Trang chủ Chuyên đề Xuân thành Đạo

Xuân thành Đạo

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Cư sĩ Minh Mẫn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2023

Xuân vận hành giữa Hạ và Đông, nghĩa là hội tụ và hóa giải khí tiết giữa hai mùa. Chính vì tố chất ấy, mùa Xuân xem là mùa đẹp nhất trong năm, ươm mầm cho muôn hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, vì thế người dân đi lễ chùa bẻ cành, hái hoa để xin “lộc” đầu Xuân.

Xuân bắt đầu được tính từ ngày 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2 Dương lịch gọi là “lập Xuân”. Khí tiết đã âm ỷ từ Thiên tượng âm dương đất trời khi tinh cầu vận hành quanh thái dương hệ. Tâm thức và tính khí bình thường con người cũng bị ảnh hưởng ít nhiều theo thời tiết, nhưng có những con người không hề bị ảnh hưởng tiết thời khi họ làm chủ được sinh mệnh, hoặc ít nữa chủ động được “nguyên thần” với một định lực phi thường.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 1.2023 Xuan Thanh Dao 1

Người có thần lực siêu nhiên cũng phải bắt đầu kết tụ năng lực hành trì lâu dài từ quá khứ hoặc trong hiện tại. Sinh vật, cỏ cây hoa lá cũng thế, quá trình kết tụ để hình thành theo thời tiết, đó là dạng huân tập. Con người khác hơn thảo mộc, ý thức con người đủ năng lực vượt qua sự chi phối thời tiết, tránh được những tác động ngoại cảnh nếu là một hành giả hành trì miên mật. Con đường hành giả chọn đi đến kết quả đã định hướng còn tùy thuộc vào pháp hành tương thích với căn cơ cá biệt, vì thế không thể có một pháp hành cộng đồng đưa đến kết quả tập thể như nhau. Ngay cả đức tin tôn giáo cũng vậy, tùy căn cơ sở thích mà mỗi người chọn cho mình một tôn giáo khác nhau. Một toa thuốc Tây không hiệu quả cho căn bệnh đang cần, phải đổi thuốc. Một tuần không kết quả hoặc không có hiện tượng suy giảm, phải thay thang thuốc. Cũng thế, cùng một pháp hành, mỗi người đạt kết quả khác nhau, thậm chí đeo đuổi suốt nhiều năm mà tính khí và trí tuệ vẫn không thay đổi, biết là mình không tương hợp với pháp môn đó.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 1.2023 Xuan Thanh Dao 2

Trường hợp trên đây là người mới bắt đầu gieo duyên; Quá khứ nhiều kiếp đã gieo trồng sâu một pháp hành, chắc chắn khi chuyển kiếp, nghiệp thức vẫn mang theo, tự động đưa đến tiếp nhận pháp hành đã huân tập. Do đó phát sinh Thần đồng qua nhiều lãnh vực trong cuộc sống không có gì lạ!

Theo kinh sử “Phật giáo Bắc Truyền” cho biết ức Thích Ca Mâu Ni không phải mới thành  Phật từ kiếp này; ngài đã từng là Bồ tát, từng chuyển sinh qua các cõi trời trước khi lâm phàm mang thân người. Từ đó cho thấy một hạt nhân phải hội tụ duyên sinh mới kết thành quả. Như gà mẹ ấp trứng, đủ thời gian cho gà con tượng hình rồi mẹ mổ vỏ trứng cho con chui ra, Qua 6 năm khổ hạnh, suốt 49 ngày an thần nhập định, đó là hiện tượng ấp ủ hạt nhân lưu tồn trong quá khứ, đến lúc nhân và duyên đầy đủ, trổ quả vô sinh là chuyện tất yếu. Nói để mà nói, sự hình thành một kết quả không đơn giản; qua mưa gió bão bùng, nắng cháy mưa sa giúp cho cây bám vững vào lòng đất, kết tụ thời khí âm dương hình thành hoa trái. Hoa trái mùa Xuân hương vị khác hẳn hoa trái khác mùa.

Cũng thế, đắc pháp có thể bất cứ lúc nào, nhưng đắc đạo mang tính toàn triệt nó phải tương ứng với khí tiết âm dương vũ trụ. Đắc pháp hay đắc đạo từng phần chỉ là đẳng cấp mang tính giai  đoạn, ít phụ thuộc vào khí tiết vũ trụ. Trước khi hoàn mãn công phu tu tập, như giọt nước cuối cùng tràn đầy ly nước, cũng thế, hành giả sau bao năm tháng miên mật, tâm thức lắng đọng, tập khí quá khứ trỗi dậy như bão bùng gió táp mưa sa giúp cho định lực thấy rõ những ảo ảnh của tâm thức, tuệ giác lóe sáng xóa tan tập khí, như vầng sao mai lấp lánh giữa nền trời đêm báo hiệu thái dương sắp xuất hiện.

Tuần tự, quả vị “vô sinh pháp nhẫn” của hàng Bồ Tát trước khi đạt quả vị “vô thượng Bồ đề” cũng gọi là “thành đạo”, Đức Thích Ca đã chiến thắng nội ma ngoại chướng dưới cội Gaya vào đêm mồng 8 tháng Chạp, tức tháng 2 lịch Ân Độ. Mùa Xuân nhân loại cũng là mùa Xuân của Đạo quả kết tinh từ Thiên tượng và đạo lực của một vĩ nhân. Xuân và Đạo quả là sự kết tinh và tương phùng đã đi vào lòng nhân loại.

Cư sĩ Minh Mẫn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2023

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường