Trang chủ Chuyên đề Y nghĩa kệ thị tịch của thiền sư Như Trừng Lân Giác đối với phật tử hiện nay

Y nghĩa kệ thị tịch của thiền sư Như Trừng Lân Giác đối với phật tử hiện nay

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

TK.TS.Thích Quảng Hợp
Trụ trì chùa Hưng Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

1. Dẫn nhập

Kính thưa các nhà khoa học, học giả. Kính bạch chư Tôn đức, Tăng ni. Thật may mắn cho học giả là một tu sĩ Phật giáo quê ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng, bén duyên xuất gia được làm đệ tử HT. chùa Tảo Sách. Khi còn niên thiếu được Thầy tổ cho lên Quán Sứ thị giả Cố HT. Thích Tâm Tịch – Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vừa được học Văn hóa ở trường Đại học xã hội và nhân văn Hà Nội, vừa được học đạo qua những lời pháp nhũ hiền hòa của Đức Pháp chủ tại văn phòng Hội đồng Chứng minh. Khi ấy, nhà chùa hay đi lại hành lang phía cửa hàng chi nhánh bán báo Giác Ngộ của cô Xuân Loan đảm nhiệm thì hay thấy Phật tử hành hương lễ Phật trên chùa xuống hỏi về đạo Tâm không là gì? Giá trị của Tâm không như thế nào? Bùa chú nhà Phật có nguồn gốc từ đâu? ý nghĩa thế nào? Và dần theo năm tháng, trong tâm thức nhà chùa chỉ giải thích được phần nào cho Phật tử ấy.

Khi đức Pháp chủ đệ nhị viên tịch năm 2005. Dần theo năm tháng, tôi học xong Đại học Phật giáo tại Hà Nội, lại được đi lại chùa Tảo Sách và đi hạ vài năm về chùa Liên Phái, cùng chư Tăng mục sở thị nghe kinh, niệm Phật, tận mắt chứng kiến nơi xưa Tổ Như Trừng từng cất công lập nghiệp, cải gia vi tự mới có ngày hôm nay chùa Liên Phái huy hoàng. Công của Tổ rất cao quý, nay được HT.TS. Thích Gia Quang kế nghiệp tông phong phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, thuộc Viện Hán lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Tổ Như Trừng Lân Giác và Sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Qua thư mời gợi ý các chủ đề cần thảo luận giải quyết, làm rõ. Nhân hội nghị này, học giả viết tham luận về: “Ý nghĩa  Kệ Thị Tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác đối với Phật tử hiện nay”. Để hiểu được bài viết này, người viết sẽ trình bày các phần sau.

2. Sơ lược lịch sử cuộc đời của Tổ Như Trừng Lân Giác

Tổ tên là Trịnh Thập, con của Phổ Quang Vương, sinh ngày 5 tháng 5 năm Bính Tý (1696). Trên trán Tổ có hình chữ nhật, biểu tướng của người có trí tuệ, người tài. Lớn lên lấy công chúa thứ tư của vua Lê Hy Tông làm vợ, ngài vốn có tâm xuất gia, nên một hôm cho người đào ao thả cá vàng thì thấy cọng hoa sen ngẫm là điềm lành, liền cải gia vi tự (đổi nhà làm chùa), đặt tên là Liên Tông, viện tên Ly Cấu. Từ đó, Ngài quyết chí tham thiền học đạo. Một ngày, Ngài đã dâng sớ xin xả tục xuất gia, được nhà vua chấp thuận. Duyên đến, Ngài đi thẳng đến huyện Đông Triều lên chùa Long Động trên núi Yên Tử đảnh lễ Thiền sư Chân Nguyên (Chánh Giác: hiệu do Vua Lê Dụ Tông phong)  xuất gia, bấy giờ Chính Giác đã 80 tuổi. Ngài học đạo rất thông, khi thụ giới cụ túc xong được truyền tâm ấn, Ngài chào Thầy Chánh Giác rồi về lại chùa Liên Tông (Liên Phái) trụ trì hoằng pháp rất thịnh hành. Ta cần phải kể ba chùa do công của Tổ như: chùa Liên Phái, Chùa Hộ Quốc ở phường An Xá tại bản huyện, chùa hiệu Hàm Long (Bắc Ninh). Sau cho đệ tử Tính Dược trụ trì chùa Liên Tông, Tính Ngạn trụ trì chùa Hàm Long. Năm 37 tuổi Ngài thị tịch, đồ chúng rất thương tiếc. Trước khi thị tịch Ngài gọi đồ chúng tới đọc bài kệ răn chúng tu hành độ sinh.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Y Nghia Ke Thi Tich Cua To Nhu Trung Lan Giac 1

3. Bài kệ, nội dung kệ Thị tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác

3.1. Bài kệ Thị tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác

Bài kệ bằng Chữ Hán:

“本從無本
從無爲來
還從無爲去
我本無來去
死生何曾纍”[1]

Phiên âm kệ chữ Hán

Bản tùng vô bản
Tùng vô vi lai
Hoàn tùng vô vi khứ
Ngã bản vô lai khứ
Tử sinh hà tằng lụy

Dịch nghĩa kệ chữ Hán

Vốn từ  không gốc
Từ không mà đến
Lại từ không mà đi
Ta vốn không đến đi
Tử sinh làm gì lụy

Nếu như chúng ta căn cứ vào toàn Bài kệ Thị tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác thì ta thấy toàn bài có 5 câu, hai câu đầu mỗi câu bốn chữ, ba câu sau mỗi câu năm chữ, gộp lại là 23 chữ Hán.

Nội dung bài kệ Thị tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác nói nên Đại ý tư tưởng Tâm  Không, tâm tức phật, tâm thanh tịnh, tâm vô ngã, vô tướng, bản thể, vấn đề tử sinh cũng vô tướng, con người giác ngộ cần rõ tâm vô ngã, không kẹt chấp vào vấn đề sinh tử, sẽ an lạc tự tại.

Theo ký ức, Ta nhớ Đức Phật khi thành đạo có dạy: “Các pháp do duyên sinh, nên ta nói là không, cũng là sự giả danh, cũng là nghĩa Trung đạo”. Đến thế kỷ thứ 2 Tây lịch, Bồ tát Long Thọ ở Ấn Độ dựa vào tư tưởng vô ngã, các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà thành tự thể là không, nên tâm và pháp cũng không, Bồ tát Long Thọ đã biên tập ra tác phẩm Trung Quán Luận xuất sắc để nhằm đả phá các kiến chấp sai lầm thời đó, để giúp cho họ quay trở về với chính đạo tâm không vô ngã, diệu hữu, an lạc. Góp phần Phật giáo đã lan tỏa ra bốn phương, trong đó có Phật giáo Việt Nam, điển hình tư tưởng của Tổ Như Trừng đắc pháp và được truyền Tâm ấn từ Thiền sư Chân Nguyên (Chánh Giác) về tâm không không ngoại lệ.

Bởi thế, ở câu kệ Thị tịch của Tổ Như Trừng thứ nhất viết là: “bản tùng vô bản” nghĩa là Vốn từ không gốc. Vốn ở đây có nghĩa là Cái tâm vốn gốc cũng là không gốc, thực thể của tâm là vô tướng thì làm gì có cái gọi là gốc hữu hình: vuông tròn, méo mó… Khi mỗi đệ tử Phật mà biết cái tâm vốn gốc là vô tướng, hay bản thể của tâm là không rồi thì tư tưởng các câu kệ sau cũng ảnh hưởng theo tư tưởng ấy.

Câu kệ thị tịch thứ 2 là: “Tùng vô vi lai”, nghĩa là: Từ không mà lại. Một khi cái không ta được nhìn bằng trí tuệ thiền chiếu, mọi sự vật, hiện tượng qua đương thể tức không thì đã làm cho mọi người hiểu, khi đã hiểu về các pháp do nhân duyên mà hợp, thực thể lúc ấy ta quán chúng đã thấy là không tướng, thì không chấp nên ta đã được chúng như thực, nhìn các pháp là như nhau, có mà là không, không mà là có, một mầu thanh tịnh – vô tướng, thì một khi ai bảo nó, nhận xét cho nó là từ cái không diệu hữu đó nó liên hệ mà hình thành góp phần ra cái này hay cái khác thì có vấn đề gì đâu. Tất cả nhìn theo tư tưởng: Một là tất cả, tất cả là một, một là một, một không là một, khi rõ cái không thì cái không đó đem cho tâm thức ta thẩm thấu sự an lạc. Câu: Tùng vô vi lai. Nếu người không hiểu Không thì dẫn đến thế này hay thế kia, đem lại sự lòng vòng cho cuộc đời. Tuy nhiên theo tác giả phân tích thì với một vị Tổ sư Như Trừng chân tu bậc nhất thời đó Ngài đã liễu ngộ pháp – tâm đều không thì câu kệ trên và câu kệ thứ hai cũng đều ẩn tàng một triết lý tư tưởng Tâm không muôn sự không để độ đời.

Tiếp theo câu thứ ba:”hoàn tùng vô vi khứ”, nghĩa là: Lại từ không mà đi. Nếu chúng ta thiền quán kỹ dễ thấy câu ba này tư tưởng cũng giống y như câu thứ hai, điểm xuất phát từ Tâm không diệu hữu (quán chiếu: đương thể tức không) hay quán tâm mình không đồng nghĩa vạn pháp giai không, nên nói Từ tâm không xuất phát biến chuyển ra dạng khác, tâm không nhìn nhận vấn đề khác không có trở ngại gì, làm gì cũng được, đi đâu cũng tới. Khi thấm pháp thấu đạo tâm Không thì cứ từ tâm không mà thuyết mà giải để độ sinh hay độ tử.

Kế tiếp câu kệ thứ tư: “Ngã bản vô lai khứ”, nghĩa là: Ta vốn không đến đi. Ta ở đây ý nghĩa gì? Ta ở đây là chỉ cho ngôi thứ nhất, là chỉ một pháp của nhà Phật, chỉ một đại pháp hay tiểu pháp, và đây chắc chắn chỉ là Tổ Như Trừng, hay Thầy Tổ Thích Ca, Thầy Chân Nguyên của ta. Ta vốn không đến đi. Nghĩa là sao? Nghĩa là mọi sự vật và hiện tượng đều tuân theo quy luật: thành, trụ, hoại, không. Với con người tuân theo quy luật: Sinh, lão, bệnh, tử. Chung quy lại là hợp – tan, tan rồi lại hợp. Nhưng thực thể của các pháp ấy vốn là thanh tịnh, vô tướng, tức tâm không, tâm vô tướng ấy. Một khi hiểu tâm vô tướng, thì vấn đề đi đi lại lại, đi lại, lại đi, chúng làm gì có đến đi, nếu ta nhìn bằng bản thể không phân biệt, nhìn bằng pháp quán duyên sinh vô ngã Như Phật quán, nhìn Như Lai bằng không tướng mới là Thấy Như Lai…

Kế là câu kệ cuối: “Tử sinh hà tằng lụy”, nghĩa là: Tử sinh làm gì lụy. Tử sinh ở đây là hai vấn đề đại sự của đời người. Nếu người sinh ra mà không tu không giác thì cả đời bị khổ đau chi phối, chết không giác ngộ thì chết khó mà siêu thoát, chết với dáng vẻ khổ sở, không tươi. Với người giác  ngộ vấn đề sinh và tử (sống và chết) chỉ là giả danh, mong manh, thực thể việc sinh là duyên sinh mà tồn tại gọi tạm là sinh, thể thực sinh là không là vô tướng. Tử là chết, là biến đổi, cái chết đó không phải là hết mà nó biến đổi về tướng sinh diệt, thực thể của tử là vô tướng, vì nó tử, nó chết là thay đổi nên nó không thực, nên ta không chấp, mà thực thế nó có thật hữu đâu mà ta cố chấp, vọng tâm chấp sẽ khổ, không vọng tâm không chấp sẽ an nhàn tự tại. Bởi thế, Tổ Như Trừng mới để câu kệ cuối là sinh tử đâu có thực hữu, nó vô tướng nên làm gì có chỗ bấu vứu, làm gì có chỗ bi lụy, làm chi có sầu bi khổ. Không sầu bi, không khổ thì là cát tường, là giác ngộ, giải thoát. Đối với người tu hành mục đích là tu để chứng đạo, giải thoát làm trọng. Còn vấn đề sống dài, ngắn không thành vấn đề, còn duyên thì ở sa bà, hết duyên ta đà về với Phật.

3.2. Ý nghĩa bài kệ Thị tịch đối với Phật tử hiện đại

Như hiện nay xã hội chúng ta vừa thoát cảnh thập tử nhất sinh, Covid-19 hoành hành, cô víd đã cướp đi bao sinh mạng vô tội, tiêu tốn bao nhiêu tiền của, để phòng chống dịch, biết bao người trí thức, quan thức, dân thường bị ảnh hưởng bởi nạn cô vid mà mất ăn, mất chức, mất mạng. Trong những người đó chắc chắn có những Phật tử là tu sĩ, là Phật tử tại gia có sãn tâm tu mà vẫn chưa giác ngộ, chưa giải thoát trong hiện tại. Nhiều khi những phật tử còn gây ra một số hành động phi đức, hành xử ngược lời Phật dạy, Ví dụ như: Phật tử nam hay nữ cũng vậy, khi đi ra chùa làng cần để ý tam nghiệp: Thân, khẩu, ý để thanh tịnh, đi lại, nói khẽ để an tâm mình, giữ được cảnh quan thanh tịnh ở thiền môn. Ngược lại những người ra chùa nói lớn tiếng, biểu hiện tâm sân, không hoan hỷ, chấp tác giúp việc được chút thì tỏ ra không tôn trọng Phật, không tôn trọng tăng, làm việc kích đông kích tây để mọi người ly tán, cãi nhau thêm khổ đau. Tuy nhiên có một số họ đã hiểu được Tâm tức Phật, Phật tức Tâm, tâm vốn là vô ngã, nên họ không chấp vào tâm, như Tổ Như Trừng đã lĩnh hội được ý Phật Tổ, nay Phật tử đã học theo, tiếp thu được sự vô ngã của Tâm, quán chiếu tâm an trú chính niệm, đưa thân về với tâm cùng nhà vô ngã.

Qua bài kệ thị tịch đã nhắc Phật tử tinh cần, tiến tu, để chứng đắc Tâm Không, hiểu sự sinh tử là bình thường, tự tại trước phong ba bão tố, không bị lùi bước trước khó khăn. Vì phiền não tức bồ đề. Qua bài kệ, Tổ Như Trừng nêu cao gương sáng, trách nhiệm bậc thầy giác ngộ, cần căn dặn học đồ những bài học quý, như kim chỉ lam nhắc Phật tử tu theo Phật, giữ đạo, hành trì làm xương minh Phật pháp. Kệ Thị tịch của Tổ Như Trừng, đã nhắc chúng ta làm chủ vận mệnh của mình, không giao phó người khác sống hộ, sống cho ra sống, tu cần giác ngộ, sống tùy duyên, phương tiện tùy thời hoằng pháp, còn thì sống hết duyên vui vẻ thị tịch, không hề luyến tiếc.

4. Kết luận

Tóm lại, Tổ Như Trừng Lân Giác là một Tổ sư, là một Thiền sư xuất sắc người có công đầu tiên lập nên phái Liên Tông, là người không ham công danh, xả công danh để xuất gia làm Tổ, xả nhà làm chùa (cải gia vi tự) vào cuối thế kỷ thứ 17 và đầu thế kỷ 18. Tổ sư Như Trừng đã là bậc chân tu giác ngộ Tâm Không như Phật Tổ, sống từ bi, trí độ giúp Phật tử phá bỏ tham – sân – si, dùng thi kệ để khẳng định sự minh mẫn, giác ngộ, lấy tâm không để điều tiết làm chủ vấn đề sinh tử, quán vấn đề nhị đại là không, vạn pháp cũng không,  không làm phiền não rối bời tâm thức.

Tổ sư Như Trừng Lân Giác là người đã khéo dùng phương tiện pháp, như làm bùa chú để dựa vào pháp không để chuyển hóa, độ bệnh tâm, bệnh thân của chúng sinh lành, bình an. Vì Tổ đã hiểu tâm không mà pháp cũng không, nên tổ biết: sắc tức là không, không tức là sắc. Nhờ đó Tổ đã lấy bùa để chữa không không thành trí, trí hữu vi thành người có trí vô vi. Mượn cảnh thị tịch để thuyết không tịch, viết sinh tử để giúp nhân sinh sống ở sa bà tỏ chân như, tự tính vốn thường chân.

Bởi trên là luận bàn về giá trị của Kệ thị tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác, giá trị kệ như viên ngọc như ý bảo châu, rất diệu hữu, rất giá trị và diệu dụng. Học giả là người mới đương tu, kiến thức sở học còn hạn chế, may thay dịp này được Ban Tổ chức mời tham dự Hội thảo khoa học về Cuộc đời và sự nghiệp của Tổ đối với Phật giáo Việt Nam. Đây là vinh hạnh cho học giả, trong khi viết bài tham luận có khiếm khuyết đâu mong Chư Tôn đức, các nhà khoa học, học giả hoan hỷ, góp ý để tác giả học hỏi thêm, lần sau tìm hiểu về Tổ tỏ rạng hơn.

Để kết lại bài viết cũng là tri ân Tam bảo, tri ân bậc thiện tri thức, học giả thắp nén tâm hương dâng nên kính lễ Tổ Như Trừng Lân Giác, xin mượn bài kệ Phật nhắc Phật tử nhớ  ý kệ để tu tập giác ngộ Tâm không, làm chủ vấn đề tử – sinh của cuộc sống, đem lại cát tường góp phần đoàn kết, an dân trong thời đại mới:

Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo.

TK.TS.Thích Quảng Hợp
Trụ trì chùa Hưng Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

***
Chú thích:
[1] Phạm Đình Nhân (2012), Lời di huấn (Phật giáo và những bài kệ truyền pháp),Nxb. Văn học, Hà Nội

Tài liệu tham khảo:
1. https://phatgiao.org.vn/truyen-ky-ve-thien-su-nhu-trung-lan-giac
2. https://vuonhoaphatgiao.com/tu-dien-phat-hoc/nhu-trung-lan-giac/
3. Phạm Đình Nhân (2012), Lời Di huấn (Phật giáo và những bài kệ truyền pháp), Nxb. Văn học, Hà Nội
4. Thích Thanh Từ (1992), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
5. Thích Thiện Hoa (2008), Phật Học Phổ Thông (trọn bộ 3 quyển), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
6. Trần Văn Thành (2018) Nguyên lý tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và ý nghĩa của nó, Thư Viện Quán Sứ, Hà Nội.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường