Trang chủ Bạn đọc Vơi vắng bàn thờ Ông Thiên

Vơi vắng bàn thờ Ông Thiên

Bàn Ông Thiên là nét văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng dân gian tốt đẹp, không phải mê tín dị đoan hay hủ tục lạc hậu nào cần giản lược nên sự vơi vắng thực đáng tiếc.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Bàn Ông Thiên là nét văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng dân gian tốt đẹp, không phải mê tín dị đoan hay hủ tục lạc hậu nào cần giản lược nên sự vơi vắng thực đáng tiếc.

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Ngược dòng thời gian, nhiều mái nhà phía trước hiên có bàn thờ Ông Thiên ngay vị trí trung tâm, cách trang trọng chỉ với mảnh ván hay xi măng nho nhỏ có một lư hương, chập tối buông xuống chủ gia trong trang phục trang nghiêm, lễ thắp nén hương đầu tiên rồi mới đến ban thờ gia tiên, các ban thờ trong nhà.

Bàn thờ Ông Thiên có khi chỉ được làm bằng khúc cây, miếng ván, gia đình có điều kiện xây cột xi măng tạo mặt bằng nho nhỏ đặt lư hương trông vững vàng, cũng có nhà chật hẹp – nhất là vùng quê nghèo, nhà không có sân, hiên, dùng một chiếc lon nhỏ treo phía trước làm bàn thờ Ông Thiên.

Tập quán tâm linh thờ bàn thờ vọng Ông Thiên của người Việt có lâu đời, đây là tín ngưỡng dân gian phổ biến, không phải tôn giáo. Khi nghiêm trang thắp hương nơi bàn thờ Ông Thiên, khấn nguyện thái bình, thiên hạ bằng an, mùa màng mần ăn phát đạt, không có nghi lễ tôn giáo nào một cách cứng nhắc.

Ngày rằm, mồng một có trái cây cúng nơi ông Thiên cùng các ban thờ trong nhà, ngày thường chưng bông – trái, vậy thôi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Voi vang ban tho Ong Thien 1

Từ Hán – Việt, Thiên tức Trời, bàn thờ Ông Thiên là thờ Trời – một tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Ở các miếu mạo, vị trí ấy định danh rõ ràng thờ “Thiên địa phụ mẫu”, tức trời đất cha mẹ – không phái thờ Thánh hay Thần mang tính tôn giáo.

Từ chỗ phổ biến nhà nhà gần như đều có, theo thời gian, bàn thờ Ông Thiên vơi vắng dần, nhiều nhà xây mới “chi tiết” bàn Ông Thiên bị giản lược khiến mái ấm khang trang tươm tất hoàn thành, phía trước không có bàn thờ Ông Thiên dù có khoảng không gian rộng hay hẹp. Từ góc độ chủ quan, tác giả cho rằng hiện tượng ấy – sự vơi vắng bàn thờ Ông Thiên- phản ánh vơi hụt tín ngưỡng dân gian truyền thống ở lớp trẻ, trước nhịp sống hiện đại cùng lối nghĩ duy vật ngày càng chủ đạo trong đời sống tinh thần, tức phản ảnh bức tranh nhân sinh quan thế giới của người trẻ ngày nay.

Về mặt kiến trúc, phối cảnh mái nhà Việt từ lâu đã mặc định gắn với chiếc bàn thờ Ông Thiên phía trước hiên, nhìn ra sân, mang nét văn hóa, vẻ đẹp riêng của kiến trúc truyền thống. Hình ảnh bậc cao niên trong áo nâu, chiều tối thành kính nguyện, thắp hương nơi trước hiên nhà vốn gắn với mái ấm, xóm làng, nay vơi dần.

Bàn thờ Ông Thiên là nét văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng dân gian tốt đẹp, không phải mê tín dị doan hay hủ tục lạc hậu nào cần giản lược nên sự vơi vắng thực đáng tiếc.

Mong thay…

Tác giả: Nguyễn Thành Công

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường