Trang chủ Bạn đọc Vinh danh quán cơm chay cho người nghèo là sáng kiến phát triển thực phẩm bền vững

Vinh danh quán cơm chay cho người nghèo là sáng kiến phát triển thực phẩm bền vững

Quán cơm chay xã hội với tên gọi dân dã "Cường Béo" ở TP.HCM được vinh danh là sáng kiến phát triển thực phẩm bền vững.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Quán cơm chay xã hội với tên gọi dân dã “Cường Béo” ở TP Hồ Chí Minh được vinh danh là sáng kiến phát triển thực phẩm bền vững.

Quán cơm chay xã hội Cường Béo nằm trong con hẻm nhỏ 151/4 Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM), nhiều năm qua trở thành địa chỉ cơm trưa quen thuộc của hàng ngàn người nghèo. Mỗi ngày trung bình có khoảng 70 người ghé ăn. Riêng ngày rằm và mùng một hàng tháng, số lượng tăng lên gấp đôi và hơn nữa…

Dù nằm sâu trong ngõ nhỏ nhưng quán cơm chay “Cường Béo” vẫn được nhiều người biết tới và là địa chỉ thân thuộc của hàng nghìn người nghèo tại TP Hồ Chí Minh.

tam long hoa sen cua cuong beo nguoi dan ong danh ca doi lam tu thien 14

Bấy nhiêu năm trong cõi đời, anh chỉ có tay nải sờn cũ, đôi bộ áo lam bạc màu.

Đặc biệt, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, anh Cường và bạn bè đã thành lập bếp cơm từ thiện để hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Đáng buồn là sau 2 tháng thực hiện cứu trợ cho bà con vùng dịch, anh Cường bị nhiễm COVID-19 và được đưa đi điều trị nhưng đã không thể qua khỏi, khiến nhiều người vô cùng thương xót. Quán cơm chay cũng tạm dừng hoạt động.

“Tuy anh Cường đã ra đi nhưng những việc làm thiện nguyện cao đẹp của anh như những bông đoá sen sẽ tiếp tục tỏa hương thơm, nhắc nhở và khơi dậy hơn nữa những trái tim nhân ái, những lẽ sống cao đẹp, cống hiến vì cộng đồng và xã hội” – Trong phần tôn vinh sáng kiến phát triển thực phẩm bền vững nhân Ngày Lương thực thế giới 16/10, Ban Tổ chức lễ tôn vinh đã nhấn mạnh như vậy.

Thiện Minh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Hay quá

Khang 17/10/2023 - 18:46

Hy vọng sẽ có nhiều tấm gương như của anh Cường

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường