bồ Tát VĂN THÙ Sư Lợi. 

Sau đó, người tu hành, trước hết ở chỗ vắng vẻ, nhiếp niệm an tâm, nhắm mắt ngồi kiết già ngay ngắn. 

Vận tâm duyên khắp vô biên biển cõi.

Quán sát kỹ càng tất cả Như Lai ba đời, ở trước khắp mỗi vị Phật Bồ Tát, ân cần cung kính, lễ bái đi nhiễu quanh.

Lại dùng đủ thứ biển mây đồ cúng dường, dâng cúng tất cả các Thánh chúng như vậy. 

Cúng dường rộng lớn rồi, lại phải quán tâm mình. 

Tâm vốn không sinh, tự tính thành tựu.

Quang minh chiếu khắp như hư không.

Lại phải khởi tâm bi thâm sâu, thương xót chúng sinh, chẳng ngộ tâm mình, luân hồi các loài. 

Tôi sẽ giáo hoá cứu độ khắp, khiến cho họ khai ngộ hết không sót thừa.

Lại phải quán sát tâm mình, tâm các chúng sinh, và tâm chư Phật, vốn không có gì khác biệt. Bình đẳng một tướng, thành đại Bồ Đề

Tâm, trong suốt thanh tịnh, rộng lớn khắp cùng. 

Tròn sáng trong sạch, thành vầng mặt trăng lớn. 

Lượng đồng hư không, chẳng có bờ mé.

Lại ở trong mặt trăng, bày bố 42 chữ Phạn vòng về bên phải.

Tất cả đều sắc vàng ròng, phóng đại quang minh.

Chiếu sáng mười phương, phân minh hiển hiện. 

Trong mỗi quang minh, có đủ vô lượng biển cõi. 

Mỗi mỗi biển cõi, có vô lượng chư Phật. 

Mỗi mỗi chư Phật, có vô lượng Thánh chúng, vây quanh trước sau. 

Ngồi bồ đề tràng, thành ĐẲNG CHÍNH GIÁC. 

Trí vào ba đời, thân khắp mười phương. 

Chuyển đại pháp luân, độ thoát tất cả chúng sinh. 

Đều khiến cho họ hiện chứng vô trụ Niết Bàn. 

Lại phải ngộ nhập môn “Bát Nhã Ba La Mật 42 chữ”, thấu rõ tất cả pháp đều không chỗ đắc. 

Quán pháp giới thảy đều bình đẳng, không có sự khác biệt. 

Người tu Du Già, nếu có thể quán hành tương ưng với Đà La Ni, thì lập tức hiện chứng được trí thân TỲ LÔ GIÁ NA NHƯ LAI (Vairocana -Tathāgata). 

Ở trong chư Phật, đắc được không chướng ngại”.

42 chữ, đều nói nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật. 

“Bát Nhã” dịch là “trí huệ”. 

“Ba La Mật” dịch là “đến bờ kia”. 

Dùng từ chữ vào môn vô tướng. 

Cho nên chữ nghĩa làm môn. 

Vì dùng ngộ để hiển nghĩa, đều nói không thể đắc được trí.

Không chỗ đắc tức là Bát Nhã.

Trong Kinh VĂN THÙ Ngũ Tự có nói rằng: 

Thọ trì Đà la ni này, liền nhập vào tất cả pháp bình đẳng, sớm được thành tựu Ma Ha Bát Nhã. 

Chỉ tụng một biến, giống như trì tám vạn bốn ngàn tạng Tu đa la, tức là tạng Kinh.

Văn Thù Ngũ Tự Tâm Chú tức là: A, Ra, Ba, Giả, Na.

Dùng chữ A vì pháp vốn không sinh, chữ Na không có tính tướng. 

Dùng chữ NA vì không có tính tướng, chữ Giả không có các hạnh. 

Dùng chữ GIẢ vì không có các hạnh, chữ Ba không có đệ nhất nghĩa. 

Dùng chữ BA vì không có đệ nhất nghĩa, chữ Đa không có trần cấu nghĩa. 

Dùng chữ ĐA vì không có trần cấu nghĩa, chữ A pháp vốn không sinh.

(- Hòa thượng TUYÊN HÓA giảng trong phẩm 39:” Nhập Pháp Giới”, phần 14, kinh Hoa Nghiêm, THÍCH MINH ĐỊNH dịch).

*Xem thêm tại:

https://langnghiem.com/vi/kinh-hoa-nghiem-pham-vao-phap-gioi-14/

Ở các nước có đạo tràng của Phật tử người Hoa thì  đa số thường hay có Đạo tràng tụng kinh Hoa Nghiêm. 

Chẳng hạn, tại “The Singapore Buddhist Lodge” (Singapore) hay tụng “Samantabhadra bodhisattva’s practices and vows chapter” vào lúc sáng  9:30am.

Ở tu viện GOLD BUDDHA MONASTERY (Vancouver, Canada) thường hay có các phiên tụng kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra Recitation Session).  

Và “Dharma Realm Buddhist Association” (California, USA) cũng hay có các phiên tụng kinh Hoa Nghiêm.

Tại Dharma Rain Zen Center ( Portland, USA) cũng có các phiên tụng kinh Hoa Nghiêm (Recitation of the Avatamsaka Sutra).

Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Vạn Đức (Thủ Đức) hay tụng phẩm kinh “Phổ Hiền hạnh, nguyện”, tức là phẩm 40, kinh Hoa

Nghiêm tại tháp thờ sư ông THÍCH TRÍ TỊNH.

Chùa Ân Phước, đường Phạm Văn Đồng, phường 13, quận Bình Thạnh, cũng hay có buổi lễ tụng kinh Hoa Nghiêm tam phẩm. 

Những Phật tử mến mộ bộ kinh quý Hoa Nghiêm có thể tham gia tụng kinh ở chùa này.

Tuy nhiên, chùa Ân Phước thường hay tụng kinh bằng tiếng Hoa, vì đây là cộng đồng của các Phật tử người Hoa. 

Đối với một số phật tử ở TP.HCM thường hay trì tụng kinh Hoa Nghiêm tại nhà, thì đã có vài nhóm nhỏ khoảng 5 người/nhóm, thường đến nhà một người trong nhóm để cùng tụng kinh HOA NGHIÊM chung vào mỗi Chủ Nhật cuối tuần. 

Các phật tử ấy cũng trân trọng đặt tên cho nhóm nhỏ của mình là ĐẠO TRÀNG HOA NGHIÊM (Avatamsaka Way- Place),  như một cách để nhắc nhở mình phải tu học theo kinh Hoa Nghiêm tinh tấn và sâu kỹ hơn nữa.

Thường thì  trong một ngày Chủ Nhật, họ hay tụng 5 phẩm chủ yếu trong kinh Hoa Nghiêm là:

- Phẩm 11:” Tịnh Hạnh”, 

- Phẩm 12:” Hiền Thủ”, 

- Phẩm 14: “Tu Di Sơn Đỉnh Kệ Tán”, 

- Phẩm 20: “Dạ Ma cung Kệ Tán”, 

- Phẩm 40 :” Hạnh, nguyện Phổ Hiền”.

Và các nhóm cũng đã duy trì hoạt động tụng kinh  Hoa Nghiêm này trong nhiều tháng nay. 

Do bộ kinh Hoa Nghiêm rất dài, gồm 4 tập, mà mỗi tập cũng dày, nên một người trong nhóm đã trích 5 phẩm này và in trong cùng một tập in ấn nội bộ nhóm, chỉ bao gồm 5 phẩm, để cả nhóm có thể tụng chung cho tiện hơn vào mỗi cuối tuần.

Sau khi đọc tụng kinh Hoa Nghiêm vào mỗi Chủ Nhật cuối tuần, thì nhóm này còn dành thời gian khoảng 30 phút cuối mỗi buổi để niệm Phật, cầu vãng sinh Tịnh Độ của Phật A Mi Đà. Buổi trưa đó thì cả nhóm ăn chay.

Trước khi đọc kinh Hoa Nghiêm thì cả nhóm lạy Phật. 

Như vậy là đã thực hành theo như Thời khóa tu tập hàng ngày của người tu tập Tịnh Độ (Daily routine of Pure Land practitioner).

Nhóm vẫn mong có vị sư ở chùa nào đó có thể hướng dẫn các phật tử đọc kinh Hoa Nghiêm và sẽ tập hợp được đông đảo các phật tử ở chùa cùng tụng kinh này chung với nhau càng nhiều người càng tốt. 
--

Như trong KINH “NIỆM PHẬT BA LA MẬT” có nói:

“- Diệu Nguyệt cư sĩ ! 

Nên biết rằng ĐƯỢC VÃNG SINH CỰC LẠC, THÌ KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI ĐỊA VỊ PHÀM PHU, VỚI THÂN XÁC NGŨ UẨN NỮA.

Do đó, mới gọi là “BẤT THỐI CHUYỂN”.

Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí lực, mười tám pháp Bất cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà ra ni, vô số Tam muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ Tát… cho đến khi đắc quả Phật.

Bởi vậy mà Ta, THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN, hôm nay trân trọng xác quyết rằng :

’VÃNG SINH’ ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI ‘THÀNH PHẬT’.

VÌ ‘VÃNG SINH’ TỨC LÀ ‘THÀNH PHẬT’.”

~ Trích Kinh “NIỆM PHẬT BA LA MẬT”

-Phẩm Thứ Hai : “MƯỜI TÂM THÙ THẮNG”

-Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM dịch Việt văn, nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2016.
==

Những ai đã từng đọc DI NGÔN của Hòa thượng Tuyên Hóa, đều biết rằng Hòa thượng đã dặn dò đệ tử của Ngài nên đọc kinh HOA

NGHIÊM và NIỆM PHẬT cho Ngài, trong 7 ngày hoặc 49 ngày, khi Ngài ra đi mãi mãi:

“Khi tôi đi rồi, các vị có thể tụng “KINH HOA NGHIÊM” và “NIỆM PHẬT”, hoặc một thất (7 ngày), hoặc bảy thất (49 ngày). 

Muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị.

Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không.

Ngoài ra, tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả.

Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào.”

(TRÍCH DI NGÔN CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA, Ngày 4 và 5 tháng 12, năm 1994. Trích và dịch từ báo VAJRA BODHI SEA số tháng 7, 1995 trang. 20-21)

Và thực tế thì khi ngài nhập Niết Bàn, Vạn Phật Thánh Thành đã tổ chức đọc KINH HOA NGHIÊM và NIỆM PHẬT cho ngài trong 49 ngày.
---
(After I depart, you can recite the AVATAMSAKA SUTRA
& the NAME OF THE BUDDHA for however many days you would like.

Perhaps seven days or forty-nine days.

After the cremation, scatter my ashes in the air.

I do not want you to do anything else at all for me. 

Do not build any pagodas or memorials.

-Master HSUAN HUA-

AN EXCERPT FROM THE VENERABLE MASTER HSUAN HUA’S FINAL INSTRUCTIONS)

* “Namo Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra; all the Buddhas and Bodhisattvas at the Hua Yen Sea Assembly”
(Nam Mô Đại Phương Quảng Phật HOA NGHIÊM KINH; HOA NGHIÊM HẢI HỘI Phật & Bồ Tát.)

-Cách đọc “42 tự mẫu Hoa Nghiêm” theo tiếng Phạn: https://www.youtube.com/watch?v=B67nBjyF2Fs

Bài: Diệu Trí, TP.HCM
Tranh: Guo Tu-C.T MLS