Tác giả: Thích Nữ Nhuận Hiệp Học viện PGVN tại Tp.HCM
A. DẪN NHẬP
Phật Thích Ca sinh ra trong dòng tộc vua chúa tại Ấn Độ, Ngài là con vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Ya, Ngài là một Thái Tử được học hành cơ bản, văn võ song toàn. 29 tuổi, Ngài xuất gia cầu đạo, tu hành đạt chính quả Giác Ngộ. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật Thành đạo vào ngày Mồng 8 tháng 12 Âm lịch dưới cội Bồ Đề[1]. Lời Pháp đầu tiên, Ngài truyền cho những người bạn đồng tu, nhóm năm anh em Kiều Trần Như, kể từ đó giáo pháp của Ngài được lan tỏa và lưu hành trong nhân gian.
Chữ Phật được truyền đi khắp năm châu, Chữ Phật 佛 đóng một vai trò rất quan trọng, chữ Phật là biểu tượng cho Phật giáo thế giới, nền tảng giáo lý Phật giáo mang tính triết học, khoa học, tâm lý học và là chân lý của cuộc sống.
Chữ Phật 佛 là danh từ chung của nhân loại xưng danh, tán thán danh hiệu của đức Thích ca Mâu Ni.
B. NỘI DUNG
1. Phiên âm dịch nghĩa chữ Phật 佛
Chữ Phật (佛) theo trong Phật Quang Đại Từ điển được định nghĩa như sau: “PHẬT tiếng Phạn và Pàli là chữ: Buddha. Gọi đủ: Phật đà, Hưu đồ, Phù đà, Phù đồ, Phù đầu, Một đà, Bột đà, Bộ tha. Hán dịch: Giác giả, Tri giả, Giác. Người giác ngộ chân lý, cũng tức là bậc Đại thánh đầy đủ tự giác, giác tha, giác hành viên mãn, thấy biết tính tướng của hết thảy các pháp đúng như thật, thành tựu Đẳng chính giác, là quả vị cao nhất của Phật giáo. Trong 3 đức: Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn, thì phàm phu không có 1 đức nào, hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác chỉ có Tự giác, hàng Bồ tát có được Tự giác, Giác tha, chỉ Phật mới có đầy đủ 3 đức.
Về nội dung chứng ngộ của đức Phật, trong các kinh luận có nhiều thuyết; đối với Phật thân, Phật độ... thì các tông phái cũng có nhiều thuyết khác nhau, nhưng nói chung thì Đại thừa đều lấy quả Phật làm mục đích tối hậu.
Những từ ngữ được dùng để ngợi khen công đức của Phật thì có rất nhiều như 10 danh hiệu: Như lai, Ứng cúng..., hoặc Nhất thiết tri giả, Nhất thiết kiến giả, Tri đạo giả, Khai đạo giả, Thuyết đạo giả, hoặc Thế tôn, Thế hùng(người dứt trừ tất cả phiền não thế gian 1 cách hùng mạnh), Thế nhãn(người dẫn đường cho thế gian), Thế anh(người ưu tú trong thế gian), Thiên tôn, hoặc Đại giác thế tôn, Giác vương (giác hoàng), Pháp vương, Đại đạo sư, Đại thánh nhân, Đại sa môn, Đại tiên, Đại y vương (người tùy theo tâm bệnh mà nói pháp, cũng như vị thầy thuốc giỏi tùy theo bệnh mà cho thuốc), Phật thiên, Phật nhật (ví dụ Phật như mặt trời), Lưỡng túc tôn, Nhị túc tôn, Lưỡng túc tiên, Nhị túc tiên, Thiên trung thiên, Nhân trung ngưu vương, Nhân hùng sư tử (người hùng trong loài người giống như sư tử trong loài thú) v.v...
Đức Phật là bậc có năng lực giáo hóa, dắt dẫn chúng sinh, nên gọi Ngài là “Năng nhân”, do đó, đức Phật A di đà được gọi là “An lạc năng nhân” (năng nhân của thế giới an vui). Ngoài ra, còn có thuyết lấy Năng nhân làm “Năng nhân” (hay làm điều nhân từ). Chữ Năng nhân sau là dịch ý của từ ngữ Thích ca, cho nên danh hiệu đức Phật Thích ca cũng được dùng để chỉ chung cho tất cả các đức Phật thù thắng. Đức tính thù thắng có đầy đủ trên thân Ngài là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, ngoài ra còn có 10 lực, 4 vô sở úy và 18 pháp bất cộng” [2].
Chữ Phật theo trong Từ điển Phật học Hán Việt cũng có ghi chữ 佛 như sau: “PHẬT佛 Budaha gọi tắt của từ Phật-đà, còn gọi là Hưu-đồ, Phật-đà, Phù đồ, Phù đầu, Bột-đà, Bộ-đà, dịch nghĩa giác hoặc trí. Giác có hai Giác Sát và Giác ngộ. Hiểu biết suy xét (giác sát) phiền não, khiến nó không gây ra tác hại nữa, như đời biết nó là giặc, nên gọi là giác sát; nhất thiết trí. Hiểu rõ sự lý của chư pháp, rõ ràng, rành mạch như người tỉnh giấc mơ gọi là giác ngộ. Đó là nhất thiết chủng trí. Tự giác rồi mới có thể giác tha cùng viên mãn thì gọi là Phật”[3].
Trong Thanh Tịnh đạo luận của ni sư Thích Trí Hải ghi rằng: “Ngài là Phật, đấng giác ngộ với trí thuộc về quả giải thoát vì mọi sự có thể biết đã được Ngài biết (Buddha). Hoặc Ngài khám phá (bujjhi) ban chân lý tự mình Ngài, tỉnh giác cho người khác. Ngài được gọi là giác Ngộ. Ngài là đấng tìm ra (bujjhitor) những chấn lý, nên gọi là Giác giả (Buddha). Ngài là đấng đánh thức chúng sinh”[4].
Như vậy Phật là bậc giác ngộ chúng ta luôn tôn thờ và học theo hạnh nguyện của Ngài tu hành giải thoát, giác ngộ hoằng pháp lợi sinh.
2. Từ ý nghĩa chữ nêu trên liên hệ đời sống
Từ ý nghĩa chữ PHẬT 佛 Budaha luôn là mối quan hệ mật thiết cho mọi chúng sinh, chữ Phật có công năng giúp con người tạo động lực diệt trừ vô minh, diệt trừ khổ đau trong đời sống. Chữ Phật tạo động lực giúp con người vượt qua khổ đau, qua bài pháp Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, Tứ Niệm Xứ...là bài pháp chữa lành tâm bệnh để con người thoát khỏi những khổ đau, bế tắc trong đời sống.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Dược Thảo Dụ, đức Phật dạy: “Phật lại ở nơi các pháp rốt ráo, rõ biết hết, chỉ bày tất cả trí huệ cho chúng sinh. Ca Diếp! Thí như trong cõi tam thiên, đại thiên nơi núi, sông, khe, hang, ruộng, đất sinh ra cây cối, lùm rừng và các cỏ thuốc, bao nhiêu giống loại tên gọi màu sắc đều khác. Mây dày giăng trùm khắp cõi Tam thiên, đại thiên đồng thời mưa xối xuống, khắp nơi nhuần thấm, cây cối lùm và các cỏ thuốc: hoặc thứ gốc nhỏ, thân nhỏ, nhánh nhỏ, lá nhỏ: hoặc thứ gốc bậc vừa, thân vừa, nhánh vừa, lá vừa; hoặc có thứ gốc lớn, thân lớn, lá lớn. Các giống cây lớn nhỏ, tùy hạng thượng trung hạ mà hấp thụ khác nhau. Một cụm mây tuôn mưa xuống xứng theo mỗi giống loại mà cây cỏ đặng sinh trưởng, đơm bông kết trái. Dầu rằng một cõi đất sinh, một trận mưa thấm nhuần mà cỏ cây đều có sai khác”[5]. Như vậy lời Phật dạy, tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh thấu hiểu khác nhau mà để học tập thực hành nghe pháp như những cầy cỏ thấm nhuần nước mưa ở trên vậy. Qua đó chữ Phật liên hệ thiết thực với đời sống con người qua những bài Pháp thoại bình dị, nhưng mang ý nghĩa sâu sắc thâm thúy.
“Trong kinh Pháp Hoa đức Phật dạy, người tu về giáo lý Đại thừa thì phải phát tâm rộng lớn, như phát lời nguyện như sau:
“Chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ,
Phiền nào vô tận, thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thánh”.
Nghĩa là:
- Chúng sinh nhiều vô biên, con thề nguyện độ hết.
- Phiền não nhiều lắm, vô lượng, không cùng tận, con thề nguyện dứt sạch.
- Pháp môn thậm thâm vi diệu của Phật nhiều vô lượng, con thề nguyện học.
-Đạo quả của Phật vô thượng cao cả giải thoát, con thề nguyện thành.
Hoặc phát nguyện khác:
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đếu trọn thành Phật đạo”[6].
3. Chữ Phật giúp ích gì?
Chữ Phật 佛 là nền tảng giúp cho tâm trí con người sáng suốt bảo vệ tâm trí vững chắc người viết nghiên cứu đúng theo lời Phật dạy muốn đem những triết lý và tâm lý Phật dạy, giúp cho con người đạt đến 70% thành công trong việc nghiên cứu thực hành giáo pháp Phật theo khoa học áp dụng đời sống trong công việc và đối nhân xử thế gia đình xã hội. Áp dụng thực tế lời Phật dạy đem đạo vào đời giúp cho mỗi người thực hành tâm lý lời Phật dạy.
Theo Hòa thượng Thích Minh Châu nói rằng: “Hơn 25 thể kỷ trước, đức Phật đã nói đến đạo đức, đề cao đạo đức và cuộc sống của Ngài là tấm gương sáng về đạo đức. Quả vậy nếp sống giới đức, hạnh đức và trí đức của Ngài mãi mãi là tấm gương soi sáng hướng đi hạnh phúc, an lạc cho mỗi chúng ta” [7].
Theo Hòa thượng Thích Trí Quảng giảng: “Trên bước đường hoằng pháp hóa độ sinh, đức Phật đã thể hiện rõ việc phát huy trí tuệ và năng lực nhiếp hóa của Ngài. Suốt cuộc đời Ngài giáo dưỡng người không biết mệt mỏi. Nói cách khác, ở nơi Phật toát ra đầy đủ sức mạnh về trí lực, nghị lực về thể lực đó chính là đặc tính ưu việt giúp Ngài thành tựu trọn vẹn công việc hoằng pháp lợi sinh. Bước chân du hóa đến đâu, đức Phật đêu tùy hoàn cảnh của nơi ấy giúp người được lợi lạc. Có thể khẳng định cách giáo hóa của đức Phật là vì người làm lợi ích cho người”[8].
4. Chữ Phật vừa là văn tự và nghệ thuật chơi chữ
Chữ Phật là nghệ thuật văn hóa chơi chữ, điêu luyện để viết thư Pháp, trang trí tranh, nghệ thuật tranh ảnh trong nhà, chữ Phật đặc ở trong nhà như nhắc nhở chúng ta tu học, tỉnh thức, trong tâm luôn có là Phật tâm 佛. Chữ Phật là nghệ thuật luyện tâm trí con người tỉnh thức như thiền định trong khi viết chữ theo từng nét với ý nghĩa của những từ ngữ ghép lại với nhau thành chữ “Phật”, như sau:
BUDDHA = PHẬT 佛 => BỤT = BUDDH+A
“Chữ Phật được hình thành từ: 人 (nhân) nghĩa là người + 弓 (cung) cái cung + 丿(phiệt) nét + 丨(cổn) nét sổ = Phật 佛
* 人 (nhân): Người trí thức giàu lòng nhân ái
*弓 (cung): Cung tên Ngài gát lại đi tu, cũng có nghĩa là lòng khiêm cung. Không thích tranh chấp hơn thua với bất cú một ai trên cõi đời này.
*丿丨 Đôi kiếm này chọc thủng mây mù. (đôi kiếm) = trí tuệ, (mây mù) = Vô minh phiền não. Dùng trí tuệ diệt trừ vô minh phiền não”[9].
Chữ Phật là viết theo nghệ thuật nhưng đó vừa là kĩ thuật để trị liệu tâm lý giúp cho tâm trí con người thư giãn, định tâm, giải tỏa những phiền muộn, phiền não trong cuộc sống.
4.1. Chữ Phật trong Phật giáo
Chữ Phật giúp người viết áp dụng nhiều vấn đề để khai thác trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy, học tập truyền đạt lời Phật dạy trong đời sống giúp cho con người thực hành những kiến thức phong phú của lời Phật dạy áp dụng trong cuộc sống tu tập. Thực hành lời Phật dạy áp dụng cân bằng tâm lý, giải thoát những căng thẳng, khổ đau trong cuộc sống.
Đức Phật bình đẳng, một bậc Đại giác ngộ, Ngài nhìn con người và vạn vật đều do duyên sinh, vô ngã hay tính không. Chúng ta người phàm phu thấy cái này, cái kia của ta, thân ta vật dụng của ta… luôn nhìn chấp thủ thiên lệch. Vì thế nên đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, sắc là khổ…, thọ là khổ…, tưởng là khổ…, các hành là khổ…, thức là khổ…Này các Tỳ kheo, sắc là vô ngã…, thọ là vô ngã…, tưởng là vô ngã…, các hành là vô ngã…, thức là vô ngã…Sắc, này các Tỳ kheo, là vô thường; cái gì vô thường là khổ; cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chính trí tuệ: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”[10].
Đức Phật dạy bản chất thật của con người sống như vậy rõ ràng, cái nhìn bình đẳng, không phân biệt đốigiữa người nghèo khó và người giàu có không phân chia giai cấp với các pháp để bình đẳng Phật tính, để nuôi hạt giống Bồ Đề vững chắc Phật tính của mọi chúng sinh. Thế Tôn trở thành bậc giác ngộ cũng xuất phát từ bốn mươi chín ngày đêm thiền quán dưới cội Bồ Đề. Kinh Tứ niệm xứ, tức Thiền siêu việt là một trong những nội dung quan trọng của thiền quán.
Đức Phật đã khẳng định: “Này các Tỳ kheo, có người tu tập Tứ niệm xứ chỉ trong một tuần cũng có thể chứng một trong hai quả: Một là chứng Chính trí ngay trong hiện tại; hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất dưa đến thanh tịnh cho hữu tình chúng sinh vượt sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chính trí, chứng ngộ Niết bàn” [11].
4.2. Chất liệu giúp cho sự nghiệp nghiên cứu, tu học
Trong Sơ đẳng Phật học giáo hoa thư “Phật, tiếng gọi tắt của hai chữ Phật Đà” tức là đức hiệu của bậc đã Giác ngộ nơi tự tâm và cứu độ mọi loài đạt đến quả vị viên mãn. Trí tuệ của Phật, mục đích phá trừ bao nhiêu phiền não: tham, sân, si và mạn v.v…năng lực của Phật quyết làm cho tất cả mọi loài, xa lìa tất cả khổ, hoàn toàn hưởng những sự vui. Vì lẽ ấy, chúng ta cần phải lập chí học Phật”[12].
Chữ Phật làm kim chỉ nam kiên cố, dẫn đường cứu giúp con người chuyển hóa tâm thức, hướng thượng, sống tích cực, vượt khó vươn lên, cân bằng tâm lý, giúp lợi ích cho đời, sống vui vẻ. Nhờ chữ Phật làm cho tâm trí con người tỉnh thức, giác ngộ diệt trừ tham, sân, si; diệt trừ những phiền não, vô minh, căng thẳng, nên chữ Phật là cốt lõi trọng tâm, giúp con người thoát mê khai ngộ, giải thoát khổ đau.
Chữ Phật là nền tảng vững chắc, khi đứng trước bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần phải làm chủ bản thân, làm chủ lối sống cho chính mình không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Trong pháp ngũ uẩn đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu khổ ưu, thành tựu chính trí, chứng ngộ niết bàn, đó là bốn niệm xứ. Vị tỷ kheo sống: -Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chính niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
-Sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chính niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
-Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chính niệm để chế ngự tham ở đời. - Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chính niệm để chế ngự tham ưu ở đời”.[13] Trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, đức Phật xác định tứ chúng của Ngài có tầm quan trọng trong việc duy trì và phát triển đạo Phật nên Ngài khuyến khích đệ tử của mình: “Này các Tỳ kheo, hãy ra đi vì hạnh phúc của số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích an lạc hạnh phúc cho chư Thiên và loài người.”[14] Đức Phật xác định rõ vị thế của hàng đệ tử của mình giữa lòng xã hội: “Chúng đệ tử của Thế Tôn đã đi vào thiện đạo, chính đạo, nghĩa là bốn đôi tám vị, chúng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, cung kính chấp tay chào, là phước điền vô thượng của thế gian”[15].
“Mục đích của Phật giáo là nhằm giúp cho con người tu tập, rèn luyện tâm thức để phát huy sự hiểu biết và hành động theo tinh thần trách nhiệm lý luận đạo đức. Con người làm thiện, làm việc có lợi ích bởi vì biết rằng đó là việc đúng, việc tốt phải làm, chứ không phải là vì tránh sự trừng phạt hoặc muốn ban thưởng. Triết lý vô ngã của Phật giáo đã là đang làm tốt vai trò này”[16].
4.3. Liên hệ với đề tài
Chữ Phật vấn đề chính giúp cho người viết, người độc đi xuyên suốt những lời Phật dạy, áp dụng tâm lý lời Phật dạy hóa giải những căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống.
Chữ Phật PHẬT 佛 chất liệu để xây dựng lên một nền móng vững chắc. Như chúng ta muốn xây nhà cần phải đang chuẩn bị nhiều vật liệu xây dựng, nên món, sắc thép, xi năng tốt, có phương án để công ra xây dựng, thì làm nghiên cứu một luận án cũng giống như chúng ta đang khởi công xây một cái nhà, và mong muốn cho nó thành công tốt đẹp như ý mình đã chọn.
Theo Hòa thượng Trí Quảng nói rằng: “Trong công cuộc hành đạo của Phật Thích Ca, chúng thấy rõ những người chống đối Phật, tức là ma. Sau cùng nhờ Phổ Hiền lực, họ đều quy thuận hộ đạo. Sau Phật diệt độ, vua A Dục rất tàn ác giết cả anh em để làm vua, tiêu diệt cả dân tộc Linga. Ông chính là hiện thân của ma. Vậy mà vô hình trung, dưới sự điều động của lực Phổ Hiền, ông trở thành người hộ trì đạo pháp đắc lực nhất.”[17] hay trong Thiền tông Việt Nam nhấn mạnh về “Phật Tại Tâm” là một chân lý bất di bất dịch của đức Phật “Tất cả chúng sinh đều có tính Phật”[18]. “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm. Lòng lặng mà hiểu đó chính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài”[19].
Trong “Khóa Hư Lục” Trần Thái Tông luôn luôn nhắc lại tư tưởng đó như một điệp khúc: “hãy quay đầu lại, nhìn vào bên trong nội tâm” hay là “nếu có thể quay về ánh sáng phản chiếu lại nội tâm mình, thì sẽ thấy được bản tính mà thành Phật”[20]. Thiền tông còn quan niệm: Tâm Phật và tâm chúng sinh đâu có sai khác, bởi một điều đơn giản, ai cũng hiểu, ai cũng thấy Phật là người đã chứng ngộ nhờ công phu tự thân tu tập. Chúng sinh cũng thế thôi! Tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ thì họ cũng nhất định thành Phật. Trong đời thường, ta cứ nghĩ Phật đã nhập Niết bàn, không còn hiện hữu trần thế, thật ra chúng ta vẫn gặp những người cao thượng như Phật, hiền như Bụt, có lòng từ như Quan Âm thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày.
5. Nghĩa của chữ “Phật” ở Ấn Độ, Trung Quốc và ở Việt Nam
Chữ “Phật” là chữ Trung Quốc, người Việt Nam gọi Phật là Bụt, ví như ông tiên giáng trần, ban niềm vui đến cho mọi người.
Nghệ thuật, thiện xảo của Phật giáo uyển chuyển, tùy duyên hóa độ, lời đức Phật dạy hòa quyện với cộng đồng, xã hội như sữa với nước, để hóa độ chúng sinh. Hiện nay Phật giáo truyền khắp năm châu, giáo pháp lời Phật dạy dành cho nhân loại, đạo giáo nào nghe cũng được, không riêng về một cá nhân hay một quốc gia , đạo Phật ở mỗi quốc gia có bản sắc văn hóa riêng.
Nét đẹp của Phật giáo là hòa nhập, quyến rũ, thu hút mọi người trên khắp năm châu, học tập, thiền định. Vậy chữ “Phật” là của cộng đồng thế giới, chữ Phật là danh hiệu chung của tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới, không phải của bất cứ giáo phái nào, cho nên chữ Phật gọi là Giác tha, Giác hạnh viên mãn.
C. KẾT LUẬN
Công năng chữ Phật áp dụng nhiều trong cuộc sống, chữ Phật là nghệ thuật điêu khắc trang trí trong gia đình giúp con người định tâm, thờ cúng lễ lạy, nhắc nhở con người tu học làm lành tránh dữ bảo vệ gia đình xã hội hạnh phúc. Chữ Phật vừa là kĩ thuật giúp con người nghiên cứu học hiểu những triết lý, tâm lý sâu sắc lời Phật dạy qua những bài kinh Tứ Diệu Đế, Bát chính đạo, Mười hai nhân duyên…
Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh chữ Phật là chữ Bụt, chữ Bụt theo kiểu nhân gian, thấy gần gũi như một ông tiên trong chuyện cổ tích, khi con người đau khổ luôn cầu nguyện ông Bụt đến cứu giúp, trấn an tâm lý con người trong những lúc gặp khó khăn, tâm lý buồn phiền sợ hãi, lo lắng, bệnh tật thì cầu Ông Bụt đến cứu khổ ban vui
Khi tâm lý con người ổn định hoặc gặp một người nào đó đến giúp, theo lòng tin, tín ngưỡng Phật giáo gọi là “phật pháp nhiệm màu”, nhưng không mê tín dị đoan. Đó là từ trường của tâm truyền tâm, gọi là truyền giao cách cảm, ứng hiện.
Khi vào đạo Phật không còn phân biệt chủng tộc, quốc gia, chỉ biết người đó là con của Phật, hòa chung niềm vui trong chốn thiền môn, học hiểu giáo lý Phật, tiến tu tâm dưỡng tính, phát triển đạo nghiệp.
Đạo Phật tùy duyên hóa độ theo bản sắc của từng địa phương, phong tục tập quán vùng miền, đáp ứng nhu cầu hoằng pháp - độ sinh. Phật giáo Bắc Tông hay Nam Tông hoặc người nước ngoài, trong nước, mỗi nơi hoằng Pháp có những cái hay riêng, cần học hiểu những tinh hoa giáo lý, điều hay ý đẹp. Người con Phật đi đến nơi nào thấy phù hợp với bản sắc Phật giáo của xứ sở mình thì học hỏi thực hành, chuyển hóa theo cách Phật giáo, không chê trách vùng miền, không đồng hóa bản địa.
Ý nghĩa chữ Phật 佛 giúp con người biết tu tập, sống đạo đức, biết hướng thiện, tin sâu nhân quả, biết ăn chay niệm Phật, làm lành tránh dữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình, yêu nhân loại, bảo vệ môi trường, sống thực hành thiền định, tứ vô lượng tâm sống từ, bi, hỷ xả, giải thoát khổ đau trong hiện tại.
Chữ Phật giúp loài người giải thoát khổ đau, tâm trí thanh tịnh, sáng suốt, thực hành chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn trong tu tập thiền định, cuộc sống gia đình được hạnh phúc, thành công mọi việc hanh thông theo ý nguyện.
Chữ Phật giúp con người chuyển tâm tính, biết nhìn nhận nội tâm để chuyển hóa bản thân theo từng nét tâm cách qua chữ Phật. Chữ Phật giúp con người học hạnh từ bi qua bài pháp tứ vô lượng tâm, từ bi hỷ xả, giúp chuyển hóa từ người phàm tục trở thành thánh nhân, cho đến thành Phật độ hóa chúng sinh.
Tác giả: Thích Nữ Nhuận Hiệp Học viện PGVN tại Tp.HCM ***TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chơn Tín Toàn (2017), Tóm tắt năm uẩn, NXB. Hồng Đức, Hà Nội. Kim Cương Tử (chủ biên) (2012), Từ điển Phật học Hán-Việt, NXB. Khoa học xã hội. Thích Hành Trụ (dịch), (2014), Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, NXB. Tôn giáo, TP. HCM. Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, NXB. Tôn giáo Hà Nội. Thích Minh Châu (dịch), (1988), Tăng Chi Bộ Kinh II, VNCPHVN, TP. HCM. Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Tương Ưng, Tập I, III, NXB. Tôn giáo, Hà Nội Thích Nhật Từ (chủ biên), (2021), Nghiên cứu Phật học, NXB. Hồng Đức, Hà Nội. Thích Nữ Trí Hải (dịch) (2000), Đức Phật đã dạy những gì, NXB. Tôn giáo, Hà Nội. Thích Nữ Trí Hải (dịch), (2014), Thanh tịnh đạo, tập 1, NXB. Hồng Đức, Hà Nội. Thích Thanh Kiểm (1992), Khóa hư lục tựa thiền tông chỉ nam, NXB. Thành Hội Phật giáo TP. HCM. Thích Thiện Siêu (2003), Lược giảng: Kinh pháp hoa. NXB. Tôn giáo. Thích Trí Quảng (1999), Lượt giải; Kinh pháp hoa. NXB. Tổng hợp, TP. HCM. Thích Trí Quảng (2002), Những bài giảng: Hoằng pháp trụ trì, NXB. Tổng hợp, TP. HCM. Thích Trí Tịnh dịch (1995), Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới. NXB. Tôn giáo, Hà Nội. Thích Trí Tịnh dịch (2007), Kinh diệu pháp liên hoa: Phẩm dược thảo dụ, quyển ba, thứ năm, NXB. Tôn giáo, Hà Nội. Trần Thái Tông, Khóa hư lục – Bài Văn Khuyến Phát Tâm Bồ Đề Tâm. https://sites.google.com/site/lethanhnhue/home/trang-ca-nhan/chu-phat. Truy cập ngày 30/08.2022. https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_phat-quang_sgsgqmmt_rong-mo-t. Truy cập ngày 01/08/2022.
[1] Bồ Đề: Bồ Đề hiên nay là Bồ Đề đạo Tràng, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa Vượt qua những khó khăn, thiền định chứng đắc giác ngộ và trở thành đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nay mọi người luôn xưng tụng danh hiệu Ngài. Bồ Đề Đạo tràng là một trong bốn thánh tích lớn nhất Phật giáo Ấn Độ, được nhiều người trên thế giới đến chiêm bái lễ lạy tu tập tại thánh tích dước cội cây Bồ Đề này. [2] https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_phat-quang_sgsgqmmt_rong-mo-t. Truy cập ngày 01/08/2022. [3] Kim Cương Tử (chủ biên) (2012), Từ điển Phật học Hán-Việt, NXB. Khoa học xã hội, tr. 990. [4] Thích Nữ Trí Hải (dịch), (2014), Thanh tịnh đạo, tập 1, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 396-397. [5] Thích Trí Tịnh dịch (2007), Kinh diệu pháp liên hoa: Phẩm dược thảo dụ, quyển ba, thứ năm, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 188-189. [6] Thích Thiện Siêu (2003), Lược giảng: Kinh pháp hoa. NXB. Tôn giáo, tr. 481- 482. [7] Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, NXB. Tôn giáo HN, Tr. 111-114. [8] Thích Trí Quảng (2002), Những bài giảng: Hoằng pháp trụ trì, NXB. Tổng hợp, TP. HCM, Tr. 6. [9] https://sites.google.com/site/lethanhnhue/home/trang-ca-nhan/chu-phat. Truy cập ngày 30/08.2022. [10] Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập III, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 45-46. [11] Thích Nữ Trí Hải (dịch) (2000), Đức Phật đã dạy những gì, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 229 [12]Thích Hành Trụ (dịch), (2014), Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, NXB. Tôn giáo, TP. HCM, tr.7. [13] Chơn Tín Toàn (2017), Tóm tắt năm uẩn, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 43. [14] Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Tương Ưng 1, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 129. [15] Thích Minh Châu (dịch), (1988), Tăng Chi Bộ Kinh II, VNCPHVN, TP. HCM tr. 286. [16]Thích Nhật Từ (chủ biên), (2021), Nghiên cứu Phật học, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr.71. [17] Thích Trí Quảng (1999), Lượt giải; Kinh pháp hoa. NXB. Tổng hợp, TP. HCM, tr. 736. [18] Thích Trí Tịnh dịch (1995), Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới. NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 115. [19] Thích Thanh Kiểm (1992), Khóa hư lục tựa thiền tông chỉ nam, NXB. Thành Hội Phật giáo TP. HCM, tr. 58. [20] Trần Thái Tông, [20] Bồ Đề: Bồ Đề hiên nay là Bồ Đề đạo Tràng, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa Vượt qua những khó khăn 49 năm tu hành thiền định chứng đắc giác ngộ và trở thành đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nay mọi người luôn xưng tụng danh hiệu Ngài. Bồ Đề Đạo tràng là một trong bốn thánh tích lớn nhất Phật giáo Ấn Độ, được nhiều người trên thế giới đến chiêm bái lễ lạy tu tập tại thánh tích dước cội cây Bồ Đề này. [20] https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_phat-quang_sgsgqmmt_rong-mo-t. Truy cập ngày 01/08/2022. [20] Kim Cương Tử (chủ biên) (2012), Từ điển Phật học Hán-Việt, NXB. Khoa học xã hội, tr. 990. [20] Thích Nữ Trí Hải (dịch), (2014), Thanh tịnh đạo, tập 1, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 396-397. [20] Thích Trí Tịnh dịch (2007), Kinh diệu pháp liên hoa: Phẩm dược thảo dụ, quyển ba, thứ năm, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 188-189. [20] Thích Thiện Siêu (2003), Lược giảng: Kinh pháp hoa. NXB. Tôn giáo, tr. 481- 482. [20] Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, NXB. Tôn giáo HN, Tr. 111-114. [20] Thích Trí Quảng (2002), Những bài giảng: Hoằng pháp trụ trì, NXB. Tổng hợp, TP. HCM, Tr. 6. [20] https://sites.google.com/site/lethanhnhue/home/trang-ca-nhan/chu-phat. Truy cập ngày 30/08.2022. [20] Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập III, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 45-46. [20] Thích Nữ Trí Hải (dịch) (2000), Đức Phật đã dạy những gì, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 229 [20]Thích Hành Trụ (dịch), (2014), Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, NXB. Tôn giáo, TP. HCM, tr.7. [20] Chơn Tín Toàn (2017), Tóm tắt năm uẩn, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 43. [20] Thích Minh Châu (dịch), (2000), Kinh Tương Ưng 1, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 129. [20] Thích Minh Châu (dịch), (1988), Tăng Chi Bộ Kinh II, VNCPHVN, TP. HCM tr. 286. [20]Thích Nhật Từ (chủ biên), (2021), Nghiên cứu Phật học, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr.71. [20] Thích Trí Quảng (1999), Lượt giải; Kinh pháp hoa. NXB. Tổng hợp, TP. HCM, tr. 736. [20] Thích Trí Tịnh dịch (1995), Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới. NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 115. [20] Thích Thanh Kiểm (1992), Khóa hư lục tựa thiền tông chỉ nam, NXB. Thành Hội Phật giáo TP. HCM, tr. 58. [20] Trần Thái Tông, Khóa hư lục – Bài Văn Khuyến Phát Tâm Bồ Đề Tâm. Khóa hư lục – Bài Văn Khuyến Phát Tâm Bồ Đề Tâm.
Bình luận (0)